chủ trương, chính sách của nhà nước
2.3.1.1. Ảnh hưởng của hạn hán
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam nằm trong số 2 nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu. Xu hướng biến đổi khí hậu sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều yếu tố tự nhiên khác như lượng bốc hơi tăng, độ ẩm giảm, nhiệt độ không khí tăng, băng tan và mực nước biển dâng. Những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp tới con người, tới môi trường và toàn bộ đời sống kinh tế- xã hội. Những biểu hiện ảnh hưởng rõ nhất đối với sản xuất nông lâm nghiệp đó là: Bão, lũ lụt, hạn hán.
Hạn hán xảy ra ở rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng lớn hơn. Hạn hán năm 1976 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ làm 370.000 ha cây lương thực bị hại. Hạn hán năm 1982 làm cho 180.000 ha cây lương thực ở 6 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bị mất trắng. Năm 1983, hạn hán làm cho 291.000 ha lúa mùa ở miền Trung và Nam Bộ không thu hoạch được. Vụ đông xuân năm 1992, hạn hán và sâu bệnh đã làm cho sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm 559.000 tấn. Năm 1993, diện tích bị hạn ở miền Trung lên tới 175.000 ha, trong đó có tới 35.000 ha bị cháy khô, thất thu ước tính tới 150.000 tấn lúa và hoa màu.
Các vùng sinh thái nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đợt hạn hán 1997-1998 là:
+ Miền núi và Trung du phía Bắc: Khoảng 20% diện tích lúa đông-xuân bị ảnh hưởng, trong đó 2.000 ha bị mất trắng. Sản lượng cây ăn quả và cây công nghiệp giảm đáng kể và các loại sâu bệnh phát triển mạnh. Khoảng 300.000 người không có đủ nước ngọt. Chính phủ đã chi 47,6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của hạn hán.
+ Bắc Trung Bộ: Có 62.000 ha, chiếm khoảng 46% diện tích gieo trồng trên toàn khu vực, bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, trong đó khoảng 50% diện tích trồng trọt bị mất trắng, 800 hồ chứa nước vừa và nhỏ bị cạn hoàn toàn. Khoảng 2,1 triệu người bị thiếu nước ngọt.
+ Vùng ven biển Nam Trung Bộ: Hạn hán đe dọa các vụ đông- xuân, hè- thu và vụ chiêm với tổng diện tích bị hạn lên tới 20,3 – 25,0% diện tích gieo
trồng. Nước biển tràn sâu vào các vùng ven biển tới 10 – 15km và gây ra tình trạng nhiễm mặn trầm trọng. Trong suốt 10 năm qua, các tỉnh trong khu vực này luôn bị hạn hán đe dọa và chỉ trong năm 1998 có khoảng 203.000 người bị thiếu nước ngọt. Vùng khô hạn thường xuyên tại hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và phía nam tỉnh Khánh Hoà có diện tích 200.000-300.000 ha với lượng mưa hàng năm trung bình chỉ có 500-700 mm, khí hậu nắng nóng đã tạo thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát vàng khô hạn với những trảng cây bụi thưa có gai rất khó phát triển sản xuất.
+ Vùng Tây Nguyên: Trong tổng số 24.000 ha lúa đông-xuân, có 7.800 ha bị thiệt hại do đợt hạn 1998. Trong tổng số 110.000 ha diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn có 20.000 ha bị chết. Khoảng 800.000 người bị thiếu nước ngọt.
+ Vùng châu thổ sông Cửu Long (hạ lưu sông Mê Công): Trong mùa khô, mực nước ở hệ thống sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc thường giảm xuống còn khoảng + 1,0 m. Tuy nhiên, trong mùa khô năm 1998, mực nước tại các điểm trên hạ thấp tới mức –0,3 tới – 0,4 m. Nước mặn với độ mặn 4% tràn vào đất liền, có nơi vào sâu tới 45 km, làm cho hai phần ba diện tích bán đảo Cà Mau bị nhiễm mặn. Đợt hạn này đã làm cho khoảng 216.000 ha lúa hè-thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó 32.000 ha bị mất trắng. Trong tất cả các vụ cháy rừng, vụ cháy rừng U Minh Thượng năm 2002 là vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất, đã phá huỷ trên 5.000 ha rừng ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học cao, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Đợt hán hán kéo dài 9 tháng liền năm 2004-2005 đã gây tổn thất nhiều cho sản xuất nông lâm nghiệp ở Nam Trung bộ và Tây nguyên, thiệt hại lên tới 1.700tỷ đồng.
