4.1.3.1. Cơ cấu độ tuổi
Bảng 4.6. Phân loại giảng viên theo độ tuổi trong Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016
ĐVT: người
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng GV 134 129 125 Dưới 30 47 35,07 43 33,33 40 32,00 Từ 30-40 46 34,33 47 36,43 44 35,20 Từ 41-50 22 16,42 22 17,06 25 20,00 Trên 50 19 14,18 17 13,18 16 12,80
Nguồn: Phòng Tổ chức – Công tác HSSV – Trường CĐSP Bắc Ninh Qua số liệu thống kê về độ tuổi của giảng viên Trường CĐSP Bắc Ninh cho thấy độ tuổi giảng viên của Nhà trường tương đối trẻ, tập trung ở độ tuổi dưới 40. Tỷ lệ cao nhất là tuổi đời dưới 30 và từ 30 – 40 tuổi (lần lượt là 35,07% và 36,43%). So với yêu cầu nhiệm vụ của Trường trong giai đoạn hiện nay thì đây là một ưu thế, vì đội ngũ giảng viên trẻ có sức khỏe, nhiệt tình, năng động, dễ thích ứng, khả năng tiếp thu nhanh cho nên rất thuận lợi cho công tác bồi dưỡng, phát triển, quy hoạch. Bên cạnh đó, cũng có hạn chế đó là chưa có nhiều kinh nghiệm sư phạm trong giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học, tay nghề thực hành chưa cao. Nên rất cần được sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên lâu năm có kinh nghiệm, đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Số giảng viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các độ tuổi. Cụ thể năm 2014: thâm niên giảng dạy dưới 5 năm đạt 33,58% trong tổng số đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Hầu hết số giảng viên này mới được tuyển dụng và Hợp đồng lao động trong 4 năm trở lại đây do quy mô sinh viên tăng lên mà số lượng giảng viên chưa đáp ứng đủ. Mặc dù họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chưa thật sự ổn định. Vì vậy trong quản lý, các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để độ ngũ giảng viên trẻ phát huy được những mặt mạnh của mình.
Bảng 4.7. Tổng hợp về thâm niên công tác của giảng viên Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng GV 134 129 125 Dưới 5 năm 45 33,58 42 32,56 40 32,00 Từ 5-10 năm 17 12,69 18 13,95 17 13,60 Từ 11-15 năm 18 13,43 17 13,18 17 13,60 Từ 15-20 năm 24 17,91 25 19,38 25 20,00 Trên 20 năm 30 22,39 27 20,93 26 20,80
Nguồn: Phòng Tổ chức – Công tác HSSV – Trường CĐSP Bắc Ninh Số giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 20 năm giảm dần qua từng năm, năm 2014 (22,39%), năm 2015 (20,93%), năm 2016 (20,80%). Lý do một số giảng viên đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, Nhà trường đã rất chú trọng trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trẻ để có thể kế cận và thay thế đội ngũ giảng viên đến tuổi nghỉ hưu.
4.1.3.3. Phân loại về giới tính
Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức cá nhân đó như thế nào.
Bảng 4.8. Phân loại giảng viên theo giới tính Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng GV 134 129 125 - Nam 33 24,63 33 25,58 31 24,80 Trong đó: Trình độ sau đại học 24 26 26 -Nữ 101 75,37 96 74,42 94 75,20 Trong đó: Trình độ sau đại học 70 73 73
Nguồn: Phòng Tổ chức – Công tác HSSV – Trường CĐSP Bắc Ninh Theo bảng tổng hợp này:
+ Tỷ lệ giảng viên nữ cao hơn tỷ lệ giảng viên nam, tỷ lệ chênh lệch cao (năm 2016, 94/31 = 3,03)
+ Tỷ lệ giảng viên nữ có trình độ sau đại học năm 2016 (73/94 = 0,78), giảng viên nam có trình độ sau đại học năm 2016 (26/31 = 0,84).
Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường phải chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới. Do thiên chức làm vợ, làm mẹ đã khiến phụ nữ phải giành thời gian cho việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con. Cho nên sự đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của Nhà trường là một ghi nhận về sự cố gắng lớn của phụ nữ. Ngoài ra trong công tác chủ nhiệm lớp và các công tác khác, với đức tính chu đáo, cẩn thận, chị em thường làm tốt hơn nam giới, đây là điểm mạnh của giảng viên nữ trong Trường. Vì thế trong công tác quản lý phát triển giảng viên của Nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện khả năng của giới để động viên khuyến khích giúp giảng viên nữ khắc phục được những khó khăn về giới để ngày càng vươn lên hơn nữa.
4.1.3.4. Phân loại giảng viên theo đơn vị
Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh luôn đặt ra yêu cầu về chất lượng giảng viên, số lượng và cơ cấu giảng viên. Bởi đây là nội dung quan trọng tạo nên những thành tựu của Nhà trường về chất lượng đào tạo và quy mô đào tạo.
