Những hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước huyện lương tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá chung về quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài, tỉnh bắc

4.3.2. Những hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước huyện lương tài

* Hạn chế trong phân cấp ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của huyện Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016 còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Một là, phân cấp tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu chưa thực sự hợp lý. Việc phân chia tỷ lệ phần trăm quá phức tạp từ các nguồn thu đã ảnh hưởng đến điều tiết ngân sách cấp huyện. Trong khi đó hàng năm huyện Lương Tài vẫn phải nhận trợ cấp cân đối ngân sách từ cấp trên, nếu như tỷ lệ % điều tiết của các khoản thu này cao hơn thì ngân sách huyện đã tự cân đối thu chi, không phải hưởng trợ cấp từ ngân sách cấp trên như hiện nay. Tỷ lệ điều tiết như hiện nay không khuyến khích huyện khai thác nguồn thu cho cấp mình, thiếu chủ động trong phấn đấu hoàn thành dự toán, chưa chủ động nguồn thu để chi thường xuyên, chông chờ vào bổ sung ngân sách từ tỉnh.

Hai là, tỷ lệ phân chia ngân sách tỉnh 30%, cấp huyện 40% của chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất là chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện khi triển khai các dự án trên địa bàn huyện vì địa phương không tích cực giải phóng mặt bằng.

Ba là, thu ngân sách trên địa bàn huyện có một số khoản thu từ ngân sách trung ương, tỉnh thực hiện mà ngân sách huyện không được hưởng điều tiết do phân cấp ngân sách, như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, phí xăng dầu…

Bốn là, đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình phân cấp cho xã, thị trấn trong năm 2016 lên đến trên 15.689 triệu đồng, trong khi đó năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư còn yếu kém, không có đội ngũ cán bộ chuyên trách, rất có thể gây ra thất thoát trong quản lý đầu tư.

* Hạn chế trong xây dựng dự toán ngân sách

Việc xây dựng và lập dự toán ngân sách huyện hàng năm chưa thật sự xuất phát từ cơ sở, vẫn còn tình trạng tỉnh áp đặt dự toán thu NSNN mà cấp huyện phải chấp hành. Việc xây dựng dự toán còn mang yếu tố chủ quan, thường dựa vào kinh nghiệm, thiếu tính khoa học trong xây dựng và lập dự toán NSNN. Vì thế, một số năm thu NSNN vượt xa dự toán, như năm 2014 đạt có 92,7% dự toán giao. Các chỉ tiêu cụ thể cũng không sát với thực tế dẫn đến một số chỉ tiêu cụ thể hoàn thành xa vượt mức kế hoạch cũng có những chỉ tiêu không hoàn thành được dự toán (Tiền sử dụng đất năm 2015, đạt có 80,8%). Bên cạnh đó nguyên nhân quan trọng nữa làm chất lượng dự toán thấp và chấp hành dự toán thu NSNN khó khăn là kinh tế trong nước không ổn định, suy thoái kéo dài, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định dự toán NSNN.

Các đơn vị sử dụng, thụ hưởng ngân sách và các xã, thị trấn xây dựng dự toán chi chưa bám sát vào định mức và nhiệm vụ chi của đơn vị, địa phương mình mà thường nâng số chi lên cao để mong muốn cấp huyện chấp thuận dự toán đó và tăng bổ sung cân đối cho cấp ngân sách mình.

Đối với dự toán chi ngân sách huyện, khi giao dự toán thường theo định mức ổn định trong 5 năm, chưa tính đến việc chính phủ chỉ đạo thắt chặt đầu tư công và tiết kiệm chi thường xuyên 10%, dẫn đến chi không đạt dự toán qua các năm. Chi đầu tư phụ thuộc vào nguồn tăng thu tiền sử dụng đất vượt dự toán giao trong năm do đó dẫn đến có năm vẫn không hoàn thành dự toán chi hàng năm như năm 2014 và năm 2015.

* Hạn chế trong chấp hành dự toán

Một là, vẫn còn để thất thu

Thu NSNN có năm không đạt kế hoạch (năm 2014, 2015). Nhiều khoản thu đạt thấp so với dự toán giao. Một số khoản thu không ổn định qua các năm. Quản lý doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Còn nảy sinh những tiêu cực trong quá trình kiểm tra doanh nghiệp. Việc nuôi dưỡng nguồn thu chưa được quan tâm đúng mức.

