Quy mô và lĩnh vực đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 46)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Quá trình phát triển của trường cao đẳng sư phạm Bắc Ninh

3.1.4. Quy mô và lĩnh vực đào tạo

3.1.4.1. Các ngành đào tạo, lĩnh vực đào tạo

Bảng 3.1. Thống kê ngành đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép

TT Trình độ đào tạo Tên ngành Mã số TT Trình độ đào tạo Tên ngành Mã số

1 Cao đẳng Giáo dục công dân 51140204 17 Cao đẳng Việt Nam

học

51220103

2 Cao đẳng Giáo dục mầm non 51140201 18 Cao đẳng Quản trị

kinh doanh

51340101

3 Cao đẳng Sư phậm Tiểu học 51140202 19 Cao đẳng Chăn nuôi 51260105

4 Cao đẳng Sư phậm Âm nhạc 51140221 20 Trung cấp Tiểu học 5 Cao đẳng Sư phạm Địa lý 51140219 21 Trung cấp Mầm non

6 Cao đẳng Sư phạm Hóa học 51140212 22 Trung cấp Sư phạm

Âm nhạc

7 Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp 51140214 23 Trung cấp Sư phạm

Mĩ thuật

8 Cao đẳng Sư phạm Lịch sử 51140218 24 Trung cấp Thư viện

Thiết bị

9 Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật 51140222 25 Trung cấp Hành Văn thư chính

10 Cao đẳng Sư phạm Sinh học 51140213 26 Trung cấp Thư viện Thiết bị (VLVH)

11 Cao đẳng Sư phạm Tiếng Anh 51140231 27 Trung cấp Hànhchính Thư viện (VLVH)

12 Cao đẳng Sư phạm Toán học 51140209 28 Cao đẳng Tiểu học;

Mầm non

Hệ VLVH

13 Cao đẳng Sư phạm Vật lý 51140211 29 Cao đẳng Thư viện Thông tin Hệ VLVH

14 Cao đẳng Tiếng Anh 51220201 30 Cao đẳng Âm nhạc Hệ VLVH

15 Cao đẳng Tin học ứng dụng 51480201 31 Cao đẳng Mĩ thuật Hệ VLVH

16 Cao đẳng Khoa học Thư viện 51320202 32 CC NVSP Thư viện Thông tin

Trường CĐSP Bắc Ninh tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng, liên kết đào tạo theo tôn chỉ, mục địch và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, liên kết đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh quy định trong Điều lệ Trường Cao đẳng và Quy chế tổ chức và hoạt động.

Theo Quyết định số 33/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước năm 2011, Trường CĐSP Bắc Ninh được đào tạo 42 ngành. Trong đó Hệ Trung cấp: 06 ngành chính quy, 02 ngành vừa làm vừa học; Hệ Cao đẳng: 20 ngành chính quy, 05 ngành vừa làm vừa học, 02 ngành đào tạo Cao đẳng liên thông; Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm gồm 04 ngành, bồi dưỡng cấp chứng chỉ 03 ngành (Tin học, Tiếng Anh và Cán bộ quản lý giáo dục).

Năm học 2016 – 2017, Nhà trường đào tạo gồm 31 ngành, trong đó: * Cao đẳng chính quy (12 ngành đào tạo)

- Giáo dục Mầm non - Giáo dục Tiểu học

- Sư phạm Toán học (Toán-Lý, Toán-Tin) - Sư phạm Ngữ văn (Văn-Sử, Văn-Địa) - Sư phạm Âm nhạc

- Sư phạm Mỹ thuật - SP Tiếng Anh - Thiết kế đồ họa - Tiếng Anh

- Khoa học thư viện - Tin học ứng dụng - Công tác xã hội

* Trung cấp ( 05 ngành đào tạo) - SP Tiểu học

- SP Mầm non - SP Mĩ thuật

- SP Âm Nhạc - Thư viện thiết bị

* Liên kết đào tạo đại học hệ VLVH (14 ngành đào tạo)

- SP Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiểu học, Mầm non, Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm Nhạc; Công nghệ thông tin, Thư viện thông tin.

3.1.4.2. Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của Trường CĐSP Bắc Ninh từ năm học 2012 – 2013 đến hết năm học 2015 – 2016 thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Thống kê số lượng HSSV từ năm học 2012 – 2013 đến hết năm học 2015 – 2016 TT Năm học Tổng số sinh viên (hệ chính quy) Tổng số sinh viên (hệ VLVH) Tổng số sinh viên (Các lớp đào tạo liên

kết) Ghi chú 1 2012 - 2013 3054 1901 3232 2 2013 - 2014 2852 1200 2800 3 2014 - 2015 2243 1000 1800 4 2015 – 2016 2322 800 1500

Nguồn: Phòng Đào tạo; Phòng QLKH, VLVH – QHQT – Trường CĐSP Bắc Ninh 3.1.5. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Nhà trường được UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh đầu tư xây dựng trên cơ sở Đề án phát triển Trường đến năm 2025. Đến hết năm 2016, các hạng mục cơng trình của Đề án cơ bản đã hồn thành đáp ứng phần lớn quy mơ đào tạo hiện có của Nhà trường.

