Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 61 - 66)

Nốt sần ở rễ cây đậu tương được hình thành là do sự cộng sinh của vi khuẩn

Rhizobium japonicum với rễđậu tương. Khi cây đậu tương được khoảng 2 – 3 lá

kép (10 – 15 ngày), vi khuẩn nốt sần này có sẵn trong đất bắt đầu xâm nhập vào rễ tạo nên các nốt sần đầu tiên, chúng có khả năng cốđịnh nitơ tự do trong không khí để chuyển hóa thành đạm dễ tiêu.

Số lượng và khối lượng nốt sần tăng lên cùng với quá trình phát triển của cây và đạt cực đại ở thời kỳ quả mẩy. Vào thời kỳ chín, các nốt sần trở nên già và rụng đi, vi khuẩn được giải phóng vào đất.

Số lượng, khối lượng và tỉ lệ nốt sần hữu hiệu phản ánh khả năng cộng sinh và khả năng cốđịnh đạm sinh học của vi khuẩn. Sự hoạt động của vi khuẩn phụ

thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác và bản chất của giống.

Theo nghiên cứu của Vũ Tiến Bình và Nguyễn Việt Long (2015), cho thấy khả năng cốđịnh đạm trong điều kiện ngập úng tại thời điểm ra hoa thì ngập úng

đã làm giảm rõ số lượng và khối lượng nốt sần, diện tích lá, hàm lượng diệp lục tổng số, cường độ quang hợp, khả năng tích lũy chất khô, hiệu suất quang hợp thuần, hàm lượng đạm tổng số trong lá và năng suất cá thể của các giống đậu tương thí nghiệm.

Sự hoạt động của các nốt sần hữu hiệu có ảnh hưởng đến năng suất thực thu của đậu tương. Đối với những vùng đất chưa trồng đậu tương ta thường bón thêm chế phẩm chứa vi khuẩn nốt sần vào đất trước khi trồng để tăng số lượng vi khuẩn nốt sần.

4.1.7.1. Kh năng hình thành nt sn ca các ging đậu tương thí nghim thi

kì bt đầu ra hoa

Thời kì này số lượng nốt sần, khối lượng nốt sần của các giống đậu tương còn thấp ở cả 2 vụ, kết quả theo dõi thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm thời kì bắt đầu ra hoa

Giống

Tổng số nốt sần

(nốt/cây) Khối lượng (g/cây)

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu (%) Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 13,73 19,53 0,23 0,30 88,83 94,20 D140 13,80 25,53 0,20 0,24 86,47 96,91 Đ2101 12,67 19,80 0,18 0,23 86,84 95,96 Đ8 13,00 23,40 0,18 0,13 89,23 94,59 ĐT20 18,93 17,13 0,27 0,28 95,42 95,72 ĐT26 15,33 22,00 0,21 0,29 89,57 93,94 ĐVN5 13,13 18,93 0,16 0,23 83,76 92,96 LSD 0.05 2,17 1,84 CV(%) 8,5 4,9 * Tổng số nốt sần Ở vụ hè thu tổng số nốt sần của các giống ít hơn so với vụđông, biến động từ 12,67 – 18,93 nốt/cây, trong đó giống có tổng số nốt sần nhiều nhất là ĐT20 với 18,93 nốt, các giống còn lại có số lượng nốt sần tương đương ở mức ý nghĩa 0,05. Còn ở vụ đông tổng nốt sần của các giống biến động từ 17,13 - 25,53 nốt/cây, trong đó giống có tổng số nốt sần đạt cao nhất là D140 (25,53 nốt/cây) và thấp nhất là giống ĐT20 (17,14 nốt/cây), giống đối chứng DT84 có tổng số

nốt sần là 19,53 nốt/cây.

* Khối lượng nốt sần

Thời kì này khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm ở cả 2 vụ tương đương nhau. Vụ hè thu khối lượng nốt sần biến động từ 0,16 - 0,27 g/cây, trong đó giống ĐVN5 có khối lượng nốt sần thấp nhất đạt 0,16 g/cây, cao nhất là giống ĐT20 đạt 0,27 g/cây. Còn ở vụđông khối lượng nốt sần thời kì cây bắt đầu ra hoa của các giống biến động từ 0,13 - 0,30 g/cây. Trong đó giống có khối lượng nốt sần thấp nhất là Đ8 đạt 0,13 g/cây, cao nhất là giống đối chứng DT84 đạt 0,30 g/cây.

* Tỉ lệ nốt sần hữu hiệu

Bảng 4.10 cho thấy tỉ lệ nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương vụ hè thu thấp hơn so với vụđông, tỉ lệ này biến động từ 83,76 (ĐVN5) – 95,42% (ĐT20), giống đối chứng DT84 có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu là 88,83%. Trong đó ở vụđông tỉ

lệ nốt sần hữu hiệu ở các giống đậu tương đều cao trên 90%, dao động từ 92,96 – 96,91%, trong đó giống có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu cao nhất là D140 và thấp nhất là

ĐVN5, giống đối chứng DT84 có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu là 94,20%.

4.1.7.2. Kh năng hình thành nt sn ca các ging đậu tương thí nghim thi

kì ra hoa r

Thời kì ra hoa rộ cây sinh trưởng thân lá mạnh do đó cần nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.11.

Thời kì này số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đều tăng lên và nó thể hiện khả năng cốđịnh Nitơ của nốt sần.