Nhà trường luôn phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng, đảm bảo số lượng và cân đối hợp lý cơ cấu đội ngũ giảng viên. Nhà trường đặt mục tiêu đến năm 2016 sẽ có 100% giảng viên đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Đảm bảo số lượng giảng viên đạt chỉ tiêu 24 HSSV/01 giảng viên.
Bảng 4.9. Phân loại giảng viên của Trường CĐSP Bắc Ninh (chia theo đơn vị) giai đoạn 2014 - 2016
STT Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Số lượng (người) Số lượng (người) Số lượng (người) 2015 /2014 2016 /2015
1 Ban Giám hiệu 4 4 4 100,00 100,00
2 Phòng Đào tạo 8 8 7 100,00 87,50 3 Phòng Tổ chức - CTHSSV 5 4 4 80,00 100,00 4 Phòng Hành chính - Quản trị 4 4 5 100,00 125,00 5 Phòng QLKH, VLVH - QHQT 5 4 4 80,00 100,00 6 Phòng Thanh tra - Pháp chế - KĐCL 3 3 3 100,00 100,00
7 Trung tâm Tin học - TVTB 4 5 3 125,00 60,00
8 Trung tâm Ngoại ngữ - Bồi
dưỡng 3 3 2 100,00 66,67
9 Ban Quản lý khu nội trú 3 3 2 100,00 66,67
10 Khoa Giáo dục TH-MN 25 23 23 92,00 100,00
11 Khoa Giáo dục THCS 20 16 15 80,00 93,75
12 Khoa LLCT - TLGD 20 17 17 85,00 100,00
13 Khoa Ngoại ngữ 10 10 10 100,00 100,00
14 Khoa NH-TD-GDQAN 15 15 15 100,00 100,00
15 Cơ sở MN Hoa Phượng 5 10 11 200,00 110,00
Tổng cộng 134 129 125 96,27 96,90
Nguồn: Phòng Tổ chức – Công tác HSSV – Trường CĐSP Bắc Ninh Qua bảng trên: Số lượng giảng viên Nhà trường giảm qua từng năm: năm 2014 là 134 giảng viên, năm 2015 là 129 giảng viên, giảm so với 2014 là 05 giảng viên (giảm 3,73%); năm 2016 là 125 giảng viên, giảm so với năm 2015 là 04 giảng viên (giảm 3,1%). Điều này cho thấy việc phát triển số lượng giảng viên
của Nhà trường đang đi xuống. Nguyên nhân: do tình hình tuyển sinh của Nhà trường giảm dần qua các năm (thể hiện qua bảng 3.2) và trong năm 2015, 2016 có 07 giảng viên đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ, chấm dứt hợp đồng lao động với 02 giảng viên.
Ngoài ra, do các ngành Sư phạm Vật lý, Sư phạm Mỹ thuật, Tin học ứng dụng, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa… từ năm 2014 – 2016, Nhà trường tuyển sinh không đạt chỉ tiêu đề ra nên dẫn tới có một số giảng viên không định mức giảng dạy. Nhà trường đã có biện pháp khắc phục tình hình trên bằng cách không tuyển mới đối với cán bộ hành chính mà điều động những đồng chí giảng viên không đủ định mức kiêm nhiệm thêm các công việc hành chính tại các phòng ban, trung tâm như: phòng Tổ chức – Công tác HSSV, Phòng Đào tạo, Trung tâm Ngoại ngữ - Bồi dưỡng… nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có trong nhà trường 4.2. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH
4.2.1. Phát triển về số lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường
4.2.1.1. Chính sách thu hút, tuyển dụng đội ngũ giảng viên
Bảng 4.10. Kế hoạch tuyển dụng giảng viên của Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Người 2014 2015 2016 Kế hoạch tuyển dụng 3 2 0 Thực tế 2 1 0 Tỷ lệ % 66,67 50,00
Nguồn: Phòng Tổ chức – Công tác HSSV – Trường CĐSP Bắc Ninh Qua bảng trên: trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016, Nhà trường chỉ hoàn thành gần một nửa chỉ tiêu so với kế hoạch tuyển dụng (3/5 = 0,6). Kế hoạch tuyển dụng năm 2014: 03 (02 giảng viên chuyên ngành Toán, 01 giảng viên chuyên ngành Văn Trung học cơ sở), nhưng thực tế chỉ tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với 02 giảng viên Toán; năm 2015 kế hoạch tuyển dụng: 02 ( chuyên ngành Giáo dục mầm non), nhưng thực tế chỉ tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với 01 giảng viên chuyên ngành Giáo dục mầm non.
của Nhà trường giảm, một số ngành như: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Tin học, Việt Nam học, Khoa học thư viện… không tuyển sinh thành lớp được. Mặc dù đầu năm học Nhà trường lên kế hoạch tuyển dụng nhưng qua thực tế năm 2016 Nhà trường dừng hẳn tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với giảng viên mới, ổn định số lượng giảng viên sẵn có.
