Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luận, văn, bài báo khoa học… Dữ liệu thứ cấp này sẽ được dùng để làm cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng như là khái niệm về giảng viên; yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên…
- Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về giáo dục, quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ,… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản tìm hiểu được nhằm nghiên cứu cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên.
- Tiến hành tổng hợp số liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết năm học của Nhà trường, Phịng Hành chính – Quản trị, Phịng Đào tạo, Phịng Tổ chức - Cơng tác HSSV và trên trang thông tin điện tử của Nhà trường, các nghiên cứu trước có liên quan,...(bao gồm số liệu số lượng cán bộ giáo viên, thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ…) và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết như thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mà người nghiên cứu điều tra, tác giả thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Trong đề tài, nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi dành cho các đối tượng là các giảng viên của Nhà trường (Phụ lục).
Bảng 3.3. Mẫu điều tra số liệu sơ cấp
STT Chỉ tiêu
Đối tượng điều tra (người) Giảng viên
1 Tình hình cơng tác quy hoạch đội ngũ giảng viên 80 2 Tình hình chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên 80
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp xử lý: Phân tổ thống kê theo các tiêu thức nghiên cứu. - Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel,...
3.2.2. Phương pháp phân tích
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê sử dụng ở đây chủ yếu là thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mơ tả tình hình cơ bản của Trường, mơ tả các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để so sánh các tiêu thức đánh giá số lượng và chất lượng ĐNGV so với các tiêu chuẩn đánh giá. Từ kết quả này phản ánh sự phát triển của ĐNGV của Nhà trường trong thời gian qua.
Là phương pháp nghiên cứu được tiến hành để so sánh các kết quả đạt được của các chỉ tiêu nghiên cứu với các mục tiêu kế hoach; giữa các năm, từ đó suy ra kết luận, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.