Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 45 - 46)

PHẦN 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu cuốn lá nhỏ

C.medinalis

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu cuốn lá nhỏ theo phương pháp nuôi cá thể trong phòng thí nghiệm và ngoài nhà lưới:

- Chuẩn bị:

o Dụng cụ nuôi: ông nghiệm, hộp ghép trưởng thành, bút lông, kính lúp…

o Thức ăn: lá lúa các giống lúa chịu hạn LCH37, A17, và giống lúa TN1 (30 – 40 ngày sau cấy); dung dịch ăn thêm cho trưởng thành: mật ong 10%

- Tiến hành:

Thu sâu non tuổi lớn, nhộng loài sâu cuốn lá nhỏ ngoài đồng ruộng mang về phòng nuôi cho đến khi vũ hóa trưởng thành.

Ghép ngài trưởng thành sau khi vũ hoá trong lồng chụp có sẵn châu cây lúa để trưởng thành đẻ trứng, ghép với tỷ lệ đực/cái 1:1, cho trưởng thành ăn thêm bằng mật ong hoặc nước đường 10%.Thu số trứng đẻ trong cùng 1 ngày bằng cách thay chậu cây mới, cắt phần lá lúa có trứng để trong đĩa pertri có lót giấy giữ ẩm, ghi chép thời gian trứng nở.

Khi trứng nở dùng chổi lông chuyển sang đĩa pertri (d=11cm), cho sâu non nuôi trong điều kiện cung cấp thức ăn đầy đủ bằng cây lúa, hàng ngày thay thức ăn một lần cho đến khi sâu hoá nhộng. Theo dõi và ghi chép thời gian sâu non lột xác bằng cách quan sát mảnh đầu.

Khi ngài trưởng thành vũ hoá tiến hành ghép cặp để theo dõi khả năng đẻ trứng, cho trưởng thành vào cốc nhựa có nắp, phía bên trong có lót giấy để tạo ẩm, dùng tấm parafin lót xung quanh cốc để trưởng thành đẻ trứng, cho trưởng thành ăn thêm dung dịch mật ong 10%, theo dõi thời gian trưởng thành đẻ trứng đầu tiên, đếm số trứng đẻ hàng ngày cho đến khi trưởng thành chết và ghi chép lại.

- Quan sát bằng mắt thường mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc bằng kính lúp cầm tay xác định các đặc điểm: chân, bụng, mảnh đầu, cánh, v.v...

- Đo kích thước các pha phát dục, mỗi đặc điểm được đo trên 20 cá thể. - Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian phát dục các pha của những sâu hại nuôi trong phòng, khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái và tuổi thọ của pha trưởng thành, nhiệt độ, ẩm độ phòng nuôi.

Thời gian phát dục của các pha phát triển của sâu hại được tính theo công thức sau: X= Sx n Yi Xi   .

Trong đó X: Thời gian phát dục bình quân (ngày) Xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ i

Yi: Số cá thể có thời gian như cá thể thứ i N: Số cá thể theo dõi

Sx: Độ lệch chuẩn

Đánh giá phản ứng của mộ t số g iống lúa chịu hạn đ ược trồng ph ổ biến tại Khánh H òa với sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis.

3.4.3. Phương pháp đánh giá phản ứng của một số giống lúa chịu hạn với sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)