Đặc điểm của một số giống lúa chịu hạn được trồng tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 57 - 60)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Đặc điểm của một số giống lúa chịu hạn được trồng tại Khánh Hòa

4.1.3.1. Giống lúa LC93-4

Là giống lúa cạn LC 93-4 được chọn lọc từ dòng gốc CAN 4140-1 trong tập đoàn lúa cạn IRRI 1993. Là giống có triển vọng, được tiếp tục khảo nghiệm theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 7 năm 2004.

LC93-4 là giống có đặc tính nông học tốt, dáng cây gọn, lá đòng to, góc lá đòng hẹp, đẻ nhánh trung bình, lá có màu xanh đậm, bông dài (20-23cm), tỉ lệ hạt chắc/bông cao, thấp cây (110 – 120cm), trọng lượng 1000 hạt khoảng 27 – 29

gam, chống đổ tốt. LC93-4 là một giống lúa cạn có thời gian sinh trưởng ngắn từ 115 - 120 ở vụ mùa vùng Duyên hải miền Trung. Năng suất cao, có khả năng chịu hạn tốt, khả năng phục hồi sau hạn nhanh, là giống chịu thâm canh, có khả năng thích ứng sinh thái rộng.Là giống ít sâu bệnh, có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh thối thân khá, chất lượng gạo cao, hạt trong dài, tỉ lệ gạo cao. Năng suất bình quân đạt 45 – 50tạ/ha. (Bảng 6).

4.1.3.2. Giống lúa LCH37

Giống lúa LCH37 (Sơn Lâm 2) được chọn tạo từ tổ hợp lai LCIamusta- D82/HT1 từ năm 2002.Giống lúa LCH37 được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử cho vụ Đông xuân và Hè thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên theo Quyết định số: 35/QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 02 năm 2014. Đồng thời giống lúa LCH37 được Cục Trồng trọt cho phép đổi tên là Sơn Lâm 2 và mở rộng sản xuất thử các tỉnh phía Bắc từ năm 2015.

LCH37là giống có đặc tính nông học tốt, dáng cây gọn, lá đòng to, góc lá đòng hẹp, đẻ nhánh khá, lá có màu xanh đậm, bông dài (20-22cm), tỉ lệ hạt chắc/bông cao, thấp cây (100 – 110cm), trọng lượng 1000 hạt 20 – 22 gam, chống đổ tốt. LCH37 là một giống lúa chịu hạn có thời gian sinh trưởng ngắn từ 95 - 110 ở các tỉnh Duyên hải miền Trung. Năng suất cao (vùng bấp bênh nước 55-65 tạ/ha), có khả năng chịu hạn tốt (điểm 2), khả năng phục hồi sau hạn nhanh, là giống chịu thâm canh, có khả năng thích ứng sinh thái rộng, canh tác vùng đủ nước năng suất đạt từ 65-68 tạ/ha. Là giống ít sâu bệnh, chất lượng gạo cao, hạt trong dài, hương thơm nhẹ, tỉ lệ gạo cao. (Bảng 6)

4.1.3.3. Giống lúa LCH48 (A17)

A17 (LCH48) là giống lúa được tuyển chọn từ tập đoàn giống lúa nhập nội của IRRI có tên IR 64D83-1, đã được Viện Bảo vệ thực vật tiến hành khảo nghiệm VCU và DUS quốc gia tiến tới xin sản xuất thử và công nhận giống.

Giống A17 có đặc tính nông học tốt, dáng cây gọn, lá đòng to, góc lá đòng hẹp, đẻ nhánh khá, lá có màu xanh đậm, bông dài (22-24cm), tỉ lệ hạt chắc/bông cao, thấp cây (100 – 105cm), trọng lượng 1000 hạt 20 – 22 gam, chống đổ tốt. A17 là một giống lúa chịu hạn có thời gian sinh trưởng ngắn từ 95 - 110 ở các tỉnh Duyên hải miền Trung. Năng suất cao (vùng bấp bênh nước 55-60 tạ/ha), có khả năng chịu hạn tốt (điểm 2), khả năng phục hồi sau hạn nhanh, là giống chịu thâm canh, có khả năng thích ứng sinh thái rộng, canh tác vùng đủ nước năng

suất đạt từ 65-68 tạ/ha. Là giống ít sâu bệnh, chất lượng gạo cao, hạt trong dài, hương thơm nhẹ, tỉ lệ gạo cao. (Bảng 6)

Bảng 6. Đặc điểm nông học của một số giống lúa chịu hạn tại Khánh Hòa Giống Dài bông Giống Dài bông

(cm) Cao cây (cm) P1000 hạt (g) TGST (ngày) Năng suất (tạ/ha) LC93-4 20-23 110-120 27-29 115-120 45-50 LCH37 20-22 100-110 20-22 95-110 65-68 LCH48 (A17) 22-24 100-105 20-22 95-110 65-68

Ghi chú: TGST – Thời gian sinh trưởng; P1000hạt – trọng lượng 1000 hạt

Hình 4. Một số giống lúa chịu hạn tuyển chọn được trồng tại Khánh Hòa2015 – 2016 2015 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)