Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịc hở thị xã Hoàng Mai
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định
Tháng 12/2017, thị xã Hoàng Mai đã công bố đồ án điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chi tiết khu du lịch biển Hoàng Mai. Đồ án điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu du lịch biển Hoàng Mai được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5279 ngày 2/11/2017, với tổng diện tích đất quy hoạch trên 440 ha, thuộc địa bàn các xã Quỳnh Liên, phường Quỳnh Phương và xã Quỳnh Lập. Cơ cấu gồm 6 khu chức năng: khu dịch vụ du lịch, quảng trường, khu bãi tắm, khu du lịch tâm linh, khu ở, khu cây xanh. Được quy hoạch là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với nhiều chức năng dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hóa lịch sử của người dân trong vùng, cũng như thu hút được người dân các vùng lân cận và khách du lịch thập phương (Ủy ban nhân dân tỉnh, 2017).
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hoàng Mai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, UBND thị xã Hoàng Mai đã xác định rõ phương hướng phát triển cụ thể ngành du lịch của Thị xã trong những năm tới như sau:
Tập trung các nguồn lực phát triển, đến năm 2020 phấn đấu Thị xã đón trên 15-20 vạn lượt khách du lịch, năm 2025 đạt trên 50 vạn lượt khách. Để đạt
được mục tiêu này cần tổ chức sắp xếp lại hệ thống dịch vụ du lịch của thị xã; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động dịch vụ du lịch, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch. Tổ chức tốt khách tham quan các điểm du lịch tâm linh như Đền Cờn, Đền Vưu, Biển Quỳnh Phương, Quỳnh Liên...
- Các loại hình du lịch trọng tâm:
+ Du lịch tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái biển,thưởng thức văn hóa ẩm thực, mua sắm…;
+ Du lịch sinh thái biển - hồ: Thị xã Hoàng Mai có lợi thế về cảnh quan tự nhiên sinh thái (bãi biển, núi rừng, hồ đập, sông ngòi, kênh rạch,...), kết hợp với hệ thống các di tích văn hóa lịch sử…Định hướng đến năm 2025, xây dựng Thị xã trở thành trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan - rừng - biển - văn hóa tâm linh.
Ngoài ra bổ trợ là các sản phẩm du lịch như: Tham quan làng nghề; tìm hiểu văn hóa tâm linh - lễ hội;
- Hệ thống điểm du lịch:
+ Du lịch biển: Dọc theo bãi biển thuộc các xã Quỳnh Liên, Quỳnh Phương, cách QL1A khoảng 5km. Đây là hệ thống bãi biển đẹp có chiều dài khoảng 6km với ưu điểm độ dốc chỉ ở mức 2 - 30, nền cát sạch, mịn, độ mặn phù hợp <3% cùng với cảnh quan tự nhiên và môi trường tự nhiên khá trong lành, có thể đẩy mạnh khai thác du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng.
+ Du lịch văn hóa tâm linh: Thừa hưởng từ huyện lỵ Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là vùng đất cổ có rất nhiều di tích lịch sử cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đó là: Đền Cờn (Quỳnh Phương); đền Xuân Úc (Quỳnh Liên); đền Vưu (Quỳnh Vinh); đền Kim Lung, lăng họ Văn, lăng Sứ Sơn (Mai Hùng); đền Xuân Hòa, đền Phùng Hưng, chùa Bát Nhã (Quỳnh Xuân); hồ đập Vực Mấu (Quỳnh Trang), khu du lịch Biển Quỳnh (Quỳnh Phương, Quỳnh Liên), đền Phùng Hưng (Quỳnh Xuân); đền Bình An, chùa Bảo Minh, hang Hỏa Tiễn (Quỳnh Thiện); chùa Bà (Quỳnh Lập);... sông Hoàng Mai (Quỳnh Trang, Quỳnh Thiện, Quỳnh Vinh, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương), hồ đập Đồi Tương, Khe Bung (Quỳnh Vinh), hồ Cây Chanh (Mai Hùng). Trong đó, nổi bật nhất vẫn là Đền Cờn, là khu vực tập trung khai thác các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh gắn với các hoạt động văn hóa tĩn ngưỡng truyền thống của địa phương.
+ Khai thác hệ thống cảnh quan rừng - hồ - đập nước: Khu du lịch Hồ đập Vực Mấu thuộc vùng Tân Thắng (gồm 3 xã: Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân). Khai thác cảnh quan rừng- hồ- đập nước để hình thành một điểm đến hấp dẫn với các loại hình vui chơi giải trí đa dạng. Khu du lịch sinh thái sẽ bố trí đầy đủ các công trình thiết yếu phục vụ cho khách du lịch như: Nhà dịch vụ đón tiếp, quảng trường, tượng đài, Resort, Bungalow, các nhà hàng đặc sản Âu, Á, nhà thuyền hay các chòi nghỉ ven hồ, nhà dịch vụ đa năng, vườn cà phê thư giãn, lầu ngắm cảnh trong rừng cây xanh ngắt 4 mùa. Khu du lịch dịch vụ tổng hợp được bố trí các hạng mục công trình như: Chòi nghỉ chân, Khu giải khát, Dịch vụ ẩm thực truyền thống, ngắm cảnh, Vườn tượng, bơi thuyền lướt ván,...
Dự án một phần rừng sinh thái (giai đoạn 2020 - 2030) tại phía Đông dãy núi Xước giáp Khu công nghiệp Đông Hồi tạo thành một lớp không gian sinh thái, đồng thời là khoảng cách ly đối với Khu công nghiệp Đông Hồi.
- Nâng chất lượng các hoạt động dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc trên địa bàn; tạo mọi điều kiện để các hoạt động dịch vụ hoạt động có hiệu quả, đảm bảo theo quy định pháp luật. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi, thông suốt trong mọi tình huống và toàn diện trên địa bàn thị xã. (UBND Thị xã Hoàng Mai, 2016).
Ngày 08 tháng 9 năm 2016, Ban Thường vụ Thị ủy Hoàng Mai đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/ThU về phát triển du lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Thị ủy đề ra mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Thị xã. Xác định việc phát triển du lịch phải gắn với quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu về du lịch Hoàng Mai. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nhất là lễ hội đền Cờn, dân ca ví dặm, các loại hình nghệ thuật truyền thống. Xây dựng các sản phẩm du lịch có thế mạnh, trong đó tập trung phát triển du lịch ở những lĩnh vực: Văn hóa - tâm linh; lịch sử - văn hóa; sinh thái - nghỉ dưỡng (Thị ủy Hoàng Mai, 2016).
Đến năm 2020, cơ bản hình thành hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch; có từ 50 – 60 ngàn lượt khách du lịch đến thị xã, đưa du lịch trở thành một
lưu trú, khách sạn đạt 65 - 70%. Doanh thu du lịch hàng năm ước đạt 150 – 180 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 – 2025, huy động khoảng 7.500 tỷ đồng cho đầu tư phát triển du lịch. Đến năm 2030, Hoàng Mai trở thành một trong những trung tâm phát triển về du lịch khu vực Nam Thanh - Bắc Nghệ (Thị ủy Hoàng Mai, 2016).