2015 – 2016
4.2. THÀNH PHẦN SÂU HẠI LÚA CHỊU HẠN VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU CUỐN LÁ NHỎ(Cnaphalocrocismedinalis) TẠI NHA TRANG, SÂU CUỐN LÁ NHỎ(Cnaphalocrocismedinalis) TẠI NHA TRANG, KHÁNH HÒA
4.2.1. Thành phần sâu hại lúa chịu hạn tại Nha Trang, Khánh Hòa
Điều tra, thu thập thành phần côn trùng gây hại trong điều kiện canh tác tại Nha Trang, Khánh Hòa được thực hiện ở vụ hè thu năm 2015 nhằm tìm hiểu số lượng loài cũng như những loài gây hại chủ yếu trên các giống lúa chịu hạn. Kết quả thu thập gồm 24 loài thuộc 17 họ, 6 bộ côn trùng (Bảng 7).
Bảng 7. Số lượng và tỷ các loài sâu hại lúa chịu hạn tại Nha Trang, Khánh Hòa (Vụ hè thu – 2015)
STT Tên bộ Số lượng Tỷ lệ loài
(%) Họ Loài 1 Bộ cánh thẳng (Orthoptera) 2 4 16.7% 2 Bộ cánh đều (Homoptera) 4 5 20.8% 3 Bộ cánh nửa (Hemiptera) 3 4 16.7% 4 Bộ cánh vảy (Lepidoptera) 5 8 33.3% 5 Bộ hai cánh (Diptera) 2 2 8.3% 6 Bộ cánh tơ (Thysanoptera) 1 1 4.2% Tổng cộng 17 24
Trong tổng số các loài thu thập được, bộ cánh vảy (Lepidoptera) chiếm tỷ lệ nhiều nhất 8 loài tương ứng với 33,3% tiếp đến là bộ cánh đều (Homoptera) 20,8%, hại bộ cánh nửa (Hemiptera) và bộ cánh thẳng (Orthoptera) cùng chiếm tỷ lệ 16,7%; Bộ cánh tơ (Thysanoptera) là bộ có số loài phát hiện gây hại ít nhất (01 loài), chiếm 4,2%.
So với kết quả điều tra thành phần sâu hại trên các giống lúa chịu hạntrên mô hình tại Phú Yên (vụ hè thu 2013-2014) do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện, thành phần sâu hại lúa chịu hạn tại Khánh Hòa nhiều hơn 8 loài. Ngoài ra tại Yên Thành – Nghệ An, một địa phương cũng nằm trong khu vực miền Trung nơi cũng có cơ cấu mùa vụ khá giống với Khánh Hòa, Nguyễn Đình Chi (2003) đã phát hiện 39 loài côn trùng hại lúa, nhiều hơn các kết quả của chúng tôi 15 loài. Tuy nhiên, kết quả điều tra được Nguyễn Đình Chi thực hiện trong 4 năm từ 1995-1998, do vậy việc phát hiện số lượng loài có thể sẽ nhiều hơn.
Khác với các kết quả ghi nhận từ Nguyễn Đình Chi (2003) và một số tác giả khác,chúng tôiđãghi nhận được sự xuất hiện của một số loài côn trùng hại rễ như: rệp hại rễ (Tetraneura nigriabdominalis) và dễ dũi (Gryllotalpa orientalis)gây hại trên giống một số giống lúa chịu hạn mà trước đó không được ghi nhận gây hại trên các giống lúa nước được trồng ngoài đại trà sản xuất.Điều này được giải thích do đặc tính chịu hạn tốt, đặc biệt là những giống như LC93-4, LC93-2 được giới thiệu phát triển cho những vùng không chủ động nước tưới, phụ thuộc nước trời, có thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khô hạn nên có thể bị tấn công bởi một số loài côn trùng sống trong đất và gây hại vùng rễ.
Bảng 8. Thành phần loài sâu hại lúa chịu hạn tại Nha Trang, Khánh Hòa (Vụ Hè thu – 2015)
STT Tên thường gọi Tên khoa học Bộ/Họ TSBG
I Bộ Cánh thẳng ORTHOPTERA
1 Châu chấu lúa Oxya chinensis Thunberg Acrididae ++ 2 Cào cào nhỏ Atractomarpha chinensis
Bolivar
Acrididae +
3. Cào cào lớn Acrida chinensis
Westwood
Acrididae +
4. Dễ dũi Gryllotalpa orientalis
Burm
Gryllotalpidae +
II Bộ Cánh đều HOMOPTERA
5 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal. Delphacidae +++ 6 Rầy lưng trắng Sogatella furcifera
Hovarth
Delphacidae ++
7 Rầy xanh đuôi đen Nephotetix bipunctatis
Fabr.
