Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 29 - 38)

2.3.2.1 Mt s kết qu nghiên cu v chn to ging đậu tương Vit Nam

Đểđáp ứng được nhu cầu của các ngành thương mại, chăn nuôi, công nghệ

chọn tạo giống mới, cải tiến giống cũ, chọn tạo được những giống phù hợp với từng yêu cầu, điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật trồng trọt của từng địa phương được đặt lên hàng đầu. Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu, lai tạo giống đậu tương được các nhà nghiên cứu cùng một số Viện, Trung tâm chú trọng và đẩy mạnh đã đem lại một số thành tựu đáng kể: đã chọn tạo được giống có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với vùng sinh thái; từng mùa vụ

và đưa cây đậu tương vào hệ thống sản xuất nông nghiệp; nhằm cải tiến hệ thống trồng trọt phá thếđộc canh và cải tạo vùng đất thoái hóa.

Tại Việt Nam, từ lâu công tác chọn tạo giống đậu tương vẫn sử dụng chủ

yếu bằng phương pháp truyền thống (lai hữu tính), chọn tạo giống mới thông qua nhập nội, lai tạo và đột biến thực nghiệm việc kết hợp ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện những tính trạng đặc trưng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần

đây (Bùi Chí Bửu và cs., 2005).

Giai đoạn 1986 -1990 đã thu thập, nhập nội và đánh giá 4.188 lượt mẫu giống đậu tương trong đó có 299 mẫu giống địa phương, 2.521 mẫu giống đậu xanh, trong đó có nhiều loài hoang dại; nhiều giống đậu tương quý được nhập từ

Viện nghiên cứu cây trồng toàn Liên Bang Nga (VIR), ngoài ra một số mẫu nhập từ Trung tâm nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á (AVRDC), Úc, Nhật, Mỹ và Viện cây trồng nhiệt đới Quốc tế (IITA). Phân lập các dòng giống có các tính trạng đặc biệt khác nhau như thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn, chịu rét, kháng bệnh gỉ sắt… phục vụ cho công tác chọn giống, trong quỹ gen nổi bật có một loài đậu tượng hoang dại có đặc tính kháng bệnh và chống chịu với điều kiện môi trường khắc. Trong giai đoạn 2001 – 2005 các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu tương từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổ sung vào tập đoàn giống (Trần Đình Long và cs., 2005).

Khi nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn của 1.004 giống đậu tương nhập nội từ 1988 - 1991 Nguyễn Huy Hoàng (1992), cho thấy những giống có khả năng chịu hạn thường là những giống có nguồn gốc từ Trung Quốc có đặc điểm thấp cây, phiến lá dày, nhỏ và nhọn, có mật độ lông che phủ

trên thân lá cao.

Trong 25 năm (1982 - 2007) Viện Di truyền Nông nghiệp với định hướng chiến lược chọn tạo và phát triển cây đậu tương đã thu được thành tựu đáng kểđã cho ra đời bộ giống đậu tương 3 vụ gồm 10 giống (4 giống chính thức và 6 giống

tạm thời): DT84, DT90, DT96, DT55 (AK06), DT99, DT94, DT95, DT83, DT2001, Đậu tương rau DT02 và hàng chục giống có triển vọng: DT2002, DT01, DT2006, DT2007, đậu tương rau DT06… (Mai Quang Vinh, 2007).

Khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương nhập nội từ Úc tác giả Nguyễn Thị Văn

đã kết luận: trong 25 mẫu giống nhập nội, giống 96031411 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có thời gian sinh trưởng dài 125 – 135 ngày, phân cành nhiều, cao cây, năng suất khá cao phù hợp với khí hậu vùng trung du, miền núi phía Bắc. Giống 94252-1, G12120.94252-911 có khả năng chịu rét, đây là nguồn gen quý

để lai tạo ra các giống đậu tương chịu rét thích hợp trồng vụ xuân, đông (Nguyễn Thị Văn, 2003).

Tác giả VũĐình Chính (1995), khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân lập các chỉ tiêu làm 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt:

- Nhóm thứ nhất: Bao gồm các chỉ tiêu không tương quan chặt chẽ với năng suất (r<0,5) gồm 18 chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số đốt/cây,…

- Nhóm thứ hai: Bao gồm các chỉ tiêu tương quan chặt với năng suất (r > 0,6) gồm 15 chỉ tiêu như số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1.000 hạt, sốđốt mang quả, diện tích lá,…

- Nhóm thứ ba: Bao gồm các chỉ tiêu tương quan nghịch với năng suất, 5 chỉ tiêu đó là tỷ lệ quả một hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả.

Kết quả chọn tạo giống đậu tương từ phương pháp lai hữu tính

Trong chọn tạo giống cây trồng thì lai là phương pháp cơ bản để chọn tạo tạo ra các vật liệu chọn giống. Nhờ lai giống mà người ta có thể phối hợp được những đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng bố mẹ vào con lai. Do đậu tương là cây tự thụ phấn nên quá trình lai tạo để tạo ra những tổ hợp tương đối khó khăn. Trong giai đoạn 1985 - 2005 các nhà chọn tạo giống đậu tương tại Việt Nam đã lai tạo thành công 15 giống đậu tương: DT80, DT92, DT93, DT96, DT99, Đ9804, ĐVN5,… được công nhận là các giống quốc gia.

Giống đậu tương DT93 đã chọn từ tổ hợp lai (dòng 821X134 Nhật Bản) do Bộ môn Cây công nghiệp của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo, giống ĐT93 thích hợp cho vụ hè năng suất 15 - 18 tạ/ha.

Giống đậu tương D140 được tác giả Vũ Đình Chính tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4. Giống D140 được công nhận tạm thời năm 2000, được công nhận giống quốc gia theo quyết định số

5310QĐ/BNN-KHCN ngày 29/11/2002. D140 có chiều cao cây trung bình 45 - 55cm, hoa tím, cứng cây, phân cành khá thời gian sinh trưởng trung bình 90 - 95 ngày, khối lượng 1000 hạt khá 150 -170g, có khả năng thích ứng rộng, có thể

gieo trồng được cả 3 vụ trong năm và cho năng suất cao 16 - 27 tạ/ha tùy thời vụ

trồng (VũĐình Chính, 2001).

Cũng bằng phương pháp lai hữu tính, Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật đã chọn tạo thành công giống đậu tương ĐT2006. ĐT2006 có thân to, thấp cây, nhiều cành, nhiều quả, kháng gỉ sắt và phấn trắng. Giống ĐT2006 đã được

đưa khảo nghiệm tại Hà Tây cũ, Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên, tổng diện tích năm 2008 khoảng 50 ha. ĐT2006 có thời gian sinh trưởng ngắn tương đương DT84, cho năng suất cao (3 - 5 tấn/ha), thích hợp cho vụ Hè và vụ Xuân (ngoài ra có thể gieo trồng vụ đông). Nhược điểm của giống này là vỏ hạt bị nứt, tuy vậy có thể phát triển sản xuất làm thức ăn chăn nuôi.

Viện nghiên cứu Ngô là cơ quan chuyên nghiên cứu về chọn tạo các giống ngô cũng tham gia vào công tác chọn tạo giống đậu tương. Kết quả đã lai tạo và chọn lọc được giống đậu tương ĐVN5, ĐVN6, ĐVN10.

ĐVN5 được Viện nghiên cứu ngô lai tạo năm 1998 bằng phương pháp lai hữu tính giữa giống Cúc Tuyển x Chaing Mai và sử dụng phương pháp chọn lọc phả hệ để chọn dòng ưu tú từ quần thể phân ly. Là giống phân cành nhiều, cây cao trung bình, lông trắng, sai quả, kích cỡ hạt trung bình, màu sắc quả và vỏ hạt

đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. ĐVN5 có năng suất cao ở cả 3 vụ gieo trồng Xuân - Hè - Đông, năng suất tương ứng là 19,03 tạ/ha; 18,52 tạ/ha; 15,37 tạ/ha, đây là giống có thể thay thế 1 phần các giống đậu tương cũ như V74, VX93. ĐVN5 có khả năng chống hạn tốt nên thích hợp với các tỉnh miền núi, những chân đất dễ bị hạn hán.

ĐVN6 được chọn tạo từ tổ hợp lai AK 03/DT 96 theo phương pháp lai hữu tính và chọn lọc phả hệ. ĐVN6 có đặc điểm thấp cây, có khả năng chống bệnh tốt, chống đổ khá là giống có tiềm năng năng suất rất cao, thích hợp trồng 3 vụ

xuân, vụ hè và vụđông với năng suất trung bình ở vụ xuân đạt 17,5 tạ/ha, vụ hè 25-27 tạ/ha, vụđông 18-22 tạ/ha (Nguyễn Thị Thanh và cs., 2006).

Sau 7 năm khảo nghiệm liên tục (1998 - 2004) tại nhiều vùng sinh thái khác nhau, Mai Quang Vinh và cộng sự của Viện Di truyền Nông nghiệp đã chọn tạo thành công giống đậu tương chịu hạn mới DT96 bằng phương pháp lai hữu tính giữa hai giống đậu tương DT90 và DT84. DT96 có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn tốt thích hợp cho các vùng khô hạn, có thể trồng được 3 vụ/năm, DT96 có khả năng đạt tối đa 3,5 - 4 tấn/ha, cao hơn 30% so các giống bình thường.

Giống đậu tương Đ8 được chọn tạo từ tổ hợp lai AK03xM103 bằng phương pháp lai hữu tính từ vụ xuân 2004; được công nhận giống cho sản xuất thử năm 2010. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn (80 – 85 ngày); có khả năng chống chịu khá với bệnh gỉ sắt, chịu rét và chống đổ tốt; chiều cao cây đạt 45 – 50cm; số quả chắc/cây đạt 25 – 35 quả; hạt màu vàng sáng, khối lượng 1000 hạt lớn 195 – 203g; năng suất cao (21 – 23 tạ/ha), thích hợp gieo trồng 3 vụ/năm (vụ xuân, vụ hè và vụđông) cho các tỉnh phía Bắc.

Tác giả Nguyễn Văn Lâm và cs. (2009), đã chọn tạo thành công giống

Đ2101 từ tổ hợp lai Đ95×Đ9037, có thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây chống đổ, chống chịu sâu bệnh tốt; số quả/cây nhiều từ 28 – 42 quả và có khối lượng 1000 hạt lớn (170 – 185g), hạt màu vàng đẹp, chất lượng hạt khá (protein 41,0% và lipit 19,9%); có tiềm năng đạt năng suất cao (22 – 26 tạ/ha); thích hợp với gieo trồng cho vụ

xuân và vụđông.

Giống đậu tương TN08 được tạo ra từ phương pháp lai hữu tính có thời gian sinh trưởng 90 -95 ngày, chiều cao cây trung bình 40 – 60cm, có 2 – 4 cành, 12 – 14 đốt, giống có năng suất cao 20 - 30 tạ/ha, phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đồng bằng sông Hồng (Tạ Kinh Bính và cs., 2014).

Các giống đậu tương HL 07 – 15 được chọn từ tổ hợp HL 203 x HL 92, giống HLĐN 29 được chọn từ tổ hợp lai HLĐN 1 x Kettum, giống HLĐN 25

được chọn từ tổ hợp lai Nam Vang x Just 16 được chọn tạo bởi tác giả Nguyễn Văn Chương và cs. (2014), đây là các giống đậu tương được chọn tạo cho vùng

Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Kết quả chọn tạo giống đậu tương từ tập đoàn giống nhập nội

Trong công tác chọn tạo giống đậu tương nhập nội là một phương pháp chọn lọc nhằm thu được những giống mới có nhiều ưu điểm và phù hợp với điều

kiện của nước ta và góp phần rất lớn trong công tác chọn tạo giống đậu tương ở

nước ta. Một số giống đậu tương được chọn lọc từ công tác nhập nội là:

Giống ĐT12 được Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm nhập nội từ Trung Quốc năm 1996, ĐT12 được công nhận là giống Tiến bộ kĩ thuật năm 2002. Đây là giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn: vụ hè từ 71 - 75 ngày, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, cứng cây, chiều cao thân từ 35 - 50cm, phân cành trung bình, tỉ lệ quả 3 hạt cao, khối lượng 1000 hạt từ 150 - 177g. Năng suất từ 14 - 23 tạ/ha tùy thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh.

ĐT21 được nhập nội từ Australia là giống có tiềm năng cho năng suất cao trong vụđông ởđồng bằng sông Hồng với năng suất trung bình từ 25 - 30 tạ/ha,

đây là giống cứng cây và có khả năng cố định đạm cao hơn. Theo Giáo sư Trần

Đình Long thì “Giới thiệu nhiều giống năng suất cao sẽ giúp nông dân Việt Nam có thu nhập cao hơn và giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu đậu tương của Việt Nam” (Thông cáo báo chí ngày 19/6/2006). Do đó việc chọn tạo ra các giống đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt đểđáp ứng nhu cầu của người dân là một việc làm rất cần thiết.

