Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành virus cúm gia cầm type AH5N6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh hải phòng, lạng sơn và quảng ninh và ứng dụng kỹ thuật realtime RT (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả giám sát virus cúm a/h5n6 tại 12 chợ của các

4.4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm

Sau khi đã phát hiện các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype H5, chúng tơi tiếp tục tiến hành xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm này để phát hiện lưu hành của virus cúm subtype N6 tại các chợ buơn bán gia cầm sống trên địa bàn 3 tỉnh giám sát. Kết quả xét nghiệm và tỷ lệ dương tính với virus cúm subtype N6 được chúng tơi trình bày ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.6.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm

STT Tỉnh Đối tượng XN Kết quả xét nghiệm Số mẫu XN Số mẫu + N6 Tỷ lệ (%) 95%CI 1 Hải Phịng Gà 144 3 2,08 1,85 2,54 Vịt 144 15 10,42 10,16 10,86 M. Trường 144 16 11,11 10,86 11,55 Tổng Hải Phịng 432 34 7,87 7,79 8,02 2 Lạng Sơn Gà 120 3 2,50 2,22 3,05 Vịt 120 10 8,33 8,03 8,87 M. Trường 120 3 2,50 2,22 3,05 Tổng Lạng Sơn 360 16 4,44 4,35 4,63 3 Quảng Ninh Gà 144 2 1,39 1,16 1,85 Vịt 144 8 5,56 5,31 6,01 M. Trường 144 3 2,08 1,85 2,54 Tổng Quảng Ninh 432 13 3,01 2,93 3,16 Tổng 3 tỉnh Gà 408 8 1,96 1,88 2,12 Vịt 408 33 8,09 8,00 8,25 M. Trường 408 22 5,39 5,31 5,55 Tổng 1.224 63 5,15 5,12 5,20

Biểu đổ 4.6. Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm

Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.6 chúng tơi nhận thấy:

Cũng như đối với phát hiện lưu hành virus cúm subtype H5, chúng tơi tiếp tục phát hiện các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype N6 trên địa bàn của cả 3 tỉnh thực hiện giám sát.

Trong tổng số 1.224 mẫu xét nghiệm đã phát hiện 63 mẫu dương tính với virus cúm subtype N6 chiếm tỷ lệ 5,15% (95%CI: 5,12-5,20).

Số mẫu dương tính với virus cúm H5N6 được phát hiện trên tất cả các đối tượng lấy mẫu nhưng với tỷ lệ khác nhau, cụ thể: tỷ lệ nhiễm cao nhất ở đối tượng vịt với 33/408 mẫu bệnh phẩm chiếm tỷ lệ 8,09% (95%CI: 8,00-8,25), tiếp đĩ là trên các mẫu mơi trường với 22/408 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 5,39% (95%CI: 5,31-5,55) và thấp nhất trên đối tượng gà với 8/408 mẫu bệnh phẩm dương tính chiếm tỷ tệ 1,96% (95%CI: 1,88-2,12).

Kết quả này của chúng tơi tiếp tục cao hơn so với kết quả của Phạm Thành Long (2016) 3,5% (95%CI: 2,85-4,15) đối với tỷ lệ chung của tổng các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và đối với các đối tượng lấy mẫu là gà, vịt và mơi trường thì các tỷ lệ này lần lượt là 1,32% (95%CI: 0,72-2,20); 5,32% (95%CI: 4,01-6,90) và 4,00% (95%CI: 2,80-5,20).

Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype N6 tại các tỉnh là khác nhau, cụ thể:

- Tại Hải Phịng cĩ tỷ lệ mẫu dương tính cao nhất với 34/432 mẫu xét nghiệm dương tính chiếm tỷ lệ 7,87% (95%CI: 7,79-8,02) trong đĩ cao nhất là trên đối tượng mơi trường với 11 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 11,11% (95%CI: 10,86-11,55), tiếp đĩ là trên đối tượng vịt với 10 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 10,42% (95%CI: 10,16-10,86) và thấp nhất trên đối tượng gà với 3 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 2,08% (95%CI: 1,85-2,54).

- Tại Lạng Sơn, trong tổng số 360 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm cĩ 16 mẫu dương tính với subtype N6 chiếm tỷ lệ 4,44% (95%CI: 4,35-4,63) trong đĩ cao nhất trên đối tượng vịt với 10 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 8,33%, sau đĩ là 2 đối tượng gà và đối tượng mơi trường với mỗi loại cĩ 3 mẫu dương tính cùng chiếm tỷ lệ 2,5%.

- Tại Quảng Ninh, tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H5 thấp hơn 2 tỉnh cịn lại với 13/432 mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính chiếm tỷ lệ 3,01% (95%CI: 2,93–3,16). Tỷ lệ mẫu dương tính với subtype N6 cao nhất cũng trên các mẫu bệnh phẩm của vịt với 8 mẫu dương tính (5,56%), tiếp đĩ đến các mẫu bệnh phẩm mơi trường với 3 mẫu dương tính (2,08%) và thấp nhất trên các mẫu bệnh phẩm của gà với 2 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 1,39%.

Nguyên nhân tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype N6 tại các tỉnh cao nhất ở các mẫu bệnh phẩm của vịt, tiếp đĩ đến các mẫu bệnh phẩm mơi trường và thấp nhất ở các mẫu bệnh phẩm của gà cĩ thể lý giải cũng tương tự như đối với tỷ lệ dương tính của virus cúm subtype H5 cĩ liên quan đến các yếu tố như đặc điểm chăn nuơi giữa 2 đối tượng gà và vịt cũng như cơng tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chợ, phương tiện vận chuyển, nuơi nhốt gia cầm sau mỗi ngày chợ khơng đảm bảo.

Qua các kết quả xét nghiệm, chúng tơi nhận định tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các tỉnh này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thành Long (2016) cĩ thể do một số nguyên nhân sau:

- Các địa phương này trong những năm qua đã xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm H5N6, cơng tác tiêm phịng vaccine phịng bệnh chưa cao nên cĩ khả năng virus vẫn cịn lưu hành trên đàn gia cầm đặc biệt là thủy cầm tại đây.

- Hoạt động buơn bán gia cầm đặc biệt là gia cầm nhập lậu qua biên giới được buơn bán tại chợ, các điểm tập kết, thu gom gia cầm đã tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và lây lan cho đàn gia cầm tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành virus cúm gia cầm type AH5N6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh hải phòng, lạng sơn và quảng ninh và ứng dụng kỹ thuật realtime RT (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)