Phần 2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịc hở Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Quảng Nam
Du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trường và xã hội, là một xu hướng tương đối mới mẻ. Các nhà kinh doanh du lịch đang tiếp cận và bước đầu đã thu được thành công từ xu hướng này. Khái niệm du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trường, xã hội để phát triển bền vững hiện đang được các nhà làm du lịch và chính quyền Quảng Nam quan tâm. Quảng Nam đang triển khai dự án “Chiến lược tổng thể lồng ghép văn hóa và du lịch để phát triển bền vững’’ tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và các di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn nhằm khai thác tối đa lợi thế để phát triển du lịch nhưng vẫn bảo vệ các di sản không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch. Khai thác du lịch bền vững là hướng đi phù hợp của Quảng Nam, không chỉ giúp việc khai thác du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo vệ, gìn giữ những giá trị về tự nhiên, sinh thái cũng như văn hóa, xã hội; vừa đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp vừa nâng cao mức sống cho dân cư (Khánh Thủy, 2010).
Yêu cầu đặt ra khi doanh nghiệp phát triển du lịch là không ảnh hưởng đến môi trường, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến những khu vực rộng lớn. Đồng thời tập trung phát triển những khu vực nhỏ như các buôn làng, cộng đồng dân cư mà ít bị ảnh hưởng về văn hóa và xã hội. Lợi nhuận thu được sẽ chia sẻ với người dân địa phương và cộng đồng. Một số chương trình du lịch do các doanh nghiệp tổ chức mang tính cộng đồng, trách nhiệm và đạt hiệu quả cao góp phần vào hướng đi bền vững của Quảng Nam như Tour du lịch “Một ngày làm cư dân làng rau Trà Quế” của Hoi An Travel và Eco Tour - tour du lịch sinh thái của Công ty Du lịch Khoa Trần, là những tour du lịch rất đắt khách hiện nay ở Quảng Nam. Chương trình du lịch này giúp cho du khách cùng khám phá cuộc sống và
công việc thường nhật của người trồng rau; tham gia hoạt động làm nông, ngư dân và nhặt rác bảo vệ môi trường. Tour du lịch rất có ý nghĩa về xã hội. về phía người dân, nhờ có du lịch mà họ có thêm thu nhập, ý thức hơn về việc giữ gìn làng nghề truyền thống (Khánh Thủy, 2010).
2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở khu bảo tồn biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Rạn Trào nổi tiếng là một địa danh có nghề nuôi tôm hùm lồng và còn là nơi duy nhất có độ bao phủ các rạn san hô cao trên 60% trong 13 rạn lớn nhỏ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, thành phố Khánh Hoà. Nơi đây còn tồn tại khá nhiều loài sinh vật biển quí hiếm như bào ngư, hải sâm, cá ngựa, hải quỳ, thích hợp với loại hình du lịch sinh thái, một trong những loại hình du lịch mang tính bền vững (Phương Minh, 2010).
Trước khi chưa thành lập khu bảo vệ Rạn Trào, nơi đây độ phủ san hô cứng ước tính 10-20%. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản quá mức cùng với phương pháp khai thác mang tính hủy diệt đã làm suy giảm các nguồn lọi, đặc biệt một số rạn san hô như rạn Cạn, rạn Sụn... gần như biến mất. Tình trạng còn trở nên xấu hơn do sự nuôi trồng thủy sản (tôm hùm, tôm sú) bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng dịch bệnh và mâu thuẫn xã hội (Phương Minh, 2010). Mô hình Khu bảo tồn biển Rạn Trào có sự tham gia tích cực của cộng đồng và chính quyền địa phương, dựa trên nhu cầu và nỗ lực của địa phương để bảo vệ, giữ gìn các rạn san hô quan trọng và các hệ sinh thái liên quan, phục hồi, tái tạo lại môi trường ven bờ đang bị suy thoái mang lại lợi ích lâu dài và cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của người dân địa phương.
