Phương pháp đánh giá phản ứng của một số giống lúa chịu hạn với sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 46 - 48)

PHẦN 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.3. Phương pháp đánh giá phản ứng của một số giống lúa chịu hạn với sâu

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá giống đối với sâu cuốn lá (SES) do IRRI ban hành (5th edition, 2013).Trong điều kiện nhà lưới, đánh giá giống với sâu cuốn lá được thực hiện trên cây mạ (14 – 21 ngày). Và tiến hành đánh giá tại thời điểm 17 ngày sau lây nhiễm. Các bước chuẩn bị đánh giá được thực hiện như sau:

Bước Chi tiết 1.

Chuẩn bị kế hoạch gieo và lây nhiễm

 Lên kế hoạch gieo hạt các giống thí nghiệm (LCH37, A17 và LC93-4), và nhiễm (TN1) 14 ngày trước khi lây nhiễm.  Trước khi lây nhiễm 5 ngày, ghép trưởng thành cho đẻ trứng; Cho trưởng thành ăn thêm mật ong để trưởng thành đẻ được nhiều trứng hơn.

2.

Liệt kê các công thức

 Liệt kê số của giống lên bảng số liệu.  Sử dụng giống chuẩn nhiễm là TN1 3.

Chuẩn bị khay

 Sử dụng khay nhôm kích thước 60 x 40 x 15cm, cho đất vào khay, cách miệng khay 6cm.

 Chia khay thành các công thức, nhắc lại 3 lần. 4.

Gieo và chăm sóc vật liệu giống

 Gieo 20 hạt/công thức. Phù đất bột lên bề mặt.

 Tỉa còn 10 cây/công thức 10 ngày gieo. Sau đó bón phân đạm.

5.

Lây nhiễm

 Tại thời điểm 14 ngày sau gieo, cho khay vào lồng lưới và thả 02 sâu non tuổi 1 lên mỗi cây.

6.

Đánh giá

 17-20 ngày sau lây nhiễm, đánh giá thiệt hại do sâu non gây ra.

- Để kiểm định thí nghiệm, ít nhất 6% số lá của giống nhiễm phải bị hại.

- Đánh giá diện tích lá bị hại của mỗi lá. Với mỗi công thức kiểm tra tất cả các lá và chấm điểm từ 0-3 dựa trên diện tích lá bị hại.

Điểm Thiệt hại

0 Không bị hại

1 Đến 1/3 diện tích lá 2 Từ 1/3 – 1/2 diện tích lá 3 > diện tích lá

- Dựa trên số lá bị hại với mỗi điểm đã chấm, tính tỷ lệ hại (R) theo công thức:

[No. lá (1) x 100]x1 + [No. lá (2) x 100]x2 + [No. lá (3) x 100]x3

Tổng số lá theo dõi x 6

Sau đó tính tỷ lệ hại hiệu chỉnh (D) cho các công thức dự trên công thức.

R của giống TNo

D = --- x 100 R của giống nhiễm (TN1)

- Chuyển D sang thang điểm 0-9 Điểm % tỷ lệ hại hiệu chỉnh (D)

0 0 1 1-10 3 11-30 5 31-50 7 51-75 9 > 75%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)