Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên của trường CĐSP
4.2.1 Phát triển về số lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường
4.2.1.1. Chính sách thu hút, tuyển dụng đội ngũ giảng viên
Bảng 4.10. Kế hoạch tuyển dụng giảng viên của Trường CĐSP Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Người 2014 2015 2016 Kế hoạch tuyển dụng 3 2 0 Thực tế 2 1 0 Tỷ lệ % 66,67 50,00
Nguồn: Phòng Tổ chức – Công tác HSSV – Trường CĐSP Bắc Ninh Qua bảng trên: trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016, Nhà trường chỉ hoàn thành gần một nửa chỉ tiêu so với kế hoạch tuyển dụng (3/5 = 0,6). Kế hoạch tuyển dụng năm 2014: 03 (02 giảng viên chuyên ngành Toán, 01 giảng viên chuyên ngành Văn Trung học cơ sở), nhưng thực tế chỉ tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với 02 giảng viên Toán; năm 2015 kế hoạch tuyển dụng: 02 ( chuyên ngành Giáo dục mầm non), nhưng thực tế chỉ tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với 01 giảng viên chuyên ngành Giáo dục mầm non.
của Nhà trường giảm, một số ngành như: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Tin học, Việt Nam học, Khoa học thư viện… không tuyển sinh thành lớp được. Mặc dù đầu năm học Nhà trường lên kế hoạch tuyển dụng nhưng qua thực tế năm 2016 Nhà trường dừng hẳn tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với giảng viên mới, ổn định số lượng giảng viên sẵn có.
Căn cứ các quy định Luật công chức; Luật Giáo dục; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư 01/2015/TTBGDĐT về Điều lệ truờng Cao đẳng và Quyết định 33/2012 ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử nhân tài tỉnh Bắc Ninh; Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Trường CĐSP Bắc Ninh, Nhà trường tổ chức tuyển dụng giảng viên theo hình thức thi tuyển. Quy trình tuyển dụng được Nhà trường thực hiện đầy đủ các bước như sau:
- Nhà trường sẽ thông báo nhu cầu tuyển dụng và chỉ tiêu của các đơn vị - Đăng thông báo tuyển dụng lên website của Nhà trường, tên báo Bắc Ninh…
- Phịng Tổ chức – Cơng tác HSSV tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên theo đúng quy định.
- Nhà trường thành lập hội đồng sơ tuyển và xét hồ sơ của từng ứng viên để kí hợp đồng lao động.
- Sau khi hội đồng tuyển dụng đã xét duyệt, sẽ thông báo đến các ứng viên trúng tuyển và kí hợp đồng thử việc trong vịng 3 tháng.
- Sau khi hết thời gian thử việc, người lao động viết bản tự đánh giá quá trình làm việc có ý kiến của trưởng đơn vị và nộp lại cho phịng Tổ chức – Cơng tác HSSV. Đây là cơ sở để kí hợp đồng dài hạn.
Việc ký hợp đồng lao động sau khi được tuyển dụng là sự thỏa thuận giữa Nhà trường và người lao động, nhưng trong hợp đồng lao động nhà trường có điều khoản kèm theo là: Khi nhà trường khơng cịn nhu cầu về vị trí việc làm và giảng viên không đáp ứng được u cầu của vị trí tuyển dụng thì nhà trường sẽ thơng báo trước 30 ngày cho giảng viên và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
4.2.1.2. Hoạt động bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên
Cơng tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của Nhà trường. Việc bố trí, sử dụng giảng viên đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn mới phát huy hết sở trường, năng lực của đội ngũ giảng viên, giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với cơng việc đảm bảo hoạt động chung của nhà trường có chất lượng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhát trong nội bộ nhà trường.