Mô hình này đã tăng cường khả năng tiếp cận đồng quản lý thông qua làm việc với các nhóm cộng đồng địa phương và mở rộng sự hợp tác với các bên liên quan khác trong đó có các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp thành phố. Sự tham gia và kết nối giữa chính quyền và người dân luôn là yếu tố hàng đầu đảm bảo sự quản lý thành công nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu bảo vệ(Phương Minh, 2010).
Du lịch sinh thái cộng đồng là một trong những lựa chọn tốt nhất đối với việc bảo vệ môi trường, đồng thời tạo nguồn sinh kế mới cho người dân địa phương, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên ở Rạn Trào, việc thiếu hụt lực lượng làm du lịch chuyên nghiệp, phương tiện chuyên chở khách du lịch đủ tiêu chuẩn đang là khó khăn lớn nhất cho phát triển du lịch nơi đây. Bên cạnh đó, những trở ngại về thủ tục giấy tờ cho khách du lịch nước ngoài ra thăm Rạn Trào do khu vực này liên quan đến biên giới trên biển cũng đang khiến các nhà làm du lịch và cơ quan quản lý nhà nước tìm cách tháo gỡ.
Việc quảng bá chưa sâu rộng cũng là lý do khiến các điểm du lịch sinh thái mới này chưa lọt vào tầm ngắm của số đông du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đối tượng rất ưa chuộng loại hình du lịch sinh thái (Phương Minh, 2010).
2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên - Huế, có diện tích 5062,59 km2, dân số 1.088.822 người (Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2009). Tỉnh Thừa Thiên Huế có lưng dựa vào mạch Trường sơn hùng vĩ, chân choài ra biển Đông bao la là một phần lãnh thổ miền Trung Việt nam, nằm lọt giữa dãy Hoành Sơn ở phía Bắc và dãy Bạch Mã ở phía Nam. Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và đông bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, lại cận kề những trung tâm DL lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói Thừa Thiên Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch.
Huế là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản VH thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây nhất, ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là di sản văn hóa thế giới(Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Từ thực tế phát triển ngành du lịch Huế có thể rút ra một số kinh nghiệm:
Thứ nhất, xác định du lịch là ngành kinh tế của tỉnh, từ đó coi việc phát triển du lịch là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, của toàn dân.
Tỉnh đã tập trung chỉ đạo, thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức quản lý và định hướng phát triển du lịch. Đối với các ngành, lĩnh vực làm dịch vụ
trực tiếp du khách phải tập trung nâng cấp cơ sở, vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ du khách. Phân cấp các địa phương tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch đồng quê và cung cấp các loại thực phẩm, hàng lưu niệm. Đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, tạo môi trường văn hóa, thân thiện, an toàn để thu hút du khách(Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Khai thác lợi thế về lịch sử, văn hóa kết hợp phát triển các loại hình du lịch khác. Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng... Tỉnh tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua khủng hoảng và thiên tai, đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện ở mức độ tăng trưởng bình quân 17%/ năm và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biến tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng cao mức thu nhập của nhân dân. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu đều tăng so với các năm trước (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Thứ hai, khuyến khích các thành phần kỉnh tế xây dựng, năng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Cùng với đầu tư của ngân sách, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của du khách đang ngày càng tăng lên. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển thuyền du lịch, taxi, ô tô các loại không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Thứ ba, mở rộng liên doanh, liên kết bên ngoài.
Trong các năm qua, tỉnh chủ trương đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai phát triển du lịch. Chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng ngày càng được nâng cao, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn, nhất là Liên hoan (Festival) Huế, tạo ấn tượng tốt và giúp quảng bá du lịch Thừa Thiên - Huế đến nhiều vùng đất nước và ở nước ngoài (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Thứ tư, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư các hoạt động du lịch.
Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành du lịch mũi nhọn, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tư. Trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế. Bước đầu, đã hình thành ba cụm du lịch chính, tập trung vào các địa bàn quan trọng: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, A Lưới, Phong Điền và thị trấn Thuận An. Bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hỉnh vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa ThiênHuế ở các thị trường được đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị(Nguyễn Thành Tấn, 2011).