Thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 45 - 46)

gia thí nghiệm

Mọc mầm của hạt được coi là sự khởi đầu cho một chu kỳ sinh trưởng và phát triển. Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt đến khi 50% số hạt mọc, cây con sống chủ yếu dựa vào nguồn chất dinh dưỡng dự trữ trong hai lá mầm.

Mọc mầm của hạt đậu tương thuộc dạng mọc mầm trên mặt đất: Khi hạt mọc mầm, lá mầm được đẩy lên khỏi mặt đất, rễ kéo dài đểđẩy lá mầm còn bọc kín phá vỡđất nhú lên qua mặt đất, lá mầm mở, chồi tiếp tục phát triển và bao lá mầm rụng đi.

Thời gian mọc mầm và tỷ lệ nảy mầm của 7 giống đậu tương thí nghiệm trong vụ hè thu và vụđông năm 2015 được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian mọc mầm và tỷ lệ nảy mầm của các giống đậu tương thí nghiệm

Giống Thời gian từ gieo – mọc (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%)

Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 5 4 90,7 95,0 D140 5 4 91,3 93,3 Đ2101 6 4 88,3 91,3 Đ8 5 4 93,3 95,0 ĐT20 6 5 86,7 92,6 ĐT26 7 6 87,7 86,7 ĐVN5 6 5 79,0 90,7 * Thời gian từ gieo đến mọc

Là khoảng thời gian được tính từ khi gieo hạt, hạt hút nước trương lên và mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mọc lên khỏi mặt đất và xòe lá tử

diệp. Thời gian này kéo dài từ 5 - 7 ngày trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Thời gian này ngắn thì cây con sẽ khỏe tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây sau này.

Quá trình theo dõi cho thấy thời gian từ gieo đến mọc của các giống đậu tương vụđông diễn ra nhanh hơn (4 – 6 ngày) so với vụ hè thu (5 – 7 ngày), do ở

vụđông thời kì gieo hạt độ ẩm đất cao. Ở cả vụ hè thu và vụ đông giống ĐT20,

ĐT26 và ĐVN5 đều có thời gian mọc mầm dài hơn các giống còn lại.

* Tỷ lệ mọc mầm

Là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của các giống đậu tương và có ảnh hưởng rất nhiều đến mật độ cây trên một đơn vị diện tích. Tỷ lệ mọc mầm cao hay thấp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: di truyền, chếđộ bảo quản hạt giống, thời vụ, điều kiện ẩm độ, độ tơi xốp và kỹ thuật gieo.

Khả năng mọc mầm của hạt giống là một trong những chỉ tiêu đánh giá về

chất lượng hạt giống. Giống có tỉ lệ mọc mầm cao, sức nảy mầm khỏe, tập trung là giống tốt, đây là điều kiện tạo ra quần thể đồng đều cho năng suất cao và ngược lại giống có tỉ lệ mọc mầm thấp, sức mọc mầm yếu, thời gian mọc mầm kéo dài sẽ tạo ra quần thể sinh trưởng không đồng đều dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Nếu trong cùng điều kiện sinh thái và mùa vụ như nhau thì yếu tố giống là yếu tố tác động chính đến sự mọc mầm của hạt.

Kết quả theo dõi tỉ lệ mọc nầm của các giống đậu tương thí nghiệm trong 2 vụ năm 2015 cho thấy vụ đông có tỉ lệ mọc mầm cao hơn vụ hè, cụ thể: Vụ hè thu năm 2015 tỉ lệ mọc mầm của các giống dao động từ 79,0 – 93,3%, trong đó giống Đ8 có tỉ lệ mọc mầm cao nhất là 93,3%, giống ĐVN5 có tỉ lệ mọc mầm thấp nhất 79,0%. Giống đối chứng DT84 có tỉ lệ mọc mầm là 90,7%. Trong khi

đó ở vụđông năm 2015 tỉ lệ mọc mầm của các giống tham gia thí nghiệm đều đạt trên 86%, trong đó giống DT84 và Đ8 có tỉ lệ mọc mầm cao nhất là 95,0% và tỉ

lệ mọc mầm của giống ĐT26 thấp nhất 86,7%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)