Bảng 4.11. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm thời kì ra hoa rộ

Giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số nốt sần

(nốt/cây) Khối lượng (g/cây)

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu (%) Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 29,73 25,73 0,32 0,37 88,79 96,11 D140 24,67 35,20 0,41 0,47 87,30 92,23 Đ2101 26,73 28,67 0,37 0,29 91,52 93,95 Đ8 20,67 29,80 0,28 0,27 87,10 92,84 ĐT20 31,47 29,20 0,44 0,41 93,64 91,10 ĐT26 29,53 39,93 0,38 0,46 88,94 94,82 ĐVN5 34,20 23,80 0,48 0,36 91,23 94,40 LSD 0.05 2,17 1,84 CV(%) 8,5 4,9 * Tổng số nốt sần

Bảng 4.11 cho thấy tổng số nốt sần của các giống đậu tương vụ hè thu biến

động từ 20,67 – 34,20 nốt/cây. Giống đối chứng có số lượng nốt sần đạt 29,73 nốt/cây, đạt thấp nhất là giống Đ8 (20,67 nốt/cây) và đạt cao nhất là giống ĐVN5 (34,20 nốt/cây). Sự sai khác về tổng số nốt sần của các giống là có ý nghĩa.

Vụ đông năm 2015 tổng số nốt sần trên cây của các giống biến động từ

23,80 (ĐVN5) – 39,93 (ĐT26), giống đối chứng có số lượng nốt sần đạt 25,73 nốt/cây. Với LSD0.05 thì sự sai khác giữa các giống là có ý nghĩa..

* Khối lượng nốt sần

Trong vụ hè thu năm 2015 khối lượng nốt sần của các giống biến động từ

0,28 – 0,48 g/cây. Trong đó giống đạt khối nốt sần cao nhất là ĐVN5 (0,48 g/cây) và đạt thấp nhất là giống Đ8 (0,28 g/cây).

Trong vụ đông năm 2015 khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 0,27 – 0,46 g/cây. Trong đó giống đạt khối nốt sần cao nhất là D140 (0,46 g/cây) và đạt thấp nhất là giống Đ8 (0,27 g/cây).

* Tỉ lệ nốt sần hữu hiệu

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương thí nghiệm vụ hè thu thấp hơn so với vụ đông, biến động từ 87,10 – 93,64%. Trong đó giống DT84 (đối chứng) có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu đạt 88,79%, giống

ĐT20 có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu cao nhất đạt 93,64% và thấp nhất là giống D140

đạt 87,30%.

Vụ đông tỉ lệ nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương thí nghiệm biến

động từ 91,10 – 96,11%. Giống đối chứng có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu đạt cao nhất là 96,11%, các giống còn lại có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu thấp hơn đối chứng và thấp nhất là giống ĐT20 đạt 91,10%.

4.1.7.3. Kh năng hình thành nt sn ca các ging đậu tương thí nghim thi

kì qu my

Thời kì này tổng số nốt sần và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm ở cả 2 vụđều đạt cao nhất so với thời kì ra hoa và ra hoa rộ.

Kết quả theo dõi về khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm trong 2 vụ hè thu và vụđông được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm thời kì quả mẩy

Giống

Tổng số nốt sần

(nốt/cây) Khối lượng (g/cây)

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu (%) Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 35,93 34,00 0,40 0,51 87,57 90,78 D140 40,27 35,27 0,68 0,50 89,24 93,01 Đ2101 33,13 32,87 0,43 0,49 90,95 89,86 Đ8 32,73 33,53 0,45 0,36 90,22 92,05 ĐT20 38,67 35,13 0,52 0,65 91,03 91,84 ĐT26 40,67 42,40 0,57 0,57 94,10 90,88 ĐVN5 40,27 37,27 0,56 0,42 93,05 91,90 LSD 0.05 3,13 3,87 CV(%) 4,7 6,0 * Tổng số nốt sần

Vụ hè thu tổng số nốt sần/cây của các giống đậu tương thí nghiệm biến

động từ 32,73 – 40,67 nốt/cây, trong đó các giống có tổng số nốt sần/cây nhiều nhất là D140, ĐT20, ĐT26 và ĐVN5.Còn trong vụ đông, các giống đậu tương có tổng số nốt sần/cây biến động từ 32,87 – 42,40 nốt/cây, trong đó giống có tổng số nốt sần/cây đạt cao nhất là ĐT26 với 42,47 nốt/cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Khối lượng nốt sần

Ở thời kỳ này số lượng nốt sần nhiều nhất và kích thước lớn nên khối lượng nốt sần là lớn nhất. Vụ hè thu khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 0,40 - 0,68 g/cây. Giống đối chứng DT84 đạt khối lượng thấp nhất (0,40 g/cây), giống có khối lượng nốt sần đạt cao nhất ở giống D140 (0,68 g/cây).

Vụđông năm 2015 khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 0,36 - 0,65 g/cây. Giống có khối lượng nốt sần lớn nhất là ĐT20 đạt 0,65g/cây và nhỏ nhất là giống Đ8 đạt 0,36 g/cây, giống đối chứng DT84 đạt 0,51 g/cây.

* Tỉ lệ nốt sần hữu hiệu

Vụ hè thu, các giống đậu tương có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu biến động từ 87,57 – 94,10%. Trong đó thấp nhất là ở giống đối chứng (DT84) đạt 87,57% và cao nhất ở giống ĐT26 đạt 94,10%.

Vụ đông, các giống đậu tương thí nghiệm có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu biến

động từ 89,86 – 93,01%. Trong đó cao nhất là ở giống D140 với 93,01% và thấp nhất là giống Đ2101 với 89,86%, giống đối chứng có tỉ lệ nốt sần hữu hiệu là 90,78%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 61 - 66)