Định hướng phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước của huyện lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lương tài,

4.4.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước của huyện lương

huyện Lương Tài giai đoạn 2017 - 2020

4.4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Lương Tài

Xác định nền kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Do vậy cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch đất nông nghiệp. Tích cực triển khai thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào huyện; quan tâm phát triển ngành may mặc, củng cố và khuyến khích các ngành nghề truyền thống như: Đúc đồng, nhôm, cơ khí, rèn … Mở rộng các cụm công nghiệp như: cụm công nghiệp Táo Đôi, cụm công nghiệp Lâm Bình và đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút các nhà đầu tư gắn phát triển nông nghiệp, phát triển đô thị, môi trường và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường nội thị, đường Tỉnh lộ 285 (đoạn Táo Đôi đi Lai Hạ); tranh thủ các nguồn vốn đầu tư thực hiện nâng cấp các tuyến đường huyện lộ, Trung tâm dạy nghề huyện, trường THCS chất lượng cao Hàn Thuyên, Trụ sở làm việc một số cơ quan, một số xã trên địa bàn huyện. Tăng cường quản lý đất đai, xây dựng cơ bản. Hoàn chỉnh các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch khai thác khoáng sản, tài nguyên nước làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả.

Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trốn thuế, sản xuất hàng giả, bình ổn giá cả thị trường. Đa dạng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Chú trọng tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Thực hiện tốt Luật NSNN và các Luật về thuế. Mở rộng và khai thác nguồn thu ở tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện; phấn đấu thu NSNN năm sau cao hơn năm trước; tiết kiệm chi hành chính, tập trung vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện.

Tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Trạm y tế. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, phấn đầu hoàn

thành các chỉ tiêu kế hoạch. Duy trì phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập ở các cấp học. Nâng cao một bước chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn đảm bảo thực chất, vững chắc. Nâng cấp kiên cố hóa hệ thống trường, lớp theo hướng chuẩn quốc gia ở các cấp học, phấn đấu trong nhiệm kỳ hoàn thành 70% số trường đạt chuẩn quốc gia.

Một số chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,1% (Theo giá so sánh năm 2010), trong đó nông nhiệp và thủy sản tăng 3%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăn 11%; dịch vụ tăng 11%.

- Về xây dựng nông thôn mới: Giữ vững các tiêu chí đã đạt; các xã chưa đạt chuẩn phấn đấu mỗi năm hoàn thành thêm từ 1 - 2 tiêu chí, đến năm 2020 toàn huyện có 10/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 76,9%.

- Phấn đấu đến nă 2020 giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt từ 70 - 75% tổng giá trị nền kinh tế của huyện.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm.

- Thu NSNN trên địa bàn phấn đấu năm sau cao hơn năm trước 15%. - Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 3.000 - 3.500 lao động; tạo việc làm thêm cho từ 6.500 - 7.500 lao động, đưa 200 - 300 lao động đi làm việc nước ngoài.

- Phấn đấu đến năm 2020 có 53 trường đạt chuẩn quốc gia và 100% các phòng học được kiên cố hóa.

4.4.1.2. Định hướng về công tác tài chính, ngân sách của huyện Lương Tài

Quá trình phát triển của huyện Lương Tài trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý ngân sách của huyện. Quản lý ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về KT-XH trên địa bàn, tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của huyện.

Việc hoàn thiện quản lý ngân sách của huyện Lương Tài trong thời gian tới cần dựa trên những quan điểm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện phải

dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh, huyện ủy, HĐND huyện Lương Tài nhằm thực hiện tốt

các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhưng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện mở rộng SXKD. Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để bảo đảm nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển KT-XH, bảo đảm hoạt động của của bộ máy nhà nước, đồng thời, tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển SXKD. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở huyện Lương Tài hiện nay là thu làm sao để bảo đảm công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không phải nguồn thu huyện tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tưởng mà quan trọng hơn là tăng cường quản lý thu thuế nhưng SXKD trên địa bàn huyện vẫn phát triển đó mới là hiệu quả của quản lý thu NSNN.

Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần

kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, bảo đảm ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chưa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời, phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp. Quan điểm này cần quán triệt trên các khía cạnh sau:

+ Mặc dù các lĩnh vực khác nguồn thu còn ít, nhưng phát triển thêm đối tượng nộp thuế thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.

+ Coi trọng hơn các khoản thu ngoài thuế. Đây là khoản thu tuy nhỏ nhưng có sự đóng góp của mọi người dân trên địa bàn.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường

xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KTXH đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tư các khoản chi ngân sách, với quan điểm nhận thức "chi để mà thu", "chi vào đâu để nguồn thu được sinh sôi nảy nở". Đó là vấn đề rất quan trọng cần phải quán triệt trong quản lý chi ngân sách. Vấn đề quan trọng nhất ở huyện Lương Tài là quản lý chi ngân sách như thế nào để tăng thu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội là quan trọng nhất.

Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách phải đi liền với hoàn

ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách.

Thứ năm, đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn;

tích cực khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển. Tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được HĐND tỉnh phê chuẩn hàng năm. Chấp hành tốt luật NSNN, tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, từng bước nâng được số xã, thị trấn tự cân đối được ngân sách.

4.4.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

4.4.2.1. Hoàn thiện các khâu trong quy trình quản lý ngân sách nhà nước của huyện Lương Tài

a. Hoàn thiện quy trình và căn cứ lập dự toán ngân sách

Lập dự toán thu, chi NSNN huyện phải phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn huyện trong từng giai đoạn; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của NSNN, đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế của huyện, đủ nguồn lực triển khai các chế độ, chính sách theo quy định của Luật NSNN.

* Hoàn thiện lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Ngoài việc bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, Chi cục thuế, phòng Tài chính Kế hoạch phải dự báo được sự biến động các nguồn thu, sự thay đổi của cơ chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN trên địa bàn huyện để kịp thời tham mưu cho UBND trong công tác lập dự toán. Chủ động nuôi dưỡng các nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt các nguồn thu mang tính ổn định và phát triển tốt. Ngoài ra, cần bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Dự toán thu NSNN phải xây dựng có tính khả thi cao. Kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị nợ thuế, tăng cường chống thất thu, phòng chống trốn lậu thuế và gian lận thương mại.

Đối với các khoản thu ổn định, phát triển thì phải đảm bảo dự toán thu năm sau cao hơn ước thực hiện năm trước. Đối với dự toán thu tiền sử dụng đất, là khoản thu không mang tính phát triển ổn định, mà tùy thuộc vào khả năng tạo quỹ đất đấu giá, giao đất có thu tiền sử dụng đất, các dự án đô thị trên địa bàn thì

khi lập dự toán cho năm kế hoạch cần căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án, xem xét khả năng đấu giá, thu tiền đấu giá nộp ngân sách sau khi đã trừ chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng các khu đấu giá.

Ủy ban nhân dân huyện phải xác định khả năng thu tiền sử dụng đất chặt chẽ, rõ ràng để trên cơ sở dự toán HĐND phê chuẩn phân bổ vốn cho dự án. Nếu không xác định sát khả năng thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến phân bổ vốn đầu tư tràn lan, khi thực hiện không hoàn thành dự toán thu sẽ ảnh hưởng đến chi đầu tư.

* Hoàn thiện lập dự toán chi ngân sách huyện

Lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản: Trên cơ sở dự toán thu điều tiết để chi đầu tư trong năm kế hoạch, các nguồn kết dư chưa phân bổ, nguồn thưởng vượt thu, tăng thu chưa phân bổ, bổ sung chi đầu tư từ ngân sách cấp trên, UBND huyện ưu tiên bố trí vốn thanh toán, tất toán các dự án hoàn thành, đặc biệt là các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán; sau đó bố trí vốn đối với các công trình chuyển tiếp, còn lại mới phân bổ vốn cho các danh mục dự án mới đầu tư trong năm đã đảm bảo về trình tự thủ tục đầu tư, ưu tiên những công trình trọng điểm, cấp bách.

