Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịc hở thị xã Hoàng Mai
4.2.2. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hướng lớn đến phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch của Thị xã Hoàng Mai nói riêng.
Bảng 4.12.Yếu tố tác đô ̣ng đến phát triển du li ̣ch của Hoàng Mai (khảo sát lãnh đa ̣o, quản lý)
Đơn vi ̣ tı́nh: % STT Nội dung Mức độ Bình thường Tích cực Rất tích cực 1. Bảo vệ điểm du lịch 0 20 60 2. Áp lực 8 28 44 3. Cường độ sử dụng 0 36 64 4. Tác động xã hội 0 52 28 5. Mức độ kiểm soát 0 36 44 6. Quản lý chất thải 0 20 60
7. Quá trình lập qui hoạch 0 36 64
8. Các hệ sinh thái tới hạn 0 32 48
9. Sự thỏa mãn của du khách 0 20 80
10. Sự thỏa mãn của địa phương 0 44 56
Ghi chú: Số phiếu khảo sát: 25(1-Hoàn toàn không tác động; ...; 5-Rất tích cực)
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra, khảo sát của tác giả đối với đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý của thị xã Hoàng Mai cho thấy, hầu hết các đồng chí lãnh đạo đều đã từng tiếp cận (qua nghiên cứu, sử dụng, quản lý, thụ hưởng, tham quan, tiếp xúc ...) các nhân tố quốc tế để phát triển du lịch của Hoàng Mai với các nhân tố như: Bảo vệ điểm du lịch, áp lực, cường độ sử dụng, tác động xã hội, mức độ kiểm soát, quản lý chất thải, quá trình lập quy hoạch, các hệ sinh thái tới hạn, sự thỏa mãn của du khách, sự thỏa mãn của địa phương. Đối với mức độ tác độ đến du lịch ở Hoàng Mai theo khảo sát điều tra đối với lãnh đa ̣o, quản lý thu được kết quả (Bảng 4.8).
Kết quả khảo sát cho thấy, có sự đồng thuận rất cao trong quan điểm lãnh đạo phát triển du lịch của đội ngũ lãnh đạo thị xã Hoàng Mai, toàn bộ 100% các đồng chí lãnh đạo thị xã, trưởng các phòng: Văn hóa - Thông tin, Kinh tế, Tài chính - kế hoạch, chủ tịch các xã và công chức văn hóa xã đều cho rằng các nhân tố trên đều có mức độ tác động tích cực và rất tích cực. Sự đồng thuận cao này giúp cho quá trình chỉ đạo phát triển du lịch của Hoàng Mai xuyên suốt theo một đường lối đúng đắn.
Bảng 4.13. Các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch
Đơn vi ̣ tı́nh: % STT Yếu tố Mức độ ảnh hưởng Bình thường Tích cực Rất tích cực
1. Quản lý nhà nước về giá cả dịch vụ du lịch 28 48 24
2. Quản lý nhà nước về an ninh trật tự 4 60 36
3. Quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường 0 40 60
4. Quản lý nhà nước ngành du lịch 0 56 44
5. Quản lý nhà nước môi trường cảnh quan 0 32 68
6. Quản lý nhà nước về qui hoạch phát triển du 0 48 52 Ghi chú: Số phiếu khảo sát: 25
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Trong thời gian qua, tiếp tục bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển du lịch ở thị xã Hoàng Mai và Nghị quyết số 06-NQ/ThU ngày 08 tháng 9 của Thị ủy về phát triển du lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo, chính quyền thị xã Hoàng Mai đã tích cực tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển, kêu gọi sự đầu tư để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng cao. Bên cạnh ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, thị xã đặc biệt chú trọng công tác quản lý nhà nước về du lịch biển, quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch kể cả gián tiếp và trực tiếp.
Cùng với các quy hoạch khác, thị xã đã có các quy hoạch phục vụ phát triển du lịch như: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết du lịch biển Quỳnh, Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án Khu dân cư, du lịch, dịch vụ Cửa Cờn tại phường Quỳnh Dỵ, Quy hoạch cụm di tích đền Cờn, di tích hang Hỏa Tiễn và đền Vưu.
Bên cạnh đó để tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn, bền vững, UBND thị xã đã thường xuyên chỉ đạo thanh tra, kiểm tra về tình hình an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các khu điểm tham quan du lịch, nhất là vào dịp các Lễ hội và mùa hè tại các bãi biển.
Thị ủy cũng xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển du lịch Hoàng Mai bao gồm: Phát triển đa dạng các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế Hoàng Mai, trước hết là du lịch sinh thái và văn hóa (biển, sông Hoàng Mai, hồ Vực Mấu, các di sản văn hóa và di tích lịch sử) các loại hình văn hóa phi vật thể để phục vụ du lịch; tham quan các quan cảnh, du lịch thể thao… Thu hút đầu tư phát triển các dự án lớn về du lịch, hình thành các hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí sân golf… cao cấp ở khu vực các xã, phường ven biển, nâng dần lợi thế so sánh lĩnh vực du lịch của thị xã. Cùng với phát triển du lịch, cần chỉ đạo phát triển các ngành dịch vụ khác và công nghiệp phụ trợ cho du lịch (phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ; đào tạo ngành nghề, quản lý khách sạn; dịch vụ mua sắm, ăn uống …), đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch theo quy hoạch và phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với du lịch. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, khai thác và phát huy tối đa hệ thống phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh và thị xã, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương và các địa phương trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển du lịch. Phát huy thế mạnh vùng trọng điểm kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ, khai thác, kết nối các tuyến du lịch của tỉnh; tạo mới các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế.