Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống, bên cạnh các chỉ tiêu như năng suất và chất lượng thì các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu tương cũng được chú ý. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống khác nhau là khác nhau nó phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống ngoài ra điều kiện ngoại cảnh của thời vụ gieo trồng cũng là yếu tốảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng.
Khi theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của 7 giống đậu tương trong vụ hè thu và vụđông năm 2015 chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.13.
* Chiều cao thân chính
Chiều cao thân chính của cây được tạo nên bởi số đốt trên thân chính và chiều dài của lóng. Chiều cao thân chính có liên quan rất nhiều đến khả năng chống đổ của cây. Nếu cây có chiều cao thân chính cao thì cây sẽ có khả năng bị đổ so với những cây có chiều cao thấp hơn.
Kết quả bảng 4.13 cho thấy: Chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm vụ hè thu cao hơn so với vụđông ở tất cả các giống.
Vụ hè thu: chiều cao thân chính của các giống tham gia thí nghiệm biến
động từ 53,5 – 69,6cm. Trong đó giống đối chứng DT84 có chiều cao thấp nhất
đạt 53,5cm, giống có chiều cao thân chính cao nhất là ĐT26 đạt 69,6cm.
Vụ đông: chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm biến
động từ 37,8 – 44,0cm, các giống đậu tương đều có chiều cao thân chính cao hơn giống đối chứng DT84 (37,8cm), giống có chiều cao thân chính cao nhất là ĐT26
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm
Giống
Chiều cao thân chính
(cm)
Số cành cấp 1
(cành/cây)
Sốđốt hữu hiệu
(đốt/thân)
Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông
DT84 (ĐC) 53,5 37,8 3,7 3,9 6,83 6,80 D140 63,2 41,9 3,8 3,5 9,90 7,93 Đ2101 61,7 42,6 2,6 3,0 9,77 7,43 Đ8 66,7 40,9 2,7 3,8 9,80 6,40 ĐT20 68,9 41,3 2,5 3,1 9,60 7,40 ĐT26 69,6 44,0 3,8 3,4 9,30 6,80 ĐVN5 65,2 39,7 4,4 2,7 8,87 7,03 * Số cành cấp 1
Đây là chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến năng suất, do đó chỉ tiêu này
được quan tâm trong công tác chọn giống. Những giống có số cành cấp 1 cao thì số quả trên cây thường nhiều do cành cấp 1 thường mang hoa và quả nhiều hơn các cành khác do đó cho tiềm năng năng suất cao. Khả năng phân cành của các giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống đồng thời cũng chịu sự chi phối bởi các biện pháp kĩ thuật canh tác và thời vụ trồng.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy vụ hè thu các giống đậu tương có số
cành cấp 1 biến động từ 2,5 - 4,4 cành/cây. Trong đó giống Đ2101 có số cành cấp 1 là thấp nhất, giống ĐVN5 có số cành cấp 1 cao nhất, đối chứng DT84 có số
cành cấp l là 3,7 cành/cây.
Vụ đông: số cành cấp 1 của các giống trong thí nghiệm trong vụđông khá cao, biến động từ 2,7 - 3,9 cành/cây. Trong đó giống ĐVN5 có số cành cấp 1 là thấp nhất (2,7 cành/cây), giống DT84 có số cành cấp 1 cao nhất (3,9 cành/cây).
* Sốđốt hữu hiệu trên thân chính
Đây là một trong những yếu tố cấu thành nên năng suất, có liên quan thuận
đến năng suất của cây, đốt là vị trí để cây hình thành chùm quả. Các giống có sốđốt hữu hiệu càng nhiều thì khả năng mang quả trên cây càng lớn.
Qua bảng trên cho ta thấy số đốt hữu hiệu trên thân chính của các giống biến
động từ 6,83 – 9,90 đốt/ thân. Giống D140 có số đốt hữu hiệu cao nhất là 9,90
đốt/thân, giống DT84 có sốđốt hữu hiệu thấp nhất là 6,83 đốt/thân, các giống còn lại có số đốt hữu hiệu cao hơn so với giống đối chứng, biến động từ 8,87 – 9,80
đốt/thân.
Trong vụ đông số đốt hữu hiệu trên thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm đều thấp hơn so với vụ hè thu, biến động từ 6,40 – 7,93 đốt/ thân. Giống D140 có sốđốt hữu hiệu cao nhất là 7,93 đốt/thân, giống Đ8 có sốđốt hữu hiệu thấp nhất là 6,40 đốt/thân, giống đối chứng có số đốt hữu hiệu trên thân chính là biến
động từ 6,87 đốt/thân.
4.2. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG THÍ NGHIỆM Ở VỤ HÈ THU VÀ VỤĐÔNG NĂM 2015