Các yếu tốc ấu thành năng suất vàn ăng suất của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 72 - 101)

CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG THÍ NGHIỆM

4.3.1. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm

Khi nghiên cứu tập đoàn giống đậu tương để chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du Bắc bộ tác giả Vũ Đình Chính (1995), cho biết có 15 chỉ tiêu liên quan chặt với năng suất trong đó có các yếu tố

cấu thành năng suất như tổng số quả trên cây, tỷ lệ quả chắc, tỉ lệ quả 1, 2, 3 hạt, khối lượng 1000 hạt,... Đây là những hợp phần rất quan trọng để tạo thành năng

suất của cây. Giá trị của chúng phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác nó phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương. Bảng 4.16 thể hiện kết quả theo dõi một số

yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ hè thu và vụđông năm 2015.

Bảng 4.16. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm năm 2015

Giống Tổng số quả/cây (quả) Tỷ lệ quả chắc/cây (%) P 1000 hạt (g) Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 37,17 37,83 90,04 91,98 167,3 173,7 D140 54,10 35,60 89,28 90,82 164,4 166,8 Đ2101 50,07 40,83 90,08 90,20 178,4 177,6 Đ8 47,07 37,03 86,19 91,27 172,0 170,5 ĐT20 49,23 41,60 91,81 92,79 182,3 177,2 ĐT26 45,00 42,20 81,85 90,84 185,6 183,9 ĐVN5 54,47 40,33 86,11 91,57 166,2 180,4 LSD0,05 1,98 2,99 1,89 2,35 CV % 2,3 4,3 0,6 0,8 * Tổng số quả/cây Là một trong những yếu tố cấu thành năng suất có ý nghĩa quyết định tới năng suất của cây và năng suất quần thể, phản ánh khả năng đậu quả của giống. Chỉ tiêu này ngoài phụ thuộc đặc tính của giống còn chịu chi phối của các điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là dinh dưỡng và điều kiện khí hậu, thời tiết thời kỳ ra hoa, làm quả.

Qua số liệu trình bày ở bảng 4.16 cho thấy, tổng số quả trên cây của các giống trong vụ hè thu cao hơn so với vụđông năm 2015.

Trong vụ hè thu tổng số quả trên cây của các giống đạt từ 37,17 – 54,47 quả/cây với giống có tổng số quả/cây lớn đạt cao nhất là D140 với 54,10 quả/cây và ĐVN5 với 54,47 quả/cây, giống đối chứng DT84 có tổng số quả/cây thấp nhất với 37,17 quả/cây.

Còn vụđông tổng số quả trên cây của các giống biến động từ 35,60 – 42,20 quả/cây, trong đó các giống có tổng số quả trên cây đạt cao nhất là Đ2101, ĐT20,

ĐT26 và ĐVN5, các giống còn lại (DT84, D140, Đ8) có tổng số quả trên cây đạt thấp nhất.

* Tỷ lệ quả chắc

Khi tìm hiểu ảnh hưởng của N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương hè trên đất bạc màu Hiệp Hòa – Bắc Giang, tác giả Vũ Đình Chính (1998), đã kết luận tỷ lệ quả chắc yếu tố phản ánh khả năng tích lũy chất khô, vận chuyển vật chất về hạt của giống và tương quan thuận với năng suất của giống. Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ đông có tỉ lệ quả chắc khá cao và cao hơn vụ hè thu ở tất cả các giống, tỉ lệ này biến động từ 90,20 - 92,79%. Giống có tỷ lệ quả chắc đạt cao nhất là giống ĐT20 (92,79%), thấp nhất là giống Đ2101 (90,20%), giống đối chứng DT84 đạt 91,98%. Vụ hè thu tỉ lệ này biến động từ 81,85 - 91,81%. Tỷ lệ quả chắc đạt cao nhất là giống ĐT20 (91,81%) và thấp nhất là giống ĐT26 (81,85%). Giống đối chứng DT84 có tỉ lệ

hạt chắc tương đương với vụđông đạt 90,04 %.

* Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt của giống phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống

đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh cũng như chế độ canh tác và điều kiện dinh dưỡng. Khối lượng 1000 hạt có ảnh hưởng đến năng suất của giống. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy:

Khối lượng 1000 hạt của các giống vụ hè thu biến động từ 164,4 – 185,6g. Trong đó giống có khối lượng 1000 hạt nặng nhất là ở giống ĐT26 đạt 185,6g, nhẹ nhất ở giống D140 đạt 164,4g. Khối lượng 1000 hạt của giống đối chứng DT84 đạt 167,3g. Sự sai khác giữa các giống là có ý nghĩa ở mức 0,05.

Vụđông khối lượng 1000 hạt của các giống biến động từ 166,8 – 190,3g và có sự sai khác có ý nghĩa giữa các giống đậu tương. Trong đó giống có khối lượng 1000 hạt nặng nhất là ở giống ĐVN5 đạt 190,3g, nhẹ nhất ở giống D140

đạt 166,8g. Khối lượng 1000 hạt của giống đối chứng DT84 đạt 173,7g.

4.3.2. Tỉ lệ quả 1, 2, 3 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm

Tỉ lệ quả 1, 2, 3 hạt là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Tỉ lệ

này phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh của thời vụ, biện pháp kĩ thuật canh tác.

Kết quả theo dõi thí nghiệm về tỉ lệ quả 1, 2, 3 hạt của các giống đậu tương được trình bày ở bảng 4.17. Bảng 4.17. Tỉ lệ quả 1, 2, 3 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm năm 2015 Giống Tỉ lệ quả 1 hạt (%)) Tỉ lệ quả 2 hạt (%) Tỉ lệ quả 3 hạt (%) Vụ hè

thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 15,74 14,75 62,75 78,45 21,51 15,52 D140 9,94 15,05 64,25 61,13 25,81 23,81 Đ2101 10,27 14,21 65,56 60,36 24,17 25,43 Đ8 13,97 16,47 57,76 55,62 28,27 27,91 ĐT20 11,65 12,35 67,26 69,95 21,09 17,70 ĐT26 7,69 16,43 74,84 56,70 17,47 26,87 ĐVN5 10,87 15,34 70,36 60,20 18,76 24,46 * Tỉ lệ quả 1 hạt Tỉ lệ quả 1 hạt có tương quan nghịch với năng suất. Giống có tỷ lệ quả 1 hạt càng cao thì số hạt càng ít và khả năng cho năng suất càng thấp.

Vụ hè thu tỉ lệ quả 1 hạt ở các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 7,69 – 15,74 %. Trong đó, tỉ lệ quả 1 hạt cao nhất ở giống đối chứng DT84 chiếm 15,74 %, thấp nhất là giống ĐT26 chiếm 7,69 %.

Vụđông tỉ lệ quả 1 hạt ở các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 12,35 – 16,47%. Trong đó, tỷ lệ quả 1 hạt cao nhất ở giống Đ8 với 16,47% và thấp nhất là ở giống ĐT20 với 12,35%, giống đối chứng DT84 có tỉ lệ quả 1 hạt là 14,75%.

* Tỷ lệ quả 2 hạt

Kết quảở bảng 4.17 cho thấy tỉ lệ quả 2 hạt của các giống vụ hè thu đạt khá cao. Tỉ lệ này biến động từ 57,76 - 74,84 %. Trong đó, tỉ lệ quả 2 hạt cao nhất ở

giống ĐT26 (74,84 %), thấp nhất là Đ8 (57,76 %) và giống đối chứng DT84 có tỉ

lệ quả 2 hạt là 62,75 %. Vụđông tỉ lệ quả quả 2 hạt của các giống đạt khá cao, biến động từ 55,62 - 78,45%. Giống đối chứng có tỷ lệ quả 2 hạt đạt cao nhất với 78,45%, tất cả các giống đều có tỉ lệ quả 2 hạt thấp hơn đối chứng, trong đó thấp nhất là giống Đ8 với 55,62%.

* Tỷ lệ quả 3 hạt

Tỷ lệ quả 3 hạt của các giống càng cao thì số hạt càng nhiều và khả năng cho năng suất càng cao, đây là yếu tố có tương quan thuận với năng suất.