Cicadellidae +
8 Rầy điện quang Recilia dorsalis Jassidae +
9 Rệp hại rễ Tetraneura nigriabdominalis
Aphididae
III Bộ Cánh nửa HEMIPTERA
10 Bọ xít đen Scotinophora lurida
Burm
Pentatomidae +
11 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus Pentatomidae ++
STT Tên thường gọi Tên khoa học Bộ/Họ TSBG Thunberg
13 Bọ xít gai Cletus punctiger Dalllas Coreidae +
IV Bộ Cánh vảy LEPIDOPTERA
14 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee
Crambidae +++
15 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Buremer et Grey
Hesperiidae +
16 Sâu đục thân hai chấm Tryporyza incertulas Walker Pyralidae ++ 17 Sâu đục thân cú mèo
Sesamia inferens Walker Noctuidae +
18 Sâu đo nâu Mocis sp. Noctuidae +
19 Sâu đo xanh trên lúa
Naranga aenescens
Moore
Noctuidae +
20 Sâu cắn gié Leucania separata
Walker
Noctuidae +
21 Sâu róm Psalis securis Hubner Lymantriidae +
V Bộ Hai cánh DIPTERA
22 Sâu năn Orseolia ozyzae Wood Mason
Cecidomyiidae +
23 Ruồi đục nõn Hydrellia sp. Ephydridae ++
VI Bộ Cánh tơ THYSANOPTERA
24 Bọ trĩ Thrips oryzae Bagnall Thripidae ++
Ghi chú: TSBG – Tần suất bắt gặp;
+ : Ít xuất hiện, gây hại không đáng kể, tần suất bắt gặp 5-20% ++: Xuất hiện thường xuyên, đôi khi gây hại rõ rệt, tần suất bắt gặp 21-50%
+++ : Xuất hiện phổ biến, gây hại nặng, tần suất bắt gặp > 50%
Các kết quả điều tra, thu thập trên đồng ruộng tại Nha Trang – Khánh Hòa cũng cho thấy, rầy nâu (Nilaparvata lugens) và sâu cuốn lá nhỏ(Cnaphalocrocis medinalis) là hai loài có tần suất xuất hiện lớn nhất. Ngoài ra, các loài như châu chấu lúa(Oxya chinensis), bọ xít xanh(Nezara viridula), bọ xít dài(Leptocorisa acuta), sâu đục thân lúa 2 chấm (Tryporyza incertulas), ruồi đục nõn (Hydrellia
sp.)và bọ trĩ(Thrips oryzae) là những loại cũng có tần xuất bắt gặp khá cao. Đây cũng là những loài gây hại phổ biến ngoài sản xuất đại trà.
4.2.2. Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏC.medinalis tại Nha Trang, Khánh Hòa. Khánh Hòa.
Kết hợp với thành phần sâu hại trên các giống lúa cạn, điều trathành phần thiên địch trên sâu CLN cũng được tiến hành để tìm hiểu sự xuất hiện của kẻ thù tự nhiên của loài dịch hại này trên đồng ruộng, từ đó xác định vai trò hạn chế sâu CLN của loài quan trọng nhằm lợi dụng chúng trong công tác phòng trừ sinh học. Kết quả thu thập thành phần thiên địch (bảng 9) gồm 15 loài trong đó 12 loài côn trùng và 3 loài nhện theo đặc điểm phân loại; được sắp xếp thành 8 loài bắt mồi ăn thịt và 7 loài ký sinh theo quan hệ dinh dưỡng với vật chủ.
Bảng 9. Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Nha Trang, Khánh Hòa (2015)
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ
Pha vật chủ MĐ PB I HYMENOPTERA
1 Ong kén trắng đơn Apanteles cypris
Nixon Braconidae SN +++ 2 Ong kén trắng tập thể Apanteles ruficrus Haliday Braconidae SN + 3 Ong cự vàng chấm đen Xanthopimla punctata F. Ichneumonidae N ++ 4 Ong cự vàng Xanthopimpla flavolineata Cam. Ichneumonidae N ++ 5 Ong vàng Temelucha philippinenis Ashmead Ichneumonidae SN +
6 Ong ký sinh đa phôi Copidosomopsis coniTrjapitzin Encyrtidae SN + 7 Ong mắt đỏ Trichogramma japonicum Ashmead Trichogrammatidae Tr ++
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Pha vật chủ MĐ PB II COLEOPTERA
8 Bọ rùa đỏ Micrapis discolor
Fabr.
Coccinellidae SN +++
9 Bọ cánh cộc Paederus fuscipes
Curtis
Staphylinidae SN +++
10 Bọ ba khoang Ophionea indica
(Thunb.)
Carabidae SN ++
11 Bọ chân chạy Ophionea ishiiHabu.
Carabidae SN +++
III ODONATA
12 Chuồn chuồn chim Agriocnemis femina
Coenagrionidae TT ++
IV ARANEIDA
13 Nhện lưới Araneus inustus
Koch
Araneidae TT +
14 Nhện linh miêu Oxyopes javanus
Thorell
Oxyopidae TT +
15 Nhện sói đinh ba Lycosa
pseudoanulata
Boes et Strand
Lycosidae TT ++
Ghi chú: Tr – Trứng; SN – sâu non; N – nhộng; TT – trưởng thành; TSBG – Tần suất bắt gặp;
+ : Ít xuất hiện, gây hại không đáng kể, tần suất bắt gặp 5-20% ++: Xuất hiện thường xuyên, đôi khi gây hại rõ rệt, tần suất bắt gặp 21-50%
+++ : Xuất hiện phổ biến, gây hại nặng, tần suất bắt gặp > 50%
Trong các loài thu thập được tại Khánh Hòa năm 2015, bọ rùa đỏ nhỏ (Micrapis discolor), bọ ba khoang (Ophionea indica), bọ cánh cộc (Paederus fuscipes) là những loài BMAT có tần suất bắt gặp nhiều nhất. Đối với loài thiên địch ký sinh, ong ký sinh kén trắng đơn Apanteles cypris là loài có tần suất xuất hiện lớn nhất. Đây được đánh giá là loài ký sinh chuyên tính đối với sâu non sâu cuốn lá nhỏ, với tỷ lệ sâu CLN bị ký sinh khá cao trên đồng ruộng. Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài luận văn đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tập tính của loài ong ký sinh này, kết quả được trình bày ở phần sau. Ngoài ra trên đồng ruộng còn ghi nhận sự xuất hiện của một số loài ký sinh trứng
Trichogramma japonicum, ong ký sinh nhộngXanthopimla punctata F. với tần suất bắt gặp khá cao.
a. Ong ký sinh đa phôi
Copidosomopsis coni
b. Ong ký sinh nhộng
Xanthopimla flavolineata
c. Nhện linh miêu Oxyopes javanus d. Nhện sóiLycosa pseudoanulata
e. Ong ký sinh kén trắng
Apanteles cypris
f. Bọ rùa đỏ Micrapis discolor
Hình 5. Một số loài thiên địch trên sâu cuốn lá nhỏ tại Nha Trang, Khánh Hòa (2015)
4.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ NHỎ
(Cnaphalocrocis medinalis G.) TRÊN CÁC GIỐNG LÚA CHỊU HẠN
4.3.1. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu CLN
Sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis được coi là loài dịch hại phổ biến trên cây lúa. Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm sinh vật học của loài sâu hại này.
Các kết quả nhân nuôi sâu CLN trong thí nghiệm và ngoài thực địa chúng tôi ghi nhận sâu non sâu CLN có 5 tuổi trải qua 4 lần lột xác. Tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hành và cs. (1989), sâu non có thể lột xác từ 4-5 lần tức là có thể có từ 5 đến 6 tuổi. Hong-Hyun Park (2014) thì cho rằng sâu CLN có 6 tuổi. Các kết quả nghiên cứu của Trần Huy Thọ và cs. (1983) cho thấy sâu non sâu CLN có từ 4-7 tuổi nhưng chủ yếu là 5 tuổi và 6 tuổi. Các giả trên đều có nhận định chung thời gian phát dục của từng tuổi là không giống nhau, tương tự như các kết quả nhân nuôi của chúng tôi trên các giống lúa thí nghiệm của đề tài.
