DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 75 - 79)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐ

VỚI SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA SÂU CLN (Cnaphalocrocismedinalis)

TRÊN CÁC GIỐNG LÚA CHỊU HẠN

4.5.1. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ tại Nha Trang – Khánh Hòa (vụ Đông Xuân, 2015-2016) Đông Xuân, 2015-2016)

Kết quả điều tra sâu cuốn lá nhỏ tại Nha Trang – Khánh Hòa vụ Đông Xuân năm 2016cho thấy chúng xuất hiện trên đồng ruộng từ đầu vụ đến cuốn vụ và có mật độ khá cao (Bảng 16).

Bảng 16. Điễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ tại tại Nha Trang – Khánh Hòa (Vụ Đông Xuân, 2016)

Ngày điều tra Mật độ (con/m2) Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 24/12/2015 0 31/12/2015 2.4 7/01/2016 11.1 Đẻ nhánh 13/01/2016 14.3 Đẻ nhánh 20/01/2016 21.7 Đẻ nhánh 27/01/2016 33.2 Đẻ nhánh 3/02/2016 37.9 Đứng cái 10/02/2016 24.3 Đứng cái 16/02/2016 17.6 Đứng cái - làm đòng 23/02/2016 12.4 Đứng cái – làm đòng 2/03/2016 14.1 Trỗ bông 9/03/2016 19.8 Trỗ bông 16/03/2016 17.5 Trỗ bông, ngậm sữa 23/03/2016 14.2 Chắc xanh 30/03/2016 12.8 Chắc xanh 6/04/2016 11.3 Chín sáp 13/04/2016 7.2 Chín sáp 20/04/2016 4.3 Đỏ đuôi 25/04/2016 0 Thu hoạch

Trên lúa đông xuân 2016 tại Nha Trang – Khánh Hòa mật độ sâu cuốn lá dao động trọng khoảng 2,4 – 37,8 con/m2. Các kết quả Bảng 16 cho thấy, sâu cuốn lá hình thành 2 đỉnh cao, đỉnh cao vào các thời điểm ngày 3/2 và ngày 16/3 khi lúa đang các giai đoạn kết thúc đẻ nhánh và trỗ bông. Mật độ của chúng giảm dần từ đỉnh cao thứ nhất 37,9 con/m2, xuống còn 19,8 con/m2 ở đỉnh cao thứ 2. 4.5.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các giống lúa chịu hạn tại Nha Trang – Khánh Hòa (Vụ Đông xuân, 2016)

Kết quả theo dõi diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa chịu hạn được trồng tại Nha Trang – Khánh Hòa vụ đông xuân 2016 cho thấy, mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống không có khác biệt rõ rệt. (Hình 10).

Hình 10. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa chịu hạn tại Nha Trang, Khánh Hòa (vụ Đông Xuân, 2016) Nha Trang, Khánh Hòa (vụ Đông Xuân, 2016)

Tương tự mật độ sâu ngoài đại trà sản xuất, trên các giống lúa chịu hạn cũng hình thành 2 đỉnh cao. Mật độ sâu cao nhất ghi nhận trên giống A17 là 29,5 con/m2, trong đó trên giống LCH37 là 36,2 con/m2 tại đỉnh cao thứ nhất. Ở đỉnh cao thứ 2, mật độ sâu thấp hơn tương ứng là 21,7 con/m2 trên giống A17 và 18,1 con/m2 trên giống LCH37.

4.5.3. Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ gây hại của sâu cuốn lá

4.5.3.1. Ảnh hưởng của phân đạm đến tỷ lệ lá bị hại

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau được thực hiện tại nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2015 với 3 công thức là 3 mức phân đạm khác nhau, và đối chứng không bón phân.

Bảng 17. Tỷ lệ lá bị hại bởi sâu cuốn lá C. medinalis ở các nền phân bón (đạm) khác nhau trên giống LCH37 (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Công thức 80N 100N 120N Đ/C

Tỷ lệ lá bị hại (%) 14,22b 15,52ab 16,4a 9,02c

CV% 9,4%

F-tn 65,06

P-value 0,000

Ghi chú: - Trong cùng một hàng các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác với độ tin cậy 95% (So sánh theo phương pháp Tukey); - 80N, 100N, 120N: mức đạm quy đổi tương tứng 80kg/ha, 100kg/ha và 120kg/ha;

Đ/C: đối chứng không bón;

Các kết quả ở Bảng 17 cho thấy, giữa các các công thức phân bón đã có sự sai khác mang ý nghĩa thông kê (Ftn=65,06;df=3, 36; P<0,05). Trong đó ở tất các công thức bón phân, tỷ lệ lá bị hại đều cao hơn hẳn so với đối chứng. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, việc rằng hàm lượng phân bón cũng làm tăng tỷ lệ lá bị hại, ở công thức 80N tỷ lệ lá bị hại là 14,22%, ở công thức 100N và 120N tỷ lệ lá bị hại tương ứng là 15,52% và 16,4%. Tuy nhiên giữa hai công thức lượng đạm 100N và 120N thì sự sai khác không mang ý nghĩa thống kê.

4.5.3.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các nền phân bón khác nhau Các kết quả theo dõi mật độ sâu cuốn lá trên đồng ruộngtại Nha Trang, Khánh Hòa vụ Hè thu 2015 ở các mức phân bón khác nhau được thể hiện Hình 6. Trong đó, ruộng thí nghiệm được bố trí với 3 công thức bón phân với lượng phân vi sinh, phân lân và kali là cố định, còn phân đạm dao động ở 3 mức 80N, 100N và 120N.

Hình 11. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các nên phân bón khác nhau (Nha Trang, Khánh Hòa – Hè Thu, 2015)

Ghi chú: Lượng phân tính cho 1ha,CT1: 500kg vi sinh + 80N + 90P205 + 60K20; CT2: 500kg vi sinh +

100 N + 90P205 + 60K20; CT3: 500kg vi sinh +120 N + 90P205 + 60K20; Giống lúa thí nghiệm LCH37.

Kết quả điều tra cho thấy mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở công thức bón nhiều phân có xu hương cao hơn ở những công thức bón ít phân.Ở cả 3 công thức, mật độ sâu cuốn lá nhỏ đều xác lập 2 đỉnh cao, mật độ ở đỉnh cao thứ 1 cao hơn so với đỉnh cao thứ 2. Ở công thức CT1, CT2, CT3 mật độ ở đỉnh cao thứ nhất lần lượt là 15,3 con/m2, 18,8 con/m2 và 21,4 con/m2. Ở đỉnh cao thứ 2 con số này lần lượt là 9,1 con/m2, 10,8 con/m2 và 14,3 con/m2. Kết quả hình 6 cũng cho thấy, ở CT3 với mức bón đạm cao 120N, đỉnh cao sâu non có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với các mức phân bón còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)