Vụ hè thu năm 2011 tại các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ diện tích cây trồng bị hán lên tới 47.000ha, trong đó 6.250 ha không thể xuống giống. Các tỉnh bị hạn năng gồm Quảng Nam 2.700ha, Bình Định 6.500ha, Phú Yên 741 ha, Ninh Thuận 607 ha, Bình thuận 3526ha, diện tích mất trắng là 300ha.
2.3.1.2. Chủ trương, chính sách của nhà nước
Trước những thay đổi về khí hậu, mà Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia sẽ chịu những tác động nặng nề do vậy việc ứng phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu sống còn của Việt Nam. Chính phủ đã phê duyệt
mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu (QĐ 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008), huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị. Trong đó đối với nông nghiệp cần: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng đến khả năng chịu ngập, chịu hạn, chịu mặn, chịu sâu bệnh cao, thích nghi với sự thay đổi khí hậu phù hợp với đặc điểm từng vùng; chuyển đổi cơ cấu thời vụ để né tránh các cao điểm dễ xuất hiện thiên tai. (Chỉ thị 809/CT- BNN-KHCN ngày 28/3/2011).
Định hướng nông nghiệp chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho vùng Duyên hải miền Trung là: Phát triển nông nghiệp đa dạng như lúa, hoa màu, cây thức ăn gia súc; chăn nuôi lợn, trâu, bò; chú trọng khai thác, đánh bắt thủy sản, nuôi thủy sản ở eo, vịnh đầm phá; sản xuất giống thủy sản; phát triển mạnh nghề muối ở Nam Trung Bộ; phát triển lâm nghiệp gồm rừng phòng hộ, trồng rừng thâm canh, trồng cây phân tán; chú trọng tới các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Đối với Nông nghiệp nói riêng: Phát triển lúa, ngô, lạc, mía, dưa hấu ở vùng Đồng bằng Trung du. Phát triển cao su, cà phê chè, điều, thanh long, nho ở vùng Miền núi và Trung du, đất cát ven biển. Phát triển chăn nuôi bò, trâu theo phương thức trang trại, quản lý chặt chẽ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo hình công nghiệp, trang trại, gia trại. Tổ chức tốt phát triển chăn nuôi cừu, đà điểu, gia súc có nguồn gốc hoang dã: lợn rừng, cá sấu, kỳ nhông. Tạo sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng.
2.3.2.Hiện trạng phát triển các giống lúa chịu hạn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, diện tích canh tác lúa khoảng 4,36 triệu hecta, trong đó có 2,2 triệu hecta là đất thâm canh, chủ động tưới tiêu, còn lại hơn 2,1 triệu hecta là đất canh tác lúa có những khó khăn. Trong 2,1 triệu hecta có khoảng 0,5 triệu hecta lúa cạn và 0,8 triệu hecta nếu gặp mưa to, tập trung sẽ bị ngập úng và còn lại 0,8 triệu hecta là đất bấp bệnh nước (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1995). Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt năm 2010, trong những năm cuối thế kỷ 20, diện tích lúa gieo trồng hàng năm biến thiên từ 4,47 triệu hecta năm 2000 đến 7,5 triệu hecta năm 2010, trong đó có 1,5-1,8 triệu hecta thường bị thiếu nước chiếm 40% diện tích. Năng suất và sản lượng lúa bình quân cả nước cũng không ngừng tăng lên. Năm 2000 năng suất đạt 42,4 tạ/ha và sản lượng đạt 32,53 triệu tấn; đến
năm 2010 năng suất đạt 54,7 tạ/ha và sản lượng đạt 39,90 triệu tấn (Cục Trồng trọt, 2010).
Mặc dù có sự gia tăng rõ rệt về năng suất và sản lượng lúa, nhưng sự gia tăng đó không đồng đều giữa các vùng. Ngoài 2 vùng trồng lúa trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng còn lại như Tây nguyên, Tây bắc, Đông Bắc bộ, Đông Nam bộ và vùng Duyên hải miền Trung năng suất chỉ bằng 62,3-95,6% năng suất bình quân chung trong cả nước. Nếu so sánh với vùng thâm canh chủ động nước thì năng suất lúa ở vùng sinh thái khó khăn chỉ bằng 64,2-79,7%. Theo các nhà kinh tế nước ngoài thì đến năm 2020, sản lượng lúa của Việt nam cần phải tăng thêm 1,43% mỗi năm thì mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân do dân số tăng nhanh, diện tích gieo trồng lúa nước ngày càng có xu hướng giảm đi do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sử dụng đất trồng lúa cho các mục đích khác nhau ngày càng cao (Evenson, 1999).
Khuất Hữu Trung và cs. (2011) đã tiến hành đánh giá tính chịu hạn của 134 giống lúa, trong đó xác định 53 giống có khả năng chống chịu hạn tốt, hầu hết các giống lúa là của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, riêng ở miền Nam, giống lúa chịu hạn là rất ít.
Trước nhứng khó khăn về nước tưới trong sản xuất lúa gạo, hiện nay các giống lúa chịu hạn đang rất được quan tâm. Viện Cây lương thực đã tuyển chọn được giống lúa CH207 cho năng suất chất lượng khá. Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống lúa chịu hạn thích ứng cho vùng Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của BĐKH” – mã số BDDKH22 thực hiện từ năm 2013-2015 do Viện Bảo vệ thực vật làm chủ trì đã tiến hành đánh giá 251 dòng/giống lúa tuyển chọn được 10 dòng/giống chịu hạn ưu tú gồm 7 giống (LCH19, LCH33, LCH37, LCH47, LCH 48 (A17), LCH51 (A35), LCH52) cho vùng canh tác bấp bênh nước và 3 giống cho vùng canh tác nhờ nước trời (LC93- 2, LC93-4, Chấn Thơm).
2.3.3. Các nghiên cứu về sâu cuốn lá
2.3.3.1. Phổ ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ
Theo tác giả Trần Huy Thọ (1983) thì sâu CLN sống trên các loại cỏ mần trầu, cỏ gà nước, cỏ lông, cỏ trứng ếch. Tác giả Vũ Quang Côn (1987) đã tiến hành điều tra sự phân bố mật độ sâu CLN trên một số cây cỏ dại trong thời gian
lúa chưa có ngoài đồng, kết quả cho thấy: cỏ môi có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%, cỏ tranh có 0,01%, cỏ bấc có 10,95%, cỏ lá tre có 6,04%, cỏ lồng vực có 1,73%, cỏ mần trầu là 1%. Theo Trần Văn Rao (1982) thì sâu CLN qua đông chủ yếu trên các cây cỏ dại, trên ruộng mạ là không đáng kể. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành cho thấy có sự có mặt của sâu CLN trên một số ký chủ như sau: lúa chét 1,3%, cỏ mần trầu 53,2%, cỏ gà nước 19,2%, cỏ lồng vực cạn 13,8%, cỏ trứng ếch 12,5%.
2.3.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng
Trưởng thành CLN dài từ 8-12mm, sải cánh dài 13-15mm màu nâu nhạt, viền mép cánh trước có màu nâu sẫm. Cánh trước có 3 vân ngang, vân ngoài và tân trong là vân liền, vân giữa cụt. Cánh sau chỉ có 2 vân ngang. Bước đực và bướm cái có kích thước giống nahu, chỉ khác ở chỗ: viền mép cánh trước của bướm đực không có “điểm mắt” nhưng có túm lông màu vàng. Đốt cuối bụng của bướm đực nhọn hơn bướm cái. Theo dõi sự xuất hiện của bướm CLN trên động ruộng, Nguyễn Văn Hành cho biết, trưởng thành CLN nhừng vũ hóa ở nhiệt độ dưới 120C, hiện tượng vũ hóa sẽ tiếp tục nếu nhiệt độ >160C.
Trưởngthành CLN vũ hóa và ban ngày và ban đêm nhưng tỷ lệ bướm CLN vũ hóa vào ban ngày chiếm ¾ tổng số. Bướm vũ hóa rooj nhất vào 8h30- 9h30 sáng và buổi chiều là 3h30-4h40. Ban ngày trưởng thành ẩn nấp trong các khóm lúa, bờ cỏ, ban đêm mới bay ra hoạt động, thời gian hoạt động là lúc chiều tối sau khi tắt năng mặt trời. Bướm đực hoạt động bay tích cực hơn bướm cái, tìm bướm cái để giao phối. Bướm đực có thể tiến hành giao phối sau vũ hóa 1- 2h. Do vậy, khi vợt trưởng thành trên đồng ruộng tỷ lệ thu được bướm đực cao hơn bướm cái. Thời gian giao phối có thể tiến hành từ 2-4h. Trong suốt thời gian sống, bướm cái chỉ giao phối 1 lần. Bướm sâu CLN có xu tính với ánh sáng.
Bướm sâu CLN thường tập trung trên các chân ruộng có mật độ gieo cấy dày, khóm lúa mập mạp và màu sắc xanh non. Đây là đặc điểm mang tính chọn lọc bảo đảm cho sự tồn tại của thế hệ sau. Do vậy, tạo nên sự phân bố mật độ không đồng đều của sâu CLN trên đồng ruộng. Thường những nơi bón nhiều đạm, cấy dày, cấy những giống lúa chịu phân, đẻ khỏe, bản lá to, màu sắc xanh đạm thì mật độ sâu CLN thường cao. Sau vũ hóa 1-2 ngày bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng đẻ rải rác từng quả ở mặt dưới của lá. Tác giả Hà Quang Hùng (1985) cho biết tỷ lệ trứng đẻ mặt trên của lá là 19,2%, mặt dưới là 80,8%. Mỗi
bướm cái đẻ trung bình 50 quả. Có tài liệu cho rằng lượng trứng đẻ trung bình là 76 quả. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành (1988) ở nhiệt độ 27- 290C và ẩm độ 85-90% trung bình một trưởng thành cái đẻ khoảng 100 quả trứng. Khi theo dõi khả năng đẻ trứng của trưởng thành Trần Huy Thọ nhận định (28), nếu cho trưởng thành ăn thêm nước đường hoặc mật ong pha loãng 5-10% thì lượng trứng tăng rõ rệt. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Tiến hành theo dõi khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái qua các lứa, Nguyễn Văn Hành (1988) cho biết vụ xuân thời gian đẻ trứng từ 5-8 ngày, vụ mùa là 3-5 ngày. Lượng trứng đẻ giảm dần theo số lứa trong năm. Theo dõi trong phòng thí nghiệm tác giả cho biết khi cho bướm ăn bằng nước đường pha loãng ở nhiệt độ 220C, ẩm độ 90% trung bình mỗi bướm cái đẻ 374 quả và ở nhiệt độ 300C ẩm độ 78% bướm chỉ đẻ có 80 trứng. Như vậy với điệu kiện khí hậu ở vụ xuân thích hợp cho bướm đẻ trứng hơn là vụ mùa. Theo dõi sự đẻ trứng của trưởng thành cái theo thời gian tác giả cho thấy 83% lượng trứng được đẻ và ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi vũ hóa. Hai ngày có lượng trứng đẻ nhiều nhất là ngày thứ 4 và ngày thứ 5 chiếm 48,15% tổng số trứng đẻ.
Những ruộng xanh tốt, cấy dày thường hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng. Giai đoạn sinh trưởng khác nhau cũng quyết định đến khả năng để nhiều trứng hay ít trứng của trưởngthành. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành (1988) cho thấy, có khoảng 50,7% lượng sâu non trên các trà lúa thời kỳ đẻ rộ, 35,2% trên trà lúa làm đòng đến trỗ và 14% ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa. Điều này giải thích lý do sâu CLN gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhanh đến đứng cái làm đòng.
Nguyễn Văn Hành cho biết ở nhiệt độ 26,270C, ẩm độ 80% thì thời gian trứng là 4 ngày. Các nghiên cứu về sinh học sâu CLN đều có chung nhận định, thời gian phát dục của sâu non thay đổi tùy thuộc vào điệu kiện môi trường. Nhìn chung thời gian phát dục của sâu non từ 13,14 đến 19,20 ngày.
Sâu non mới nở hoạt động rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Chúng bò khắp nơi trên khóm lúa sau đó chui vào nõn lá hoặc tổ cũ ăn phần thịt lá. Sau một thời gian, thường là tuổi 2 sâu bò lên ngọn lá và nhà tơ khâu 2 mép lá lại với nhau tạo thành tổ và ở bên trong gây hại. Khi ăn hết thức ăn chúng chuyển sang lá khác
tiếp tục tạo bao mới để gây hại, tuổi càng lớn sức ăn của sâu càng khỏe. Trong suốt thời kỳ sâu non, chúng có thể phá từ 4-6 lá. Theo Hồ Khắc Tín (1982) số lá bị hại có thể lên đến 4-9 là. Còn theo Nguyễn Trường Thành (1998) một đời sâu CLN gây hại 3,2-6,2 lá ứng với 12-15cm2, cây lúa bị hại nặng sẽ tăng tỷ lệ hạt lép và giảm số hạt/bông.
Khả năng sống và phát triển của sâu non không chỉ phụ thuộc chặt chẽ vào ôn, ẩm độ mà còn phụ thuộc vào yếu tố thức ăn nơi chúng sinh sống. Theo dõi