Vụ hè thu tỉ lệ quả 3 hạt của các giống đạt khá cao và có sự khác nhau giữa các giống. Tỉ lệ này biến động từ 17,47 - 28,27%. Trong đó, tỉ lệ quả 3 hạt cao nhất ở giống Đ8 (28,27%), thấp nhất là giống DT26 (17,47%), giống đối chứng DT84 có tỉ lệ quả 3 hạt là 21,51%. Vụ đông: kết quảở bảng 4.17 cho thấy tỷ lệ

quả 3 hạt của tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng (15,52%), tỉ lệ này biến động từ 15,52 - 27,91%. Trong đó, tỷ lệ quả 3 hạt cao nhất ở giống Đ8 với 27,91%.

4.3.3. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu để đánh giá ưu thế của giống bên cạnh chất lượng và sinh trưởng, được thể hiện thông qua năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

Kết quả theo dõi năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm năm 2015 được thể hiện ở bảng 4.18 và hình 4.1.

* Năng suất cá thể

Năng suất cá thể của cây được quyết định bởi các yếu tố như số quả trên cây, số quả chắc, số hạt trên quả và kích thước hạt. Kết quả ở bảng 4.18 cho ta thấy năng suất cá thể của các giống thí nghiệm vụ hè thu biến động từ 6,12 - 8,14 g/cây, cao nhất là D140 và thấp nhất là ĐVN5. Giống đối chứng DT84 có năng suất cá thểđạt 7,24 g/cây. Ở mức ý nghĩa 0,05 năng suất cá thể của các giống tham gia thí nghiệm có sự sai khác ý nghĩa.

Vụđông năng suất cá thể của các giống thí nghiệm biến động từ 7,04 - 8,57 g/cây, cao nhất là Đ2101 và thấp nhất là giống đối chứng DT84. Ở mức ý nghĩa 0,05 thì năng suất cá thể của các giống tham gia thí nghiệm có sự sai khác ý nghĩa.

Bảng 4.18. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm năm 2015

Giống NSCT (g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)

Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông Vụ hè thu Vụđông

DT84 (ĐC) 7,24 7,04 25,35 24,64 19,48 18,79 D140 8,14 7,91 28,49 27,69 23,27 19,85 Đ2101 7,57 8,57 26,48 29,98 21,97 23,03 Đ8 6,73 7,24 23,54 25,34 19,43 18,67 ĐT20 7,54 8,43 26,39 29,51 21,30 24,97 ĐT26 6,42 8,26 22,48 28,92 18,46 22,72 ĐVN5 6,12 7,31 20,36 25,59 18,10 18,26 LSD0,05 0,16 0,24 1,16 1,46 CV % 1,3 1,7 3,2 3,8

Biểu đồ 4.3. Năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm * Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết của một giống là yếu tố được quyết định bởi năng suất cá thể và mật độ gieo trồng. Năng suất lý thuyết là năng suất tối đa mà giống có thểđạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy năng suất lý thuyết của các giống vụđông cao hơn so với vụ hè thu.

Vụ hè thu năng suất lý thuyết của các giống đậu tương dao động từ 20,36 – 27,09 tạ/ha, cao nhất là giống D140 và thấp nhất là giống ĐVN5. Giống đối chứng DT84 đạt 24,30 tạ/ha. Còn trong vụ đông năng suất lý thuyết của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 24,64 – 29,98 tạ/ha, năng suất lý thuyết của giống đối chứng là thấp nhất, các giống đều có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng, trong đó cao nhất là giống Đ2101.

Như vậy, cùng mật độ gieo trồng của các giống đậu tương thì giống có năng suất cá thể lớn hơn sẽ cho năng suất lý thuyết lớn hơn.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng và thường thấp hơn năng suất lý thuyết. Năng suất thực thu là chỉ tiêu đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không, đánh giá khả năng thích ứng của một giống với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định.

Bảng 4.18 cho thấy năng suất thực thu của các giống đậu tương vụ hè thu có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các giống và biến động từ 18,10 – 23,27 tạ/ha. Giống cho năng suất thực thu cao nhất là D140 (23,27 tạ/ha), thấp nhất là Đ8 với 18,46 tạ/ha và ĐVN5 với 18,10 tạ/ha, giống đối chứng DT84 đạt 19,48 tạ/ha.

