Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá chung về quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài, tỉnh bắc

4.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước

* Nguyên nhân khách quan

bệnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu NSNN, quản lý chi ngân sách của huyện.

Thứ hai, các văn bản quy định của pháp luật về quản lý NSNN chưa thật đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn trong lĩnh vực tài chính công. Các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm còn chồng chéo. Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật đối với NSNN diễn ra nhiều lần làm phá vỡ tính ổn định tương đối của hệ thống pháp luật, gây khó khăn trong việc quản lý, điều hành NSNN.

Thứ ba, về cơ chế chính sách của nhà nước: Chưa bao quát hết nguồn thu nhất là đối với các dạng hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại hình kinh doanh mới phát sinh, chính sách thuế còn nhiều phức tạp, thủ tục rườm rà từ khâu kê khai đến khâu nộp thuế, chưa phù hợp với trình độ hiểu biết của các đối tượng nộp thuế, một số khoản phí, lệ phí phát sinh nhiều trong việc triển khai tổ chức thực hiện và quản lý của các cấp chính quyền còn chưa kịp thời dẫn đến thất thu.

Thứ tư, hệ thống chế độ định mức chi ngân sách chậm được đổi mới gây khó khăn cho công tác quản lý chi và tạo kẽ hở cho tiêu cực nảy sinh. Việc ban hành thủ tục, mẫu biểu, trong công tác lập, quyết toán ngân sách còn rườm rà chồng chéo; Chưa quy định rõ chế độ báo cáo quyết toán, chưa thống nhất và hoàn chỉnh phần mềm quản lý trên máy vi tính của các cơ quan trong hệ thống tài chính như: Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nước; mỗi ngành báo cáo tổng hợp theo một kiểu khác nhau, dẫn đến số liệu không trùng khớp rất khó khăn trong công tác quản lý NSNN và công tác kiểm toán, thanh tra.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành của thủ trưởng đơn vị ở một số ban, ngành, cấp chính quyền thị xã, xã, phường thiếu năng động, chậm đổi mới, ỷ lại vào nhà nước và cấp trên; công tác thanh tra, kiểm tra còn bị buông lỏng, những cán bộ vi phạm xử lý không dứt điểm; tình trạng chi tiêu phô trương hình thức vẫn chưa khắc phục nhất là tổ chức ngày thành lập ngành, hội nghị, đón nhận huân huy chương, mua sắm tài sản đắt tiền, …

Thứ hai, công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ chưa chú trọng về chất lượng, còn mang tính chủ quan, chạy theo số lượng và bằng cấp, nên còn nhiều yếu kém về năng lực và trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ năng lực

của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách thuộc cơ quan tài chính cấp xã còn hạn chế, lúng túng nhất là trong điều kiện các chính sách thu - chi ngân sách luôn thay đổi, các nghiệp vụ về quản lý như chế độ kế toán ngân sách chưa được thay đổi phù hợp. Việc lập báo cáo hàng tháng, báo cáo tổng quyết toán năm thực hiện bằng chương trình quản lý ngân sách trên máy vi tính, nhưng chương trình phần mềm chậm hoàn chỉnh, trình độ khai thác và xử lý máy của một số các xã, phường còn yếu kém, chưa tương xứng với yêu cầu quản lý hiện nay.

Thứ ba, việc ứng dụng quản lý thu, chi NSNN được thực hiện trên phần mềm TABMIS còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, chưa đồng bộ đối với các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước.

Thứ tư, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý NSNN còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp xã và một số đơn vị dự toán, trình độ quản lý NSNN còn yếu, ý thức chấp hành kỷ luật kém, công tác đào tạo đối với đội ngũ này còn chắp vá nên một số cán bộ cấp xã năng lực quản lý chưa đáp ứng được với yêu cầu trong tình hình mới hiện nay, số đội ngũ cán bộ cao tuổi khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách rất yếu kém.

Thứ năm, việc triển khai tin học hóa cho bộ máy quản lý NSNN còn chậm, nhất là việc ứng dụng các phần mềm quản lý NSNN toàn hệ thống chưa đồng bộ.

Thứ sáu, công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành và các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý thu NSNN chưa chặt chẽ. Sự phối kết hợp giữa phòng Tài chính Kế hoạch với KBNN, Chi cục thuế huyện và các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ dẫn đến việc đối chiếu và thống nhất số liệu chậm.

Thứ bảy, công tác kiểm tra và xử lý trong một số lĩnh vực chưa nghiêm, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên mang tính chỉnh đốn, quản lý chất lượng công trình khi phát hiện sai phạm xử lý thiếu tính cương quyết, xử lý nợ đọng thuế không dứt điểm.

Từ sự phân tích đánh giá những mặt được, tồn tại, nguyên nhân sẽ là bài học kinh nghiệm cho những người làm công tác quản lý tài chính - ngân sách trong giai đoạn hiện nay; là cơ sở để dần dần hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 97)