Trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm 31,030C, ẩm độ 76,12% và được bổ sung thức ăn là dung dịch mật ong 10%, trung bình trưởng thành sâu cuốn lá có thể sống từ 7,0-8,1 ngày (Bảng 13). Thời gian sống của trưởng thành cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi các giống các nhau. Tuy nhiên, thời gian này lại có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thức ăn cho trưởng thành sâu CLN. Theo Nguyễn Đình Chi (2003), khi được ăn thêm mật ong nguyên chất thì trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ có thể sống từ 9-15 ngày, trung bình 12,7 ngày. Còn khi không có thức ăn, trưởng thành chỉ sống khoảng 3-5 ngày.
Bảng 13. Thời gian sống của trưởng thành và tỷ lệ giới tính (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2016)
Công thức Tỷ lệ cái/đực Thời gian sống trưởng thành
Đực Cái
TN1 1.27:1 8,1a 7,9a
A17 1.11:1 7,2a 7,6a
LCH37 1.09:1 7,7a 7,0a
Ghi chú: trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác với độ tin cậy 95% (So sánh theo
phương pháp Tukey); Điều kiện thí nghiệm: T=31,030C, RH=76,12%; Trưởng thành ăn thêm dung dịch
mật ong 10%.
Như vậy, các số liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu CLN trên các giống lúa chịu hạn thí nghiệm đều cho thấy các đặc điểm sinh học của chúng không có sự khác biệt rõ rệt khi được nuôi trên các giống khác nhau.Về cơ bản các chỉ tiêu sinh học như thời gian phát triển các pha, vòng đời, số trứng đẻ, thời gian sống của trưởng thành chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn thêm. Tuy nhiên, khi tiến hành thống kê tỷ lệ giới tính của trường thành sau khi vũ hóa cho thấy, tỷ lệ trưởng thành cái vũ hóa nhiều hơn khi sâu được nuôi trên giống nhiễm TN1 (bảng 13). Cụ thể, tỷ lệ đực/cái ở các giống TN1, A17 và LCH37 lần lượt là 1,27:1, 1,11:1 và 1,09:1. Do vậy, chúng tôi tiếp tục tiến hành các phân tích kỹ lưỡng hơn về tính kháng của các giống thí nghiệm đối với loài sâu hại này, kết quả được trình bày ở các phần tiếp theo.