Khả năng sống sót của các pha và tập tính đẻ trứng của trưởngthành trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 73 - 75)

trên các giống lúa chịu hạn khác nhau

Ngoài yếu tố số lá và diện tích lá bị hại, tính kháng của giống còn được đánh giá bằng một số chỉ tiêu khác như: kích thước các pha, kích thước và khối lượng nhộng, khả năng tiêu thụ thức ăn, tỷ lệ sống sống qua các pha của sâu… với mỗi loại thức ăn khác nhau. Các số liệu về khả năng sống sót của các pha sâu CLN được rút ra trong quá trình nhân nuôi sinh học loài sâu hại này trong phòng thí nghiệm.

Bảng 15. Tỷ lệ sống sót các pha của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các giống lúa chịu hạn (Nhà lưới Viện BVTV, 2016)

Giai đoạn Giống

TN1 A17 LCH37

Tỷ lệ số sâu tuổi 1 chuyển sang tuổi 2 87.5% 67.5% 80.0% Tỷ lệ số sâu tuổi 2 chuyển sang tuổi 3 88.6% 81.5% 90.6% Tỷ lệ số sâu tuổi 3 chuyển sang tuổi 4 90.3% 95.5% 86.2% Tỷ lệ số sâu tuôi 4 chuyển sang tuổi 5 96.4% 95.2% 96.0%

Tỷ lệ hóa nhộng 93.6% 95.0% 95.8%

Tỷ lệ vũ hóa 100.0% 100.0% 100.0%

Theo đó khi nhân nuôi chúng với 3 loại thức ăn là 3 giống lúa khác nhau là TN1 (giống chuẩn nhiễm sâu cuốn lá) và 2 giống thí nghiệm A17 và LCH37, tỷ lệ sống sót của các pha là khá tương đồng nhau. Tuy nhiên, khi nuôi sâu CLN trên giống A17, tỷ lệ sâu non tuổi 1 sống sót lột xác chuyển sang tuổi 2 chỉ đạt 67,5% trong khi tỷ lệ này là 87,5% và 80,0% lần lượt trên giống TN1 và LCH37. Mặc dù các thí nghiệm về sức sinh sản của trưởng thành sâu CLN đã chỉ ra rằng số trứng trung bình đẻ bởi một trưởng thành cái không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê khi nuôi trên các giống lúa khác nhau (Bảng 12). Tuy nhiên thí nghiệm về tập tính đẻ trứng lại chỉ ra rằng, có sự khác nhau về sở thích đẻ trứng của trưởng thành trên các giống khau nhau, các số liệu cho thấy số trứng đẻ/cây ở các giống khác nhau là khác nhau (F=15.79, df=3, 36, P=0.000<0.05). (Hình 9).

Hình 9. Tập tính đẻ trứng của sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis trên các giống lúa khác nhau (Nhà lưới Viện BVTV, 2016)

Ghi chú: Số liệu được biểu diễn theo trung bình ± độ lệch chuẩn (SD); Các chữ cái khác nhau chỉ sử sai khác với độ tin cậy 95% (So sánh theo phương pháp Tukey)

Số liệu được biểu diễn ở Hình 9 cho thấy, hai giống TN1 và LCH37 là những giống thu hút trưởng thành đến đẻ trứng nhiều nhất lần lượt là 8,7 và 7,3 quả/cây. Giống LC93-4 có số trứng đẻ/cây thấp nhất 3,7 quả/cây, tiếp theo là giống A17 với 6,2 quả/cây. Như vậy, có thể thấy rằng các giống nhiễm nặng thường thu hút trưởng thành đến đẻ trứng nhiều hơn so với các giống khác. Do vậy, trong điều kiện đồng ruộng việc sự dụng những giống không phải là ký chủ ưa thích của sâu CLN, hoặc quy hoạch khu vực cấy các giống nhiễm làm bẫy thu hút trưởng thành sâu CLN đến đẻ trứng làm giảm thiệt hại đối với giống đại trà sản xuất, giúp thuận tiện hơn cho việc phòng trừ sâu CLN là việc đáng lưu tâm.

Tuy nhiên, liệu việc phát sinh gây hại trên cùng một giống qua nhiều thế hệ có ảnh hưởng đến tập tính đẻ trứng của trưởng thành trên các giống khác nhau hay không, chẳng hạn khi nhân nuôi sâu CLN trên các giống lúa cạn liên tục từ 3-5 thế hệ, chúng còn ưa thích đẻ trứng trên TN1 nữa không, là câu hỏi cần đặt ra mà trong khuôn khổ đề tài chưa giải quyết được, đặc biệt là trong bối cảnh sản xuất lúa gạo khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ khi người dân đa số sử dụng

a

ab b

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)