Đứng trước thực trạng hầu hết các Trường Cao đẳng trên toàn quốc đang gặp khó khăn trong khâu cơng tác tuyển sinh, Nhà trường đã ln tích cực nghiên cứu, sắp xếp kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phát triển đội ngũ giảng viên, công tác quản lý đội ngũ giảng viên về số lượng tương ứng với việc quản lý bố trí nhân sự về cơ cấu chun mơn, dựa vào đặc điểm cụ thể của từng Khoa, từng bộ mơn cũng như trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên mà Hiệu trưởng tiến hành xác định việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất. Định hướng của Nhà trường trong các năm tới là giữ ổn định về số lượng đội ngũ giảng viên và dựa vào trình độ đào tạo của giảng viên như: giảng viên được đào tạo chuyên ngành Sư phạm Sinh, Sư phạm Sử, Địa phân công giảng dạy một số học phần đại cương của ngành Giáo dục mầm non; Ngoài ra, Nhà trường cũng nghiên cứu, điều động một số đội ngũ giảng viên thiếu giờ dạy ở một số chuyên ngành như chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm Tin học, Tâm lý giáo dục, Chính trị kiêm nhiệm cả các cơng việc hành chính tại các phịng, ban, trung tâm của Nhà trường.
Năm 2012, Nhà trường cũng xây dựng Đề án thành lập Cơ sở mầm non thực hành tại trường nhằm đem lại nguồn thu thêm cho Trường và Cơ sở mầm non thực hành là nơi để đội ngũ giảng viên, HSSV ngành Giáo dục mầm non nghiên cứu khoa học về vấn đề công tác chăm sóc trẻ mầm non. Đây là một nét rất đặc biệt mà không phải trường Cao đẳng nào cũng làm được.
Tóm lại, Hoạt động bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên của Nhà trường qua các năm gần đây đã đạt được những hiệu quả nhất định như: tạo được sự ổn định về số lượng đội ngũ giảng viên, tạo cho đội ngũ giảng viên yên tâm cơng tác, gắn bó lâu dài với Nhà trường.
4.2.1.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
Để có được kết quả nghiên cứu trong phần này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các văn bản quản lý liên quan đến ĐNGV của Trường CĐSP Bắc Ninh, kết hợp phỏng vấn 80 giảng viên (theo phụ lục số 2).
Theo kết quả khảo sát về biện pháp thực hiện quy hoạch ĐNGV, có 40% số phiếu được hỏi cho rằng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường là khơng hợp lý với sứ mệnh và tầm nhìn của trường, cùng với đó 41,25% số người được hỏi cho rằng xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của Nhà trường có tính khả thi là khơng hợp lý.
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên (n=80)
STT Tiêu chí Mức độ Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ (%) (%) (%) 1
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của trường
16 20 32 40 32 40
2
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV có tính khả thi
11 13,75 36 45 33 41,25
Nguồn: Tác giả tổng hợp Nguyên nhân:
- Nhà trường xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV chưa có tầm nhìn trung hạn và dài hạn, mới chỉ dừng lại ở kế hoạch ngắn hạn 1-2 năm và mang tính thời vụ. - Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV mang tính chung chung, chưa thực sự dựa trên cơ sở của quản lý giáo dục như cơ cấu giảng viên, tỷ lệ giảng viên và cán bộ công chức, tỷ lệ giảng viên so với HSSV, tỷ lệ giảng viên theo học hàm, học vị và ngạch giảng viên…vì vậy khó dự kiến được các nguồn lực cũng như biện pháp thực hiện quy hoạch.
- Nhà trường thiên về áp dụng mơ hình quản lý phát triển ĐNGV theo kiểu từ trên xuống, có nghĩa Hiệu trường chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV (có sự tham mưu
của phịng Tổ chức – Cơng tác HSSV). Các giảng viên, các Khoa, Bộ mơn và phịng Đào tạo ít có được cơ hội tham gia vào công tác quy hoạch phát triển ĐNGV. Bởi vậy, mơ hình này nhiều khi cứng nhắc và hiệu quả khơng cao.
Do đó, cần phải bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ĐNGV cho phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường.