Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH
4.4.1. Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên của Trường trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn, bổ sung về số lượng, bồi dưỡng và sắp xếp hợp lý để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đội ngũ giảng viên của nhà trường đã được củng cố về chất lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, có lịng u nghề, có tinh thần trách nhiệm trong cơng tác, có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp.
Có thể nói đội ngũ giảng viên của Nhà trường được đào tạo cơ bản, có bề dày kinh nghiệm cơng tác và có nhiệt tâm với nghề. Những năm gần đây, trình độ đào tạo của đội ngũ cũng đã được nâng lên, nhu cầu học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức đã trở nên bức thiết đối với một số giảng viên.
Về cơ bản, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển số giảng viên tuổi nghề cao, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm có vai trị quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ kế cận tiếp tục phát triển Nhà trường.
Tập thể sư phạm nhà trường nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng là một tập thể đồn kết, nhiệt tình và sáng tạo.
Là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí một phần (theo Nghị định 43) do đó, Nhà trường được chủ động trong việc huy động các nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn thu để cải thiện đời sống cho cán bộ, giảng viên cũng như ban hành các chính sách đãi ngộ thơng qua Quy chế chi tiêu nội bộ.
Một số chế độ, chính sách khuyến khích động viên tuy chưa nhiều nhưng cũng đã tạo điều kiện cần thiết cho đội ngũ giảng viên tham gia các khoa đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập để nâng cao trình độ đáp ứng theo u cầu chuẩn hóa về đội ngũ. Đồng thời Nhà trường đã bắt đầu có một số chính sách mới tuy khơng nhiều nhưng cũng là những bước đầu nhằm khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học góp phần vào phát triển đội ngũ giảng viên sau này.
4.4.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, nhưng trong thực tiễn có nhiều biến động như ngày nay việc bắt kịp với xu thế phát triển không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần có cơ chế, chính sách, kế hoạch hợp lý là những điều kiện cần để đội ngũ giảng viên của nhà trường thực sự lớn mạnh, góp phần vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bắc Ninh. Trong quá trình đi lên ấy đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể là:
- Số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa theo kịp sự thay đổi liên tục về quy mơ, loại hình và phương thức đào tạo. Việc thiếu và thừa giảng viên ở một số bộ môn đã dẫn đến những bất cập trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và phân công nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Nhà trường.
- Cơ cấu đội ngũ giảng viên còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự biến động liên tục về chương trình, kế hoạch đào tạo của Nhà trường. Sự mất cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ sẽ gây ra sự hẫng hụt, thiếu liên tục trong việc chuẩn bị cho đội ngũ kế cận. Chưa hình thành được đội ngũ giảng viên đầu đàn và kế cận, vai
trị của giảng viên trong cơng tác chun mơn cịn chưa thực sự được phát huy. Chưa có những chính sách, chế độ kịp thời để động viên, khích lệ giảng viên tham gia nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chun mơn.
- Một bộ phận giảng viên chậm đổi mới, áp dụng lối dạy học thuyết trình một chiều, đọc chép; chất lượng những giờ thảo luận, thực hành chưa thực sự có hiệu quả. Việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương tiện, kỹ thuật hiện đại vào dạy học mới chỉ ở mức độ sơ khai, chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép”. Việc kiểm tra, đánh giá còn nặng về sách vở mà chưa quan tâm đến tính tích cực, sáng tạo của người học.
- Cơng tác nghiên cứu khoa học còn bộc lộ những hạn chế. Bản thân giảng viên chưa có những nhận thức thấu đáo về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, cịn có tình trạng đối phó, trả đủ giờ trong công tác nghiên cứu. Vì vậy, nhiều đề tài nghiên cứu mang tính chiếu lệ, thiếu nghiêm túc và khơng có tính khả thi.
- Một số cá nhân có nhu cầu học tập nhưng lại xuất phát từ mục tiêu cá nhân, dẫn đến tình trạng học trái với chuyên ngành đã từng được đào tạo và chuyên môn được Nhà trường phân công giảng dạy (nhất là đối với giảng viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài). Một số khác lại chọn học ở những cơ sở đào tạo có chế độ thi tuyển dễ dàng với mục đích lấy bằng cấp chứ khơng phải để mong có kiến thức thực sự.
- Số lượng giảng viên được cử đi bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng ngắn hạn do ngành và các tổ chức mời cịn ít và hạn hẹp về kinh phí. Trường ít tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề, trao đổi chuyên môn, nếu có thì chỉ chú trọng vào bề nổi mà chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả thực tế .
4.4.3. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế nêu trên, sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- Một số văn bản quản lý, chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, ngành đã lạc hậu so với thực tiễn đổi mới giáo dục.
- Việc giao chỉ tiêu biên chế hàng năm của các cấp quản lý cịn nặng tính cơ học, khơng linh hoạt, chưa tính đến quy mơ phát triển lâu dài của Nhà trường và chưa tạo sự chủ động cho nhà trường trong việc phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, mạnh về chất lượng.
- Việc phát triển đội ngũ giảng viên trên thực tế bao giờ cũng cần có sự sàng lọc, lựa chọn, sắp xếp bằng các biện pháp như luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ chế độ (theo Nghị định của Chính phủ về tinh giản biên chế) hoặc bố trí lại cho phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu công việc, song vấn đề này chưa được Nhà trường giải quyết dứt điểm dẫn đến tình trạng “thừa
mà thiếu”.
- Việc đánh giá năng lực và trình độ của giảng viên cịn mang nặng tính hình thức, các chế độ đối với giảng viên sau đánh giá còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực cho giảng viên phấn đấu. Tổ chức Cơng đồn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên chưa phát huy được vai trị của mình trong việc vận động đội ngũ giảng viên giảng viên tích cực ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ, tích cực nghiên cứu khoa học.
- Một bộ phận lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, sự cần thiết của đội ngũ giảng viên trong nhà trường, vì thế chưa gắn cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên với mục tiêu, kế hoạch phát triển của Nhà trường.
Cịn có thiếu sót trong khâu, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách, biện pháp phát huy sức mạnh của đội ngũ giảng viên trong công tác.