Tạ Kim Bính và cs. (2004), đã chọn lọc cá thể mẫu giống GC00138 (nhập nội từ AVRDC) liên tục trong hai năm 1997 - 1998, kết quả tạo ra giống ĐT2000 có khả năng chống đổ tốt, kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng cao. Thân của giống đậu tương ĐT2000 có nhiều đốt, cứng cây, thân to, ít đổ, thích hợp cho việc thâm canh tăng năng suất. Giống ĐT2000 có số quả/cây khá cao 29,7 - 37,7 quả/cây, số quả 3 hạt cao (62%). Từ đó ĐT2000 đạt năng suất 19,5 - 30,5 tạ/ha cao hơn

đối chứng V74. Trong sản xuất thử trên đồng ruộng của nông dân ĐT2000 đạt năng suất khá cao (2,7 - 3,0 tấn/ha) (Tạ Kim Bính và cs., 2004).

Tác giả VũĐình Chính và Đinh Thái Hoàng (2010), khi đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương Úc nhập nội trong vụ hè thu trên đất Gia Lâm – Hà Nội đã xác định được 3 giống Au10, Au4, Au3 có năng suất ổn định và cao nhất; năng suất trung bình lần lượt đạt 32,55 tạ/ha, 30,0 tạ/ha, và 29,45 tạ/ha cao hơn so với đối chứng DT84 một cách chắc chắn ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Tại hội thảo Quốc gia về khoa học Cây trồng lần thứ nhất, tác giả Hoàng Thị Lan Hương và cs. (2014), khi đánh giá đặc điểm nông sinh học một số

giống đậu tương đen nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ hè thu năm 2012 và vụ

xuân hè tại Trung tâm Tài nguyên thực vật đã xác định được 5 giống 12Đa67, 12Đa88, 12Đa93, 12Đa140, 12Đa141 có tiềm năng năng suất cao hơn đối chứng. Các giống này có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày (85 - 109 ngày), các yếu tố cấu thành năng suất ổn định và năng suất cá thểđạt cao từ 9,2 – 16,2 g/cây, tính chống đổ và tính tách quả tốt, khả năng chống chịu trên đồng ruộng khá.

Kết quả chọn tạo giống bằng xử lý đột biến

Ngoài công tác chọn giống bằng con đường tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội, lai hữu tính thì chọn giống bằng xử lý đột biến trong những năm qua cũng

đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Giống DT84 có tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá, khả

năng thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn 80 – 90 ngày, chất lượng hạt tốt, không bị nứt vỏ, có thể gieo trồng cả 3 vụ trong năm, đặc biệt là vụ hè. Giống

đậu tương DT84 được tạo ra bằng cách xử lý đột biến tia gama – Co60 với liều lượng 118 kr năm 1985 trên dòng lai 33 - 3 (ĐT80×ĐH4) (Mai Quang Vinh và Ngô Phương Thịnh, 1996).

Đối với các tỉnh phía Bắc, việc chọn tạo các giống đậu tương cho vùng này cũng được các nhà chọn tạo giống nghiên cứu, chọn tạo và phục tráng nhiều giống đậu tương. Tác giả Nguyễn Thị Lý (2012), đã phục tráng và xây dựng mô hình trình diễn giống đậu tương từ 150 giống đậu tương địa phương, trong đó có 2 giống đậu tương Lạng và đậu tương Sông Mã được tuyển chọn và phục tráng. Hai giống có năng suất từ 16 – 18 tạ/ha, có khả năng chịu hạn, thời gian sinh trưởng trung bình 90 – 100 ngày, thích hợp với điều kiện canh tác của Trung du và miền núi phía Bắc. Tại hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, tác giả Nguyễn Văn Thắng (2014), đã chọn tạo và đưa ra sản xuất được 12 giống lạc, đậu tương mới có năng suất cao, chất lượng tốt, tăng năng suất đậu tương từ

13,9 tạ/ha lên 15,4 tạ/ha năm 2012.

2.3.2.2. Nhng nghiên cu v thi v trng đậu tương Vit Nam

Mỗi giống đậu tương tích hợp trong một thời vụ trồng nhất định và phát huy hết tiềm năng năng suất. Nếu gieo không đúng thời vụ, năng suất sẽ bị giảm nghiêm trọng, thậm chí không cho thu hoạch. Do đó việc nghiên cứu thời vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 29 - 38)