Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng chống C.medinalis đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 49 - 50)

PHẦN 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.5. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng chống C.medinalis đạt

đạt hiệu quả kinh tế, môi trường

3.4.5.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tập tính của ong ký sinh kén trắng đơn Apanteles cypris

Thu thập kén ong ký sinh ngoài đồng ruộng cho về vũ hóa để thu trưởng thành.

Tiến hành ghép cặp trưởng thành và cho trưởng thành cái đã giao phối tiếp xúc với ít nhất 30 sâu non tuổi 2, 3 trong 24h, sau đó tách sâu non ra nuôi cá thể như bình thường. Ghi chép thời gian ấu trùng đẫy sức chui ra ngoài cơ thể sâu non, thời gian làm kén, thời gian sống của trưởng thành đực, cái.

Để theo dõi tập tính lựa chọn ký chủ của ong ký sinh Apanteles cypris: chuẩn bị bình tam giác (loại dung tích 1000ml), dưới đáy lót 1 lớp giấy để tạo ẩm, cho lá lúavới một đầu bọc bông thấm nước vào trong. Tiến hành thả 30 sâu từng tuổi khác nhau, mỗi loại tuổi thả riêng một bình. Thả 5 cặp trưởng thành ong ký sinh đã cho giao phối tiếp vào bình tam giác, cho tiếp xúc với sâu non trong 24h sau đó bắt ra.Theo dõi số sâu bị ký sinhsau 5-7 ngày.

3.4.5.2. Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá của một số loại thuốc sinh học và hóa học trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ruộng

Các thí nghiệm tiến hành theo phương pháp thí nghiệm của Cục Bảo vệ thực vật và theo phương pháp của Phạm Chí Thành (1976). Trên các giống lúa chịu hạnthí nghiệm, tiến hành điều tra định kỳ theo phương pháp đã nêu trên.

- Thí nghiệm tuyển chọn thuốc trừ sâu trên lúa trong điều kiện nhà lưới: Mỗi loại thuốc trừ sâu là một công thức thí nghiệm. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần và phun theo chỉ dẫn sử dụng. Trồng các giống lúa chịu hạntrong chậu đường kính 50cm, giống lúa thí nghiệm có thời gian ít nhất 30 ngày tuổi.Tiến hành thả 30 sâu non sâu cuốn lá nhỏ tuổi 2-3 vào các chậu lúa, để sâu ổn định trong vòng 48h sau đó tiến hành phun thuốc. Xác định số sâu chết ở mỗi công thức sau 1, 3, 5, ngày sau phun bằng cách nhẽ nhàng bóc kiểm tra bao lá. Hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo công thức Abbott

- Thí nghiệm ngoài đồng: Tiến hành theo ô thí nghiệm 100m2. Mỗi loại thuốc là một công thức được bố trí ngẫu nhiên theo khối nhắc lại 3 lần. Mỗi ô theo dõi theo 5 điểm chéo góc. Tiến hành điều tra mật độ sâu hại trước và sau khi phun 3,7,10 ngày. Hiệu lực của thuốc tính theo công thức Abbott và công thức Henderson-Tilton

+ Công thức Abbott (Thí nghiệm ngoài nhà lưới) Hiệu lực (%) = (1- )

Ca

Ta x 100

+ Công thức Henderson-Tilton (Thí nghiệm ngoài đồng) Hiệu lực (%) = (1- ) Tb Cb x Ca Ta x 100

Trong đó: Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước xử lý Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý

Tb: Số sâu sống ở công thức phun thuốc trước khi xử lý Ta: Số sâu sống ở công thức phun thuốc sau khi xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)