Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 39)

3.5.1. Thiết kế thí nghiệm

3.5.1.1. Thí nghim 1

- Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Giống tham gia thí nghiệm

G1: Giống DT84 (đối chứng) G5: Giống ĐT20 G2: Giống D140 G6: Giống ĐT26 G3: Giống Đ2101 G7: Giống ĐVN5 G4: Giống Đ8 - Sơđồ thí nghim Di bo v D i b o v NL3 G7 G3 G1 G4 G2 G5 G6 D i b o v NL2 G1 G5 G2 G6 G4 G7 G3 NL1 G4 G6 G3 G7 G5 G1 G2 Di bo v

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm có chiều dài 5m và chiều rộng 2m. Diện tích 1 ô là 5m x 2m = 10m2.

- Diện tích cả khu thí nghiệm là: (10m2 x 7) x 3 = 210 m2 chưa kể dải bảo vệ.

3.5.1.2. Thí nghim 2

- Thí nghiệm 2: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ đông tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Giống tham gia thí nghiệm

G1: Giống DT84 (đối chứng) G5: Giống ĐT20 G2: Giống D140 G6: Giống ĐT26 G3: Giống Đ2101 G7: Giống ĐVN5 G4: Giống Đ8 - Sơđồ thí nghim Di bo v D i b o v NL3 G7 G3 G1 G4 G2 G5 G6 D i b o v NL2 G1 G5 G2 G6 G4 G7 G3 NL1 G4 G6 G3 G7 G5 G1 G2 Di bo v

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm có chiều dài 5m và chiều rộng 2m. Diện tích 1 ô là 5m x 2m = 10m2.

- Diện tích cả khu thí nghiệm là: (10m2 x 7) x 3 = 210 m2 chưa kể dải bảo vệ.

3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định (Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-58:2011/BNNPTNT)

3.5.2.1. Các ch tiêu sinh trưởng, phát trin

- Quan sát các cây/ô thí nghiệm để theo dõi các chỉ tiêu:

+ Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): Từ gieo đến khi có 50% hạt/ô mọc thành cây có hai lá mầm xòe ngang mặt đất.

Số cây trên ô mọc + Tỷ lệ mọc mầm (%) = x 100 Số hạt gieo

+ Thời gian mọc đến ra hoa (ngày): Là thời gian từ khi mọc đến khi có khoảng 50% số cây có ít nhất 1 hoa nở.

+ Thời gian ra hoa (ngày): Từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa. + Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày): Thu hoạch khi 95% số quả trên cây chín vàng.

- Tiến hành lấy 5 cây mẫu trên mỗi ô công thức với 3 lần nhắc lại và đo

đếm các chỉ tiêu sau:

+ Tổng số hoa (hoa): Đếm tổng số hoa trên cây.

+ Chiều cao thân chính (cm): Đo từ vị trí đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn. Đo bắt đầu từ khi cây có 2 - 3 lá thật, sau đó cứ 7 ngày đo một lần, tiến hành cho đến khi chiều cao cây ổn định.

+ Diện tích lá 1 cây (dm2/cây): Tiến hành bằng phương pháp cân trực tiếp ở

3 thời kỳ (bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy). Sau đó tính chỉ số diện tích lá (LAI).

Khối lượng toàn bộ lá tươi Diện tích lá (dm2/cây) =

Khối lượng 1 dm2 lá tươi

LAI (m2 lá/m2 đất) = diện tích lá 1 cây (dm2/cây) x mật độ trồng (cây/m2

đất)

+ Số lượng và khối lượng nốt sần: Đếm tổng số nốt sần trên rễ cây, số nốt sần hữu hiệu, số nốt sần vô hiệu và cân khối lượng nốt sần, theo dõi ở 3 thời kỳ.

Phương pháp tiến hành: Tưới đẫm đất trước khi nhổ cây, khoảng 15 phút sau tưới lại lần hai, sau đó nhổ cây. Phải lấy cả phần đất xung quanh rễ cho vào chậu nước để lọc lấy những nốt sần bịđứt trong quá trình nhổ.

+ Khả năng tích lũy chất khô (g chất khô/cây): Cân khối lượng cây tươi sau khi nhổ sau đó cho cây mẫu vào tủ sấy khô rồi đem cân lần 1, sau 30 phút cân lần 2 cho đến khi khối lượng không đổi là đạt. Tiến hành lấy mẫu xác định

3.2.5.2. Các ch tiêu v kh năng chng chu

- Tính chống đổ: Được đánh giá trước thu hoạch. Đếm số cây đổ, tính tỷ lệ

%, đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 như sau: + Điểm 1: các cây đều đứng thẳng. + Điểm 2: ≤ 25% Cây bịđổ hẳn. + Điểm 3: 26 - 50% cây bịđổ hẳn. + Điểm 4: 51 - 75% Cây bịđổ hẳn. + Điểm 5: > 75 cây bịđổ hẳn. - Mức độ nhiễm sâu hại:

+ Sâu cuốn lá (%): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5

điểm chéo góc.

Số lá bị cuốn

Tỷ lệ lá bị hại (%) = x100 Tổng số lá điều tra

+ Sâu đục quả (%):. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5

điểm chéo góc vào thời kỳ làm quả.

Số quả bị hại

Tỷ lệ quả bị hại (%) = x100 Tổng số quảđiều tra

- Mức độ nhiễm bệnh hại:

+ Bệnh lở cổ rễ (%): Điều tra toàn bộ các cây trên ô vào giai đoạn cây con (sau mọc khoảng 7 ngày).

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = x100 Tổng số cây điều tra

+ Bệnh sương mai (điểm): Đánh giá theo thang điểm, điều tra ít nhất 10 cây

đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Rất nhẹ: Điểm 1 (< 1% diện tích lá bị hại). Nhẹ: Điểm 3 (1% đến 5% diện tích lá bị hại).

Trung bình: Điểm 5 (> 5% đến 25% diện tích lá bị hại). Nặng: Điểm 7 (> 25 đến 50% diện tích lá bị hại). Rất nặng: Điểm 9 (> 50% diện tích lá bị hại).

+ Bệnh đốm nâu vi khuẩn (điểm): Đánh giá theo thang điểm của bệnh sương mai.

3.5.2.3. Các yếu t cu thành năng sut và năng sut

Trước khi thu hoạch, mỗi ô thu 10 cây mẫu với 3 lần nhắc để đo đếm các chỉ tiêu sau:

- Tổng số cành cấp 1 trên cây (cành). Đếm tổng số cành mọc ra từ thân chính của 10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc. Tính trung bình số cành cấp 1/cây.

- Đường kính thân (mm): Đo cách cổ rễ 5 cm khi thu hoạch.

- Tổng số đốt mang quả trên thân chính (đốt): Đếm tổng số đốt mang quả

trên thân chính của 10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc. Tính trung bình số đốt mang quả/ thân chính.

- Tổng số quả trên cây (quả): Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc. Tính trung bình số quả/ cây.

- Tính tỉ lệ quả chắc trên cây (quả): Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc. Tính trung bình số quả chắc/ cây. Tính tỉ lệ quả chắc. Số quả chắc Tỷ lệ quả chắc (%) = x 100 Tổng số quả trên/cây Tổng số quả 1 hạt (2 hạt, 3 hạt)/ cây - Tỷ lệ quả 1, 2, 3 hạt (%) = x 100 Tổng số quả chắc/ cây

- Khối lượng 1.000 hạt (g): Cân 3 mẫu/giống, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.

- Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng quả của 10 cây/ô. Tính khối lượng trung bình quả của 1 cây.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Năng suất cá thể x mật độ x 10.000m2. - Năng suất thực thu (tạ/ha): Năng suất 1ô thí nghiệm x 10.000m2.

3.5.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

3.5.3.1. Thi v và mt độ

- Thời vụ: + Vụ hè thu gieo 23/6/2015 + Vụđông gieo 26/9/2015

- Mật độ: 35 cây/m2, khoảng cách 35cm (hàng) x 8 cm (1 cây)

3.5.3.2. Phương pháp bón phân

- Các loại phân sử dụng: phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, đạm ure, supe lân, kaliclorua.

- Lượng phân bón 1ha: 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + Phân lân. + Bón thúc khi cây có 2 – 3 lá thật, bón toàn bộ lượng đạm, kali.

3.5.3.3. Chăm sóc

- Làm cỏ, xới xáo 2 lần:

+ Lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật kết hợp với bón thúc. + Lần 2: Sau lần 1 từ 12 – 15 ngày (khi cây có 5 – 6 lá thật) - Tưới nước: Nếu khô hạn thì tưới nước bổ sung.

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi diễn biến tình hình sâu, bệnh hại ở các thời kỳđể có biện pháp phòng trừ kịp thời đặc biệt là các loại sâu, bệnh hại chính: sâu cuốn lá, sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt…

3.5.4. Phân tích số liệu

Số liệu, kết quả thí nghiệm sau khi được tổng hợp được xử lý dựa trên chương trình Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG THÍ NGHIỆM ĐẬU TƯƠNG THÍ NGHIỆM

4.1.1. Thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm gia thí nghiệm

Mọc mầm của hạt được coi là sự khởi đầu cho một chu kỳ sinh trưởng và phát triển. Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt đến khi 50% số hạt mọc, cây con sống chủ yếu dựa vào nguồn chất dinh dưỡng dự trữ trong hai lá mầm.

Mọc mầm của hạt đậu tương thuộc dạng mọc mầm trên mặt đất: Khi hạt mọc mầm, lá mầm được đẩy lên khỏi mặt đất, rễ kéo dài đểđẩy lá mầm còn bọc kín phá vỡđất nhú lên qua mặt đất, lá mầm mở, chồi tiếp tục phát triển và bao lá mầm rụng đi.

Thời gian mọc mầm và tỷ lệ nảy mầm của 7 giống đậu tương thí nghiệm trong vụ hè thu và vụđông năm 2015 được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian mọc mầm và tỷ lệ nảy mầm của các giống đậu tương thí nghiệm

Giống Thời gian từ gieo – mọc (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%)

Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 5 4 90,7 95,0 D140 5 4 91,3 93,3 Đ2101 6 4 88,3 91,3 Đ8 5 4 93,3 95,0 ĐT20 6 5 86,7 92,6 ĐT26 7 6 87,7 86,7 ĐVN5 6 5 79,0 90,7 * Thời gian từ gieo đến mọc

Là khoảng thời gian được tính từ khi gieo hạt, hạt hút nước trương lên và mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mọc lên khỏi mặt đất và xòe lá tử

diệp. Thời gian này kéo dài từ 5 - 7 ngày trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Thời gian này ngắn thì cây con sẽ khỏe tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây sau này.

Quá trình theo dõi cho thấy thời gian từ gieo đến mọc của các giống đậu tương vụđông diễn ra nhanh hơn (4 – 6 ngày) so với vụ hè thu (5 – 7 ngày), do ở

vụđông thời kì gieo hạt độ ẩm đất cao. Ở cả vụ hè thu và vụ đông giống ĐT20,

ĐT26 và ĐVN5 đều có thời gian mọc mầm dài hơn các giống còn lại.

* Tỷ lệ mọc mầm

Là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của các giống đậu tương và có ảnh hưởng rất nhiều đến mật độ cây trên một đơn vị diện tích. Tỷ lệ mọc mầm cao hay thấp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: di truyền, chếđộ bảo quản hạt giống, thời vụ, điều kiện ẩm độ, độ tơi xốp và kỹ thuật gieo.

Khả năng mọc mầm của hạt giống là một trong những chỉ tiêu đánh giá về

chất lượng hạt giống. Giống có tỉ lệ mọc mầm cao, sức nảy mầm khỏe, tập trung là giống tốt, đây là điều kiện tạo ra quần thể đồng đều cho năng suất cao và ngược lại giống có tỉ lệ mọc mầm thấp, sức mọc mầm yếu, thời gian mọc mầm kéo dài sẽ tạo ra quần thể sinh trưởng không đồng đều dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Nếu trong cùng điều kiện sinh thái và mùa vụ như nhau thì yếu tố giống là yếu tố tác động chính đến sự mọc mầm của hạt.