Diện tích đất: 3,85 ha

Phịng học: 36 phịng, trong đó 15 phịng là phịng học cơng nghệ cao có trang bị máy tính, máy chiếu, nối mạng.

Phịng máy tính: 05 phịng. Thư viện: 2.710 m2.

Phịng thí nghiệm các mơn Lý, Hóa, Sinh: 01. Nhà làm việc cho cán bộ, giảng viên: 2.188 m2

Hội trường: 1.128 m2

Ký túc xá: 85 phòng; 6.056,25 m2 ; sức chứa 850 sinh viên

Số lượng sách giáo trình, sách tham khảo: 6005 đầu sách với tổng số 205051 bản sách (sách giáo trình: 125705 bản, sách nghiệp vụ: 56552 bản, sách tham khảo: 17794 bản, sách tra cứu: 5000 bản).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luận, văn, bài báo khoa học… Dữ liệu thứ cấp này sẽ được dùng để làm cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng như là khái niệm về giảng viên; yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên…

- Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về giáo dục, quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ,… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản tìm hiểu được nhằm nghiên cứu cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên.

- Tiến hành tổng hợp số liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết năm học của Nhà trường, Phịng Hành chính – Quản trị, Phịng Đào tạo, Phịng Tổ chức - Công tác HSSV và trên trang thông tin điện tử của Nhà trường, các nghiên cứu trước có liên quan,...(bao gồm số liệu số lượng cán bộ giáo viên, thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ…) và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết như thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mà người nghiên cứu điều tra, tác giả thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Trong đề tài, nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi dành cho các đối tượng là các giảng viên của Nhà trường (Phụ lục).

Bảng 3.3. Mẫu điều tra số liệu sơ cấp

STT Chỉ tiêu

Đối tượng điều tra (người) Giảng viên

1 Tình hình cơng tác quy hoạch đội ngũ giảng viên 80 2 Tình hình chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên 80

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp xử lý: Phân tổ thống kê theo các tiêu thức nghiên cứu. - Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel,...

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả

Phương pháp thống kê sử dụng ở đây chủ yếu là thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mơ tả tình hình cơ bản của Trường, mô tả các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được dùng để so sánh các tiêu thức đánh giá số lượng và chất lượng ĐNGV so với các tiêu chuẩn đánh giá. Từ kết quả này phản ánh sự phát triển của ĐNGV của Nhà trường trong thời gian qua.

Là phương pháp nghiên cứu được tiến hành để so sánh các kết quả đạt được của các chỉ tiêu nghiên cứu với các mục tiêu kế hoach; giữa các năm, từ đó suy ra kết luận, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH PHẠM BẮC NINH

Thực trạng của đội ngũ giảng viên (về số lượng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất...) là vấn đề cần được quan tâm và phân tích một cách cụ thể, đảm bảo tính khoa học. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Mọi giải pháp luôn hướng tới sự đáp ứng về nhu cầu và mục đích của tương lai trên cơ sở khắc phục và hạn chế tới mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại hay những tồn tại cả về chủ quan và khách quan. Những giải pháp đúng đắn và khả thi sẽ khơng thể được xây dựng nếu như khơng có sự phân tích và nhận định chính xác, chân thực những vấn đề của thực trạng.

4.1.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên

Trải qua hơn 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh có nhiều biến chuyển và thăng trầm theo nhu cầu của người học và xã hội. Tính đến tháng 12 năm 2016, Trường CĐSP Bắc Ninh có 159 cán bộ, giảng viên, trong đó bao gồm: Giảng viên làm công tác quản lý; Giảng viên chuyên giảng; Giảng viên kiêm nhiệm giảng dạy.

Bảng 4.1. Tình hình số lượng giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016

ĐVT: người

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Giảng viên chuyên giảng 89 66,42 82 63,57 80 64,00

2 Giảng viên làm

công tác quản lý 30 22,39 30 23,25 31 24,80

3 Giảng viên kiêm nhiệm giảng dạy 15 11,19 17 13,18 14 11,20

Tổng 134 100,00 129 100,00 125 100,00

- Giảng viên làm công tác quản lý: là những giảng viên vừa tham gia công tác lãnh đạo vừa tham gia giảng dạy.

- Giảng viên chuyên giảng: là những giảng viên chuyên giảng dạy những học phần được phân cơng theo đúng chun mơn của mình.

- Giảng viên kiêm nhiệm: là những giảng viên vừa tham gia giảng dạy vừa tham gia làm các nhiệm vụ ở phòng ban, trung tâm.

Qua bảng 4.1, ta thấy: Số lượng giảng viên giảm theo từng năm nhưng số lượng không nhiều, năm 2015 giảm 05 giảng viên; năm 2016 giảm 04 giảng viên. Điều này cho thấy việc phát triển số lượng giảng viên của Nhà trường đang đi xuống. Nguyên nhân: do tình hình tuyển sinh của Nhà trường giảm dần qua các năm (thể hiện qua bảng 3.2) và trong năm 2015, 2016 có 07 cán bộ, giảng viên đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ và Nhà trường chấm dứt 02 giảng viên là hợp đồng lao động. Nhà trường đã có biện pháp khắc phục tình hình trên bằng cách điều động một số đồng chí giảng viên khơng đủ giờ đến làm việc tại các phòng ban, trung tâm và Hợp đồng lao động thêm với những môn đang thiếu giảng viên.

4.1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên

4.1.2.1. Trình độ chun mơn nghiệp vụ

Qua bảng 4.2: Trình độ chun mơn của Đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016, ta thấy số lượng Tiến sỹ năm 2016 chỉ tăng thêm 01 so với năm 2014 và trình độ chun mơn Thạc sỹ tăng dần, trình độ Đại học giảm đi qua các năm. Nguyên nhân do số lượng thạc sỹ Nhà trường cử đi nghiên cứu sinh nhưng chưa đến ngày bảo vệ. Nhà trường cũng khuyến khích động viên những giảng viên trẻ đi học thạc sỹ và HĐLĐ thêm với những giảng viên có trình độ thạc sỹ.

Năm 2015 tỷ lệ giảng viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 76,75 % và tập trung ở nhóm giảng viên giảng dạy các mơn cơ sở và chuyên ngành. Đối chiếu với quy định trong “Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 – 2020”: Đến năm 2015 có trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên, ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ, thì Trường CĐSP Bắc Ninh đã đạt và vượt theo tiêu chuẩn quy định về học vị thạc sỹ (74,42%) nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về học vị tiến sỹ (2,33%) của đội ngũ giảng viên. Nguyên nhân do số lượng đội ngũ

giảng viên được Nhà trường cử đi nghiên cứu sinh chưa đến ngày bảo vệ.

Bảng 4.2. Trình độ chun mơn của giảng viên Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016 GV theo trình độ chuyên mơn tính đến 31/12/2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 1- GV dạy các môn học chung 34 25,37 32 24,81 32 25,60 94,12 100,00 - Tiến sỹ 0 0 1 3,13 100,00 - Thạc sỹ 24 70,59 25 78,12 25 78,12 104,17 100,00 - Đại học 10 29,41 7 21,88 6 18,75 70,00 85,71 2- GV dạy các môn cơ sở và chuyên ngành 100 74,63 97 75,19 93 74,40 97,00 95,88 - Tiến sỹ 3 3,00 3 3,09 3 3,23 100,00 100,00 - Thạc sỹ 67 67,00 71 73,20 70 75,26 105,97 98,59 - Đại học 30 30,00 23 23,71 20 21,51 76,67 86,96 Tổng số toàn trường 134 100,00 129 100,00 125 100,00 96,27 96,9 - Tiến sỹ 3 2,24 3 2,33 4 3,20 100,00 133,33 - Thạc sỹ 91 67,91 96 74,42 95 76,00 105,49 98,96 - Đại học 40 29,85 30 23,25 26 20,80 75,00 86,67

Nguồn: Phịng Tổ chức – Cơng tác HSSV – Trường CĐSP Bắc Ninh

4.1.2.2. Tình hình trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên trường CĐSP Bắc Ninh

Theo thống kê của phịng Tổ chức- Cơng tác HSSV, trong đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Bắc Ninh tính đến hết tháng 12/2016, có 72% giảng viên được đào tạo Đại học và sau đại học tại các Trường Sư phạm; 28% giảng viên được đào tạo Đại học và sau đại học tại các Trường ngoài Sư phạm, trong đó 100% đã qua khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

28/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, tháng 3/2016 Trường CĐSP Bắc Ninh đã liên kết với Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên tổ chức cho 100% giảng viên của Trường tham gia khóa bồi dưỡng, thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng. 100% giảng viên tham gia và đã được cấp chứng chỉ từ Khá trở lên.

4.1.2.3. Nghiên cứu khoa học

Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giảng viên, công tác nghiên cứu khoa học cũng là một trong những hoạt động được tập thể giảng viên Nhà trường xác định là một trong hai nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên mơn của giảng viên và góp phần tạo cơ sở vật chất cho Nhà trường và xã hội.

Trong các năm qua, mỗi năm Nhà trường đều thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường và cấp Tỉnh. Tuy cịn nhiều khó khăn nhưng Nhà trường cũng đã cố gắng tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học thu hút nhiều giảng viên cùng tham gia.

Bảng 4.3. Thống kê số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016

Năm học Đề tài cấp Trường Đề tài cấp Tỉnh Tổng số (Đề tài) Số lượng % Số lượng % 2014 2 100,00 0 0 2 2015 3 75,00 1 25,00 4 2016 3 60,00 2 40,00 5 Tổng 8 72,73 3 27,27 11

Nguồn: Phòng QLKH, VLVH - QHQT - Trường CĐSP Bắc Ninh Theo bảng số liệu có thể thấy được nghiên cứu khoa học ở Trường CĐSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)