Vụ đông năng suất thực thu của các giống đậu tương biến động từ 18,26 – 24,97 tạ/ha. Với LSD0.05 thì năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa. Trong đó giống cho năng suất thực thu cao nhất là

ĐT20 (24,97 tạ/ha), thấp nhất là ĐVN5 với 18,26 tạ/ha, giống đối chứng có năng suất thực thu là 18,79 tạ/ha.

Các kết quả thí nghiệm thu được khác với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Bình và cs. (2006), trong điều kiện sản xuất huyện Tuần Giáo giống

ĐT22 cho năng suất trung bình 18,22 tạ/ha trong vụ hè thu và trong vụ xuân đạt 14,3 tạ/ha, còn giống DT96 đạt năng suất trung bình 17,3 tạ/ha trong vụ hè và

đạt 12,1 tạ/ha trong vụ xuân. Sự khác biệt này là do điều kiện đất đai, thời tiết của huyện Điện Biên khác với huyện Tuần Giáo. Năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm vụ hè thu và vụ đông năm 2015 tại huyện Điện Biên đều cao hơn năng suất đậu tương của huyện trong những năm gần đây từ

6,5 – 47,9% tùy theo giống. Vì vậy tùy theo thời vụ trồng đậu tương mà ta lựa chọn giống cho phù hợp.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

(1) Các giống đậu tương thí nghiệm có khả năng sinh trưởng khác nhau, thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng và thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình. Trong vụ hè thu giống ĐT26 có thời gian sinh trưởng dài nhất còn trong vụđông giống ĐT20 có thời gian sinh trưởng dài nhất.

(2) Các giống đậu tương thí nghiệm ở vụ hè thu và vụ đông đều bị sâu bệnh gây hại nhưng ở mức nhẹ, tính chống chịu của tất cả 07 giống đều ở mức khá. Trong đó vụ hè thu khả năng chống đổ của các giống đậu tương khác nhau, giống

đối chứng DT84, Đ2101, ĐT20 có khả năng chống đổ tốt nhất. Còn ở vụ đông các giống đậu tương đều không bịđổ.

(3) Các giống đậu tương có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau. Trong vụ hè thu giống D140 với tổng số quả trên cây là 54,10 quả/cây, tỉ lệ quả chắc/cây đạt 89,28%, tỉ lệ quả 3 hạt là 25,81%, khối lượng 1000 hạt đạt 164,4g, năng suất cá thể đạt 8,14 g/cây, năng suất thực thu đạt cao nhất 23,27 tạ/ha. Còn trong vụ đông giống ĐT20 với tổng số quả trên cây là 41,60 quả/cây, tỉ lệ quả chắc/cây đạt 92,97%, tỉ lệ quả 3 hạt là 17,70%, khối lượng 1000 hạt đạt 177,2g, năng suất cá thể là 8,43 g/cây, năng suất thực thu đạt cao nhất 24,97 tạ/ha. Giống Đ2101 có năng suất thực thu cao thứ 2 so với các giống còn lại ở cả 2 vụ hè thu và vụđông.

5.2. KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm cùng với điều kiện sinh thái, đất đai của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: khuyến cáo bổ sung vào cơ cấu giống đậu tương và mở

rộng diện tích sản xuất giống đậu tương D140 trong vụ hè thu, giống đậu tương

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An ninh của huyện Điện Biên (2015). tr. 7 – 12.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). 575 giống cây trồng nông nghiệp mới. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 213 – 233.

3. Bùi Chí Bửu, Phạm Đồng Quảng, Nguyễn Thiên Lương và Trịnh Khắc Quang (2005). Nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng gắn với tăng trưởng kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1986 – 2005. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 13. tr. 10 – 15.

4. Bùi Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Nguyễn Thị Thu Trang (2011). Kết quảđánh giá và tuyển chọn một số giống đậu tương triển vọng năm 2009 - 2010. Tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam. tr. 5 – 6.

5. Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự và Bùi Xuân Sửu (1996). Giáo trình cây công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 5 – 17.

6. Hoàng Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Thanh, Lã Tuấn Nghĩa và Nguyễn Thiên Lương (2014). Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số giống đậu tương đen nhập nội. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất. tr. 461 – 465. 7. Lưu Thị Xuyến (2012). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số

giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 72 - 101)