Căn cứ các quy định Luật công chức; Luật Giáo dục; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư 01/2015/TTBGDĐT về Điều lệ truờng Cao đẳng và Quyết định 33/2012 ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử nhân tài tỉnh Bắc Ninh; Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Trường CĐSP Bắc Ninh, Nhà trường tổ chức tuyển dụng giảng viên theo hình thức thi tuyển. Quy trình tuyển dụng được Nhà trường thực hiện đầy đủ các bước như sau:
- Nhà trường sẽ thông báo nhu cầu tuyển dụng và chỉ tiêu của các đơn vị - Đăng thông báo tuyển dụng lên website của Nhà trường, tên báo Bắc Ninh…
- Phòng Tổ chức – Công tác HSSV tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên theo đúng quy định.
- Nhà trường thành lập hội đồng sơ tuyển và xét hồ sơ của từng ứng viên để kí hợp đồng lao động.
- Sau khi hội đồng tuyển dụng đã xét duyệt, sẽ thông báo đến các ứng viên trúng tuyển và kí hợp đồng thử việc trong vòng 3 tháng.
- Sau khi hết thời gian thử việc, người lao động viết bản tự đánh giá quá trình làm việc có ý kiến của trưởng đơn vị và nộp lại cho phòng Tổ chức – Công tác HSSV. Đây là cơ sở để kí hợp đồng dài hạn.
Việc ký hợp đồng lao động sau khi được tuyển dụng là sự thỏa thuận giữa Nhà trường và người lao động, nhưng trong hợp đồng lao động nhà trường có điều khoản kèm theo là: Khi nhà trường không còn nhu cầu về vị trí việc làm và giảng viên không đáp ứng được yêu cầu của vị trí tuyển dụng thì nhà trường sẽ thông báo trước 30 ngày cho giảng viên và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
4.2.1.2. Hoạt động bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên
Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của Nhà trường. Việc bố trí, sử dụng giảng viên đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn mới phát huy hết sở trường, năng lực của đội ngũ giảng viên, giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc đảm bảo hoạt động chung của nhà trường có chất lượng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhát trong nội bộ nhà trường.
Đứng trước thực trạng hầu hết các Trường Cao đẳng trên toàn quốc đang gặp khó khăn trong khâu công tác tuyển sinh, Nhà trường đã luôn tích cực nghiên cứu, sắp xếp kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phát triển đội ngũ giảng viên, công tác quản lý đội ngũ giảng viên về số lượng tương ứng với việc quản lý bố trí nhân sự về cơ cấu chuyên môn, dựa vào đặc điểm cụ thể của từng Khoa, từng bộ môn cũng như trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên mà Hiệu trưởng tiến hành xác định việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất. Định hướng của Nhà trường trong các năm tới là giữ ổn định về số lượng đội ngũ giảng viên và dựa vào trình độ đào tạo của giảng viên như: giảng viên được đào tạo chuyên ngành Sư phạm Sinh, Sư phạm Sử, Địa phân công giảng dạy một số học phần đại cương của ngành Giáo dục mầm non; Ngoài ra, Nhà trường cũng nghiên cứu, điều động một số đội ngũ giảng viên thiếu giờ dạy ở một số chuyên ngành như chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm Tin học, Tâm lý giáo dục, Chính trị kiêm nhiệm cả các công việc hành chính tại các phòng, ban, trung tâm của Nhà trường.
Năm 2012, Nhà trường cũng xây dựng Đề án thành lập Cơ sở mầm non thực hành tại trường nhằm đem lại nguồn thu thêm cho Trường và Cơ sở mầm non thực hành là nơi để đội ngũ giảng viên, HSSV ngành Giáo dục mầm non nghiên cứu khoa học về vấn đề công tác chăm sóc trẻ mầm non. Đây là một nét rất đặc biệt mà không phải trường Cao đẳng nào cũng làm được.
Tóm lại, Hoạt động bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên của Nhà trường qua các năm gần đây đã đạt được những hiệu quả nhất định như: tạo được sự ổn định về số lượng đội ngũ giảng viên, tạo cho đội ngũ giảng viên yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với Nhà trường.
4.2.1.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
Để có được kết quả nghiên cứu trong phần này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các văn bản quản lý liên quan đến ĐNGV của Trường CĐSP Bắc Ninh, kết hợp phỏng vấn 80 giảng viên (theo phụ lục số 2).
Theo kết quả khảo sát về biện pháp thực hiện quy hoạch ĐNGV, có 40% số phiếu được hỏi cho rằng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường là không hợp lý với sứ mệnh và tầm nhìn của trường, cùng với đó 41,25% số người được hỏi cho rằng xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường có tính khả thi là không hợp lý.
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên (n=80)
STT Tiêu chí Mức độ Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ (%) (%) (%) 1
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của trường
16 20 32 40 32 40
2
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV có tính khả thi
11 13,75 36 45 33 41,25
Nguồn: Tác giả tổng hợp