Việc giám sát kê khai, phân tích hồ sơ khai thuế còn chưa cẩn trọng nên hiệu quả chống thất thu thuế qua khai thác hồ sơ khai thuế chưa cao. Tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và

người mua hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn để cố tình trốn thuế, gian lận thuế, khai không đầy đủ, trung thực các căn cứ tính thuế, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các mặt hàng như: vật liệu xây dựng, nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, vận tải.

Một số phường chưa quản lý tốt việc thu các khoản thu khác tại đơn vị, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra.

Hai là, quản lý chi ngân sách huyện chưa thật hiệu quả

Chi đầu tư phát triển chưa được quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Cụ thể là: bồi thường giải phóng mặt bằng của địa phương còn chậm, nhiều công trình không bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công đúng thời gian quy định. Quản lý, giám sát và đôn đốc các đơn vị thi công còn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều nhà thầu kéo dài thời gian thi công làm tiến độ thi công dự án chậm so với kế hoạch, không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các chi phí phát sinh.

Chất lượng dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết các dự án công trình khi thực hiện đều phải thiết kế điều chỉnh, bổ sung, tăng tổng mức đầu tư lớn. Chất lượng thẩm định các dự án chỉ định thầu cũng như đấu thầu còn nặng về hình thức. Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn chưa chặt chẽ.

Chi thường xuyên chưa thực sự tiết kiệm. Một số đơn vị sử dụng NSNN chưa thực hiện nghiêm túc chế độ chi tiêu; vẫn còn tình trạng chi hành chính chưa sát với nhiệm vụ và không thiết thực. Chi thường xuyên của một số đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ chứng từ hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính. Chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị, một số xã, thị trấn về hồ sơ thủ tục thực hiện chưa đúng chế độ tài chính và hiệu quả chưa cao.

Các cơ quan, đơn vị còn yếu và lúng túng đối với việc áp dụng và thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 130/2005/NĐ - CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về ở biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

Về chi chế độ chính sách của một số chương trình mục tiêu của Trung ương, của UBND tỉnh các xã, thị trấn thực hiện đang còn chậm và thực hiện bình

xét các hộ được hưởng chính sách ở thôn bản chưa được dân chủ đang còn mang tính hình thức, nên việc thực hiện các chính sách đang còn sai đối tượng, hiệu quả không cao theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và các chương trình mục tiêu theo Nghị định 30a của Chính phủ.

* Hạn chế trong quyết toán ngân sách

Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm....) do trình độ chuyên môn của một số kế toán chưa đạt chuẩn, việc sử dụng quản lý NSNN bằng phần mềm nhiều kế toán sử dụng chưa thành thạo

Một số đơn vị vi phạm Luật NSNN khi để ngoài sổ kế toán các khoản kinh phí từ ngân sách như thu tiền đất, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, các khoản thu phí, lệ phí.

Chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều đơn vị lập báo cáo số liệu chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà htường chỉ rút kinh nghiệm.

* Hạn chế trong kiểm tra, thanh tra ngân sách

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị trên địa bàn vi phạm các quy định về quản lý, điều hành ngân sách như còn hiện tượng thu không phản ánh qua sổ sách, thu không nhập vào ngân sách, chi sai đối tượng... do vẫn còn hiện tượng nể nang, chưa kiên quyết xử lý đối với những sai phạm nên tính răn đe đối với các đơn vị chưa cao, chỉ dừng lại ở hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm, yêu cầu thực hiện thu nộp vào ngân sách, hạch toán lại trên sổ sách.

Đối với khâu kiểm soát chi tại KBNN huyện, khi các đơn vị có sai phạm về chi tiêu như chưa đúng định mức, tiêu chuẩn, thiếu sót hồ sơ, chứng từ... thì KBNN huyện chỉ được quyền ra thông báo kiểm tra hoặc thông báo từ chối thanh toán, yêu cầu các đơn vị điều chỉnh, bổ sung do vậy đã tạo ra tâm lý ỉ lại, thiếu trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống siêu thị dabaco trên địa b àn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 94)