Xây dựng dự toán chi thường xuyên: Bám sát và nghiêm túc thực hiện định mức phân bổ do UBND tỉnh quy định. Chú trọng bố trí kinh phí đối với các lĩnh vực sự nghiệp như: sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp giáo dục, đào tạo; sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ, sự nghiệp môi trường. Ngoài ra, còn có các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, các chính sách đảm bảo xã hội, đặc biệt quan tâm đến dự phòng ngân sách đảm bảo tỷ lệ mà Luật NSNN quy định.

Cần thực hiện nghiêm túc về căn cứ lập dự toán, trình tự, thủ tục và thời gian lập dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN và Thông tư của Bộ Tài chính, hướng dẫn của Sở Tài chính, đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản thu, chi cân đối ngân sách, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chi đã đề ra, dự toán xây dựng phải mang tính sát thực, không ước lượng, nhằm tăng khả năng chấp hành ngân sách.

b. Hoàn thiện quản lý chấp hành dự toán ngân sách

* Hoàn thiện việc chấp hành dự toán thu ngân sách

Với mục tiêu khai thác triệt để nguồn thu, thu đúng, thu đủ, nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, UBND huyện cần tăng cường

công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn, quản lý chặt chẽ và tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thu, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp theo định kỳ về doanh thu, các chi phí, phương pháp khấu trừ đối với đơn vị có số thuế giá trị gia tăng lớn; kiểm tra chống thất thu về hộ cá thể; phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong kê khai, tính thuế, nộp thuế. Làm tốt công tác hỗ trợ những khó khăn đối với doanh nghiệp như miễn, giảm tiền thuê đất trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, nhà nước phải làm tốt công tác kiểm tra thị trường, quản lý tốt về giá cả tạo thị trường lành mạnh cho các doanh nghiệp. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thuế, hải quan; đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế qua mạng điện tử.

Quy trình quản lý thuế hiện nay cho phép các doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp thuế, nên đối tượng nộp thuế lợi dụng để kê khai sai, thiếu, nộp thuế chậm dẫn đến việc thu chưa đúng, chưa kịp thời. Vấn đề này cần đẩy mạnh công tác kiểm tra sau kê khai, sát sao cùng doanh nghiệp để thu đúng thu đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh.

Tình trạng các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện nợ đọng thuế giá trị gia tăng là rất lớn, thậm trí công trình đã quyết toán nhưng doanh nghiệp không xuất hóa đơn cho chủ đầu tư nhằm trây ỳ nợ đọng thuế, vấn đề này lỗi thuộc về các chủ đầu tư không sát sao đôn đốc, hoặc có phần nể nang. Để tránh thất thu khoản thu này chủ đầu tư các dự án trước khi thanh toán khối lượng hoàn thành phải yêu cầu đơn vị thi công xuất hóa đơn, Kho bạc nhà nước phải kiểm tra hóa đơn trước khi chấp nhận thanh toán, để đơn vị thi công phải nộp thuế giá trị gia tăng kịp thời, tránh nợ đọng thuế.

Đối với các hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh liên ngành Thuế, Tài chính, Quản lý thị trường phối hợp với các xã, phường tăng cường công tác kiểm tra các hộ, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nhưng chưa có đăng ký kinh doanh, chưa nằm trong đối tượng đã kê khai nộp thuế, yêu cầu các hộ, cá nhân này đăng ký kinh doanh và nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các đối tượng kinh doanh sáng, tối, thời vụ… Tăng cường kiểm tra các hộ có nhà cho thuê, để yêu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân nếu đủ điều kiện. Đối với các hộ nộp thuế khoán cần kiểm tra doanh thu của từng hộ, từng thời điểm để có mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 111)