So sánh sức đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ khi được nuôi trên các giống lúa khác nhau, các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy số lượng trứng đẻ trung bình/trưởng thành cái giữa các giống khác nhau không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (Bảng 12).
Bảng 12. Sức sinh sản của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2016)
Công thức Thời gian đẻ trứng Số trứng đẻ trung bình/con cái Tỷ lệ nở (%) TN1 4,6 ± 1,24 109.6 ± 22.28a 82,49% A17 4,2 ± 1,02 87.5 ± 14.37a 85,32% LCH37 4,5 ± 1,15 98.6 ± 19.14a 79,24%
Ghi chú: trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác với độ tin cậy 95% (So sánh theo phương pháp Tukey); Số liệu được biểu diễn theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD); Điều kiện thí
nghiệm: T=31,030C, RH=76,12%; Trưởng thành ăn thêm dung dịch mật ong 10%.
Các số liệu cũng cho thấy sức đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá là không đồng đều giữa các cặp với độ lệch chuẩn (SD) khá lớn so với giá trị trung bình.Trưởng thành đẻ trứng trong khoảng từ 4,2 đến 4,6 ngày. Số trứng đẻ trung bình/1 con cái khi được nuôi trên các giống lúa chịu hạn A17 và LCH37 lần lượt là 87,5 và 98,6 quả/con cái; con số này lớn hơn một chút trên giống TN1 là 109,6 quả. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành và cs. (1989) tại Viện Bảo vệ thực vật cho thấy một trưởng thành cái của sâu cuốn lá nhỏ có khả năng đẻ được từ 50,4 đến 260,8 trứng. Trong khi đó, Trần Huy Thọ và cs. (1983) cho rằng trưởng thành trung bình đẻ 180,7-374,0 quả, một trưởng thành cái có thể đẻ tối đa 500 quả trứng. Như vậy, các kết quả của đề tài luận văn có phần thấp hơn. Cũng theo các tác giả này điều kiện tối thích cho trưởng thành cái đẻ trứng là 25-270C ẩm độ là 85-90%, trong đó điều kiện môi trường tại phòng thí nghiệm của chúng tôi lại cao hơn (31,030C) và ẩm độ lại thấp hơn (76,12%), nên chưa thực sự phù hợp cho việc đẻ trứng của trưởng thành. Tuy vậy, các kết quả của chúng tôi lại cao hơn nhiều so với Nguyễn Đình Chi (2003) khi nuôi sâu cuốn lá trên giống CR203, chỉ đạt 33,5-37,7 quả/con cái ở cùng một khoảng ẩm độ khá giống nhau (78,6-86%) nhưng ở nên nhiệt độ thấp hơn (khoảng 27- 29,50C), có điều tác giả không chỉ rõ trong thí nghiệm này trưởng thành có được
ăn thêm hay không, nên có thể đây là nguyên nhân dẫn đến việc sức đẻ trứng của trưởng thành chỉ đạt thấp so với các kết quả của chúng tôi như vậy.