Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hoàng Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hoàng Mai

Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ở một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở thị xã Hoàng Mai như sau:

- Tập trung các nguồn lực của Thị xã trên cơ sở phát huy nội lực, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, khai thác hợp lý các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy du lịch phát triển

- Hướng đến các loại hình sản phẩm du lịch dịch vụ đón đầu các xu hướng của thị trường du lịch trong giai đoạn tới như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE...

- Khai thác hiệu quả các giá trị đặc thù của Hoàng Mai về du lịch, văn hóa, sinh thái... để tạo thành các sản phẩm du lịch dịch vụ đặc thù tạo thành bản sắc riêng biệt của Thị xã Hoàng Mai qua đó tăng cường sức cạnh tranh của Thị xã với các điểm đến du lịch khác trong và ngoài nước.

- Phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cấp hướng đến các thị trường quốc tế và thị trường khách du lịch cao cấp.

- Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển, bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, đảm bảo phát triển du lịch đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, liên khu vực trong nước và quốc tế. Du lịch vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Dành một nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm mới cho du lịch Hoàng Mai.

- Ưu đãi về thuế và các cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm du lịch mới. Cần tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và xã hội hóa phát triển du lịch. Đây là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch với quy mô lớn đáp ứng được đặc khu kinh tế trọng điểm của cả nước. Để thực hiện việc này đòi hỏi thay đổi từ cách tiếp cận với khu vực tư nhân, xây dựng các cơ chế hợp tác tới việc đưa ra các giải pháp cụ thể kêu gọi xúc tiến đầu tư.

- Xây dựng chương trình, chiến lược xúc tiến quảng bá chung cho toàn tỉnh; đồng thời dành một tỷ lệ nhất định tương xứng từ ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Cho phép sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi cho các hoạt động xúc tiến quảng cáo của các doanh nghiệp du lịch.

- Công bố quy hoạch hệ thống quy hoạch phát triển du lịch từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết nhằm tạo lập tính minh bạch cho môi trường quản lý; ban hành các văn bản pháp phạm pháp luật về quản lý du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triến du lịch tại Thị xã.

- Đánh giá hiện trạng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch của Thị xã để có những cái nhìn chuẩn xác về thực trạng, nhân lực; dành vốn ngân sách ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo, đặc biệt liên kết với các trung tâm đào tạo lớn và có uy tín trong cả nước.

- Cần phát triển du lịch một cách bài bản và chuyên nghiệp, kể từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển tới việc phát triển kinh doanh du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)