Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 49 - 52)

các giống đậu tương thí nghiệm vụ hè thu dài hơn so với vụ đông. Tổng thời gian này biến động từ 87 – 105 ngày, trong đó giống đối chứng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (87 ngày), giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là ĐT26 (105 ngày), các giống còn lại: D140 (91 ngày), Đ2101, Đ8 (90 ngày), ĐT20 (95 ngày),

ĐVN5 (100 ngày). Còn ở vụ đông năm thời gian từ gieo đến thu hoạch của các giống đậu tương nghiên cứu dao động từ 85 – 97 ngày, trong đó giống đối chứng có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất (85 ngày), các giống còn lại đều có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng và trong đó giống có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là ĐT20 (97 ngày).

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các giống đậu tương thí nghiệm ở cả

2 vụđều có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng và thời vụ khác nhau tổng thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương cũng có sự thay đổi. Do

đó tùy theo điều kiện thời vụ cụ thể, cơ cấu luân canh của địa phương mà lựa chọn giống đậu tương cho phù hợp.

4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm thí nghiệm

Chiều cao của cây chủ yếu do đặc điểm di truyền của giống quyết định song cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, nó phản ánh sức sinh trưởng của cây cũng như khả năng chống đổ.

4.1.3.1. Động thái tăng trưởng chiu cao thân chính ca các ging đậu tương

v hè thu năm 2015

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính ảnh hưởng đến sự ra lá, phân

đốt, phân cành, phân hóa hoa trên cây; từ đó ảnh hưởng đến năng suất. Kết quả

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương vụ hè thu năm 2015

Đơn vị: cm

Giống

Ngày sau gieo (ngày)

20 27 34 41 48 55 62 DT84 (ĐC) 13,3 19,5 31,0 45,8 49,0 51,8 53,5 D140 13,0 18,2 30,6 47,7 60,0 61,4 63,2 Đ2101 11,9 19,1 27,4 46,0 57,8 60,3 61,7 Đ8 14,2 17,9 29,9 45,5 57,0 62,2 66,7 ĐT20 14,4 19,3 31,2 49,3 60,8 65,7 68,9 ĐT26 15,3 19,1 29,6 47,0 60,1 64,4 69,6 ĐVN5 14,2 18,4 27,8 42,3 57,4 63,3 65,2

Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm vụ hè thu năm 2015

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy chiều cao thân chính của các giống

đậu tương có động thái tăng trưởng khác nhau giữa các giống và trong cùng một giống cũng có khác nhau về tốc độ tăng trưởng trong từng giai đoạn phát triển và

được thể hiện rõ trong đồ thị 4.1.

Giai đoạn đầu các giống đậu tương thí nghiệm có chiều cao tương đương nhau và tăng dần qua các lần theo dõi, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào 34 – 41 ngày sau gieo và đạt mạnh nhất là giống Đ2101 lúc này có sự khác biệt rõ về

chiều cao thân chính. Sau giai đoạn 34 – 41 ngày sau gieo tốc độ tăng trưởng giảm dần ở tất cả các giống. Chiều cao thân chính cuối cùng của các giống dao

động từ 53,5 – 69,6cm, trong đó giống đối chứng DT84 có chiều cao thân chính cuối cùng thấp nhất (53,5cm) và giống ĐT26 có chiều cao cuối cùng thân chính cao nhất (69,6cm). Các giống còn lại có chiều cao thân chính dao động từ 61,7 – 68,9cm.

4.1.3.2. Động thái tăng trưởng chiu cao thân chính ca các ging đậu tương

vđông

Khi theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm vụ đông cho thấy trong cùng điều kiện canh tác, các giống đậu tương có sự tăng trưởng khác nhau giữa các giống và khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của cùng một giống. Kết quảđược trình bày tại bảng 4.4 và đồ thị 4.2

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương vụđông năm 2015

Đơn vị: cm

Giống Ngày sau gieo (ngày)

20 27 34 41 48 55 62 DT84 (ĐC) 11,4 16,4 23,9 29,7 34,3 36,4 37,8 D140 10,7 15,2 24,1 31,5 35,8 39,7 41,9 Đ2101 10,7 14,9 22,9 31,7 35,6 40,3 42,6 Đ8 11,2 15,3 22,7 32,8 38,1 38,9 40,9 ĐT20 10,9 14,5 19,0 27,1 32,6 39,1 41,3 ĐT26 11,3 15,0 22,5 32,6 39,3 41,7 44,0 ĐVN5 10,3 13,7 20,0 27,2 35,1 37,9 39,7

Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm vụđông năm 2015

Chiều cao thân chính của các giống đậu tương tăng dần qua các lần theo dõi và đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 62 ngày sau gieo, biến động từ 37,8 – 44,0cm. Giống có chiều cao lớn nhất là ĐT26, thấp nhất là giống đối chứng DT84.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất vào giai đoạn từ 27 – 42 ngày sau khi gieo. Sau thời kì cây ra hoa rộ tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chậm dần và chiều cao cây đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 62 ngày sau khi gieo.

Như vậy, từ kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ hè thu và vụ đông năm 2015 cho ta thấy các giống đậu tương đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tăng dần từ thời kì cây con sau đó tốc độ tăng trưởng đạt cực đại vào thời kì cây ra hoa – ra hoa rộ và sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính giảm dần khi cây sang thời kì quả mẩy. Do đó trong sản xuất đậu tương cần có biện pháp chăm sóc hợp lý để cây sinh trưởng phát triển tốt, có chiều cao hợp lý để tạo tiền đề

cho năng suất và chất lượng hạt cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)