Kết quả theo dõi tỉ lệ mọc nầm của các giống đậu tương thí nghiệm trong 2 vụ năm 2015 cho thấy vụ đông có tỉ lệ mọc mầm cao hơn vụ hè, cụ thể: Vụ hè thu năm 2015 tỉ lệ mọc mầm của các giống dao động từ 79,0 – 93,3%, trong đó giống Đ8 có tỉ lệ mọc mầm cao nhất là 93,3%, giống ĐVN5 có tỉ lệ mọc mầm thấp nhất 79,0%. Giống đối chứng DT84 có tỉ lệ mọc mầm là 90,7%. Trong khi

đó ở vụđông năm 2015 tỉ lệ mọc mầm của các giống tham gia thí nghiệm đều đạt trên 86%, trong đó giống DT84 và Đ8 có tỉ lệ mọc mầm cao nhất là 95,0% và tỉ

lệ mọc mầm của giống ĐT26 thấp nhất 86,7%.

4.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng của cây đậu tương được tính từ khi bắt đầu gieo hạt

đến khi hạt chín sinh lý hoàn toàn và được chia thành nhiều thời kì như: thời kì từ

gieo đến mọc, từ mọc đến ra hoa và từ ra hoa đến chín. Thời gian qua các thời kì sinh trưởng và tổng thời gian sinh trưởng của cây đậu tương dài hay ngắn phụ

Khi theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm vụ

hè thu và vụđông năm 2015 chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm

Giống

Thời gian theo dõi (ngày)

Từ gieo – ra hoa Ra hoa – chín Tổng thời gian

sinh trưởng Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 32 29 55 56 87 85 D140 38 32 53 55 91 87 Đ2101 37 32 53 63 90 95 Đ8 30 30 60 60 90 90 ĐT20 36 31 59 66 95 97 ĐT26 33 32 72 64 105 96 ĐVN5 37 31 63 63 100 94

Xác định được thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương ở từng điều kiện mùa vụ và từng vùng cụ thể có ý nghĩa quan trọng, đó sẽ là cơ sở cho việc phân loại giống theo thời gian sinh trưởng, bố trí cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng hợp lý cho từng vùng sinh thái, tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng, phát triển. Xác định được thời vụ gieo trồng hợp lý để thời gian ra hoa gặp điều kiện thuận lợi nhất giúp cho quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi, tăng khả năng đậu quảđểđạt năng suất cao nhất.

* Thời gian từ gieo – ra hoa

Đây còn gọi là thời kì cây con, được tính từ khi cây mọc đến khi cây ra hoa

đầu tiên. Đây cũng chính là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng quan trọng của cây,

ảnh hưởng đến năng suất sau này do thời kì này quyết định số cây trên đơn vị

diện tích, số lượng và kích thước lá, số cành, số đốt, tổng số hoa trên cây, khả

năng tích lũy chất khô của cây. Thời kì này, nốt sần bắt đầu được hình thành và phát triển, mởđầu cho hoạt động cốđịnh đạm khí trời để cung cấp đạm cho cây.

Kết quả theo dõi cho thấy ở vụ hè thu tất cả các giống đậu tương thí nghiệm

đều có thời gian từ gieo đến ra hoa dài hơn vụđông. Thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 30 – 38 ngày và có sự khác nhau giữa các giống (Bảng 4.2). Trong đó giống Đ8 thời gian từ gieo đến ra hoa ngắn nhất (30 ngày), giống D140 có thời gian gieo đến ra hoa dài nhất là 38 ngày, giống đối chứng DT84 là 32 ngày, các giống còn lại có thời gian dao động từ 33 – 37 ngày.

Trong khi đó ở vụ đông năm 2015 thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống thí nghiệm biến động từ 29 – 31 ngày. Trong đó giống đối chứng DT84 có thời gian từ gieo đến ra hoa ngắn nhất là 29 ngày, giống D140 và Đ2101 có thời gian gieo đến ra hoa dài nhất là 32 ngày.

Do đây là thời kì sinh dưỡng vì vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân

đối đểđiều tiết quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, tránh cạnh tranh với sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 39)