Bảng 10. Thời gian phát triển pha sâu non sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các giống lúa chịu hạn (2016)
Đợt nuôi Tuổi sâu Giống lúa thí nghiệm Điều kiện nuôi TN1 A17 LCH37 Đợt 1 (12/3- 08/4) T1 3.29 ± 0.66 3.44 ± 0.58 3.19 ± 0,40 T = 23,800C RH = 83,40% T2 2.81 ± 0.56 3.02 ± 0.59 3,04 ± 0,53 T3 2.73 ± 0.55 2.95 ± 0.58 2.59 ± 0,64 T4 4.75 ± 0.72 4.86 ± 0.81 4.95 ± 0,76 T5 5.63 ± 0.83 5.92 ± 0.94 5.89 ± 0,88 Pha sâu non 19.21 ± 2.77 20.45 ± 2.24 20,02 ± 1,72 Đợt 2 (8/9- 30/9) T1 2.32 ± 0,48 2.46 ± 0,51 2.41 ± 0,50 T = 32,340C RH = 74.74% T2 2.15 ± 0,36 2.23 ± 0,43 2.19 ± 0,40 T3 1.73 ± 0,46 1.91 ± 0,43 1.83 ± 0,49 T4 3.43 ± 0,51 3.65 ± 0,49 3.55 ± 0,59 T5 4.75 ± 0,44 4.95 ± 0,39 4.84 ± 0,37 Pha sâu non 14.38 ± 1,00 15.20 ± 1,14 14.82 ± 1,66
Ghi chú:Số liệu được biểu diễn theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD); T1-5: các tuổi sâu non từ 1 đến 5; T: nhiệt độ; RH: ẩm độ không khí; Đợt 1: Nuôi tại Nha Trang – Khánh Hóa; Đợt 2: Nuôi tại nhà
Các kết quả nhân nuôi trong cả hai đợt thí nghiệm với 2 nền nhiệt độ trung bình khác nhau trên 3 giống lúa khác nhau gồm 2 giống thí nghiệm A17 và LCH37 là hai giống lúa chịu hạn được giới thiệu cho canh tác bấp bênh nước tại Khánh Hòa và TN1 là giống chuẩn nhiễm sâu CLN, chúng tôi đều thấy rằng thời gian phát triển các tuổi của sâu non sâu CLN không có sự chênh lệch quá lớn khi được nuôi trên các giống lúa khác nhau (Bảng 10).
Tuy nhiên, dưới 2 nền nhiệt độ khác nhau giữa hai đợt thí nghiệm, thời gian phát triển của các tuổi sâu non có xu thế rút ngắn lại theo chiều tăng của nhiệt độ. Cụ thể đợt thí nghiệm 2 (ở nhiệt độ trung 32,340C, ẩm độ 74,74%) thời gian phát triển của sâu non kéo dài từ 14,38 – 15,20 ngày, trong khi đó đợt 1 (nhiệt độ 23,800C, ẩm độ 83,40%) thời gian sâu non kéo dài tới 19,21-20,45 ngày.
Tương tự với các pha phát triển còn lại của sâu CLN, trong điều kiện nuôi đợt 2 với nhiệt độ cao (trung bình 31,840C) thời gian trứng khoảng 3-3,2 ngày, nhộng khoảng 6,4-6,8 ngày và tiền đẻ trứng trưởng thành là 1,56-1,82 ngày. Trong khi đó, ở đợt nuôi 1 (nhiệt độ trung bình 24,010C)thời gian này kéo dài tương ứng là 4,3-4,8 đối với pha trứng, 7,3-7,6 đối với nhộng và thời gian tiền đẻ trứng kéo dài 2,44-2,65 ngày.
