Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài

4.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài,

Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

* Cơ chế chính sách pháp luật

Chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, hệ thống pháp luật của nhà nước ban hành tương đối kịp thời, đồng bộ phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoàn và được nhân dân ủng hộ. Luật NSNN năm 2002, là cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan tài chính thực thu nhiệm vụ. Bên cạnh đó các Bộ ngành, sở Tài chính đã ban hành hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn, NĐ 60/2003/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNNchính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 60/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và hoạt động tài chính khác của xã phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các quy định về pháp luật tài chính vẫn còn phát sinh những bất cập, đó là bất cập trong việc thực hiện văn bản của cấp trên, quyền hạn giữa các cấp còn trùng lặp; cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị thu chưa thực sự triển khai có hiệu quả.

* Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý

- Việc phân cấp quản lý NS đã được tiến hành trên địa bàn huyện, số lượng cán bộ quản lý ngân sách ở cấp huyện cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng kết quả đánh giá tại Bảng 4.15 cho thấy, cán bộ làm công tác quản

lý NSNN của huyện Lương Tài đạt kết quả tương đối tốt, hầu hết các cán bộ làm công tác quản lý NSNN đều có trình độ chuyên môn, CNTT, am hiểu về pháp luật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ tài chính cấp xã chuyên môn chưa đồng đều, có cán bộ đã nhiều tuổi nên việc tiếp nhận triển khai các văn bản pháp luật ứng dụng vào thực tế là còn lúng túng, khả năng sử dụng máy vi tính ứng dụng phần mềm chuyên ngành còn hạn chế, cán bộ trẻ thì có kỹ năng nhưng lại thiếu kinh nghiệm quản lý thực tế.

Sự phối hợp giữa các ban ngành hữu quan cũng rất quan trọng; trong những năm qua công tác quản lý NS trên địa bàn huyện đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện và các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, ở một số xã, sự phối hợp giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế và KBNN chưa có sự ăn khớp, đồng bộ, kịp thời. Nhiều khó khăn vướng mắc trong quản lý NSX không được xử lý, tháo gỡ ngay đã làm cho công tác thu, chi của xã qua KBNN chưa được trôi chảy.

* Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân

Những năm vừa qua chính quyền các xã đã nỗ lực thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm ổn định đời sống cho nhân dân, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho người dân, nhất là trên địa bàn các xã. Tuy nhiên, nhận thức và đời sống của họ vẫn còn ở mức thấp, chưa được nâng cao cải thiện nhiều. Nên, quần chúng nhân dân chưa thực sự vào cuộc với vai trò giám sát công tác quản lý ngân sách xã, quá trình thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Dân số trên địa bàn sống dải rác trên diện tích đất rộng, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài chính còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong chính sách thu, tình trạng trây ỳ, dây dưa vẫn còn xảy ra phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)