Bảng 11. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các giống lúa chịu hạn trên các giống lúa chịu hạn
Đợt nuôi Pha phát dục Giống lúa thí nghiệm Điều kiện nuôi TN1 A17 LCH37 Đợt 1 (10/3- 21/4) Trứng 4,80 ± 0,07 4,50 ± 0,06 4,30 ± 0,12 T = 24,010C RH = 83,40% Sâu non 20,19 ± 2,24 20,45 ± 2,03 20,02 ± 1,72 Nhộng 7,60 ± 0,91 7,30 ± 0,77 7,50 ±0,52 Tiền đẻ trứng 2,44 ± 0,79 2,54 ± 0,65 2,65 ± 0,47 Vòng đời 33,90± 4,01 34,53± 3,51 33,28± 2,83 Đợt 2 (4/9- 9/10) Trứng 3,20 ± 0,08 3,00 ± 0,04 3,10 ± 0,03 T = 31,840C RH = 75,18% Sâu son 14,38 ± 1,00 15,20 ± 1,14 14,82 ± 1,66 Nhộng 6,40 ± 0,70 6,60 ± 0,59 6,80 ± 0,47 Tiền đẻ trứng 1,56 ± 0,75 1,82 ± 0,68 1,73 ± 0,42 Vòng đời 25,54 ± 2.53 26,62 ± 2,45 26,45 + 2,58
Ghi chú:Số liệu được biểu diễn theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD); T: nhiệt độ không khí; RH: ẩm độ không khí; Đợt 1: Nuôi tại Nha Trang – Khánh Hóa; Đợt 2: Nuôi tại nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật
Như vậy, thời gian vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa chịu hạn không có sự khác nhau rõ rệt. Khi ở nhiệt độ cao (31,840C) vòng đời dao động trong khoảng 25,54-26,62 ngày và kéo dài từ 33,28-34,53 ngày khi nhiệt độ xuống 24,010C. Điều này tương tự với các kết quả nhân nuôi trước đây của Nguyễn Văn Hành (1989), Nguyễn Đình Chi (2003). Ngoài ra, Padvamathi et al. (2013) cũng cho rằng thời gian phát dục các pha của sâu CLN sẽ giảm khi nhiệt độ tăng trong khoảng từ 18 đến 340C.
Hình 6. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa chịu hạn khác nhau (Nha Trang, Khánh Hòa & Viện Bảo vệ thực vật, 2016)
4.3.2. Sức đẻ trứng và thời gian sống của trưởng thành sâu CLN
So sánh sức đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ khi được nuôi trên các giống lúa khác nhau, các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy số lượng trứng đẻ trung bình/trưởng thành cái giữa các giống khác nhau không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (Bảng 12).
Bảng 12. Sức sinh sản của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2016)
Công thức Thời gian đẻ trứng Số trứng đẻ trung bình/con cái Tỷ lệ nở (%) TN1 4,6 ± 1,24 109.6 ± 22.28a 82,49% A17 4,2 ± 1,02 87.5 ± 14.37a 85,32% LCH37 4,5 ± 1,15 98.6 ± 19.14a 79,24%
Ghi chú: trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác với độ tin cậy 95% (So sánh theo phương pháp Tukey); Số liệu được biểu diễn theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD); Điều kiện thí
nghiệm: T=31,030C, RH=76,12%; Trưởng thành ăn thêm dung dịch mật ong 10%.
Các số liệu cũng cho thấy sức đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá là không đồng đều giữa các cặp với độ lệch chuẩn (SD) khá lớn so với giá trị trung bình.Trưởng thành đẻ trứng trong khoảng từ 4,2 đến 4,6 ngày. Số trứng đẻ trung bình/1 con cái khi được nuôi trên các giống lúa chịu hạn A17 và LCH37 lần lượt là 87,5 và 98,6 quả/con cái; con số này lớn hơn một chút trên giống TN1 là 109,6 quả. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành và cs. (1989) tại Viện Bảo vệ thực vật cho thấy một trưởng thành cái của sâu cuốn lá nhỏ có khả năng đẻ được từ 50,4 đến 260,8 trứng. Trong khi đó, Trần Huy Thọ và cs. (1983) cho rằng trưởng thành trung bình đẻ 180,7-374,0 quả, một trưởng thành cái có thể đẻ tối đa 500 quả trứng. Như vậy, các kết quả của đề tài luận văn có phần thấp hơn. Cũng theo các tác giả này điều kiện tối thích cho trưởng thành cái đẻ trứng là 25-270C ẩm độ là 85-90%, trong đó điều kiện môi trường tại phòng thí nghiệm của chúng tôi lại cao hơn (31,030C) và ẩm độ lại thấp hơn (76,12%), nên chưa thực sự phù hợp cho việc đẻ trứng của trưởng thành. Tuy vậy, các kết quả của chúng tôi lại cao hơn nhiều so với Nguyễn Đình Chi (2003) khi nuôi sâu cuốn lá trên giống CR203, chỉ đạt 33,5-37,7 quả/con cái ở cùng một khoảng ẩm độ khá giống nhau (78,6-86%) nhưng ở nên nhiệt độ thấp hơn (khoảng 27-