PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.6. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU CUỐN
4.6.1. Biện pháp lợi dụng kẻ thủ tự nhiên
Các kết quả điều tra về thành phần thiên địch của sâu CLN tại Nha Trang – Khánh Hòa đã chỉ ra rằng, sâu CLN bị rất nhiều loài thiên địch tấn công trong đó có những loài có tần suất bắt gặp cao trên đồng ruộng như:bọ rùa đỏ nhỏ (Micrapis discolor), bọ ba khoang (Ophionea indica), bọ cánh cộc (Paederus fuscipes) là nhưng loài BMAT đa thực; Đặc biệt, trên đồng ruộng còn có sự xuất hiện của Apanteles cypris (Hymenoptera: Braconidae) là một loài ong ký sinh chuyên tính trên sâu cuốn lá nhỏ (Khuất Đăng Long, 2011). Như vậy, hoàn toàn có thể lợi dụng các loài này trong việc hạn chế quần thể sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng.
4.6.1.1. Diễn biến tỷ lệ sâu cuốn lá bị ký sinh bởi A. cypris
Điều tra diễn biến tỷ lệ sâu cuốn lá bị ong A. cypris ký sinh tại Nha Trang - Khánh Hòa vụ Đông Xuân 2016cho thấychúng xuất hiện ngay sau sự xuất hiện của sâu cuốn lá trên trên đồng ruộng (hình 12).
Hình 12. Diễn biến tỷ lệ sâu non CLN C.medinalis bị ký sinh bởi ong Apanteles cypris tại Nha Trang – Khánh Hòa (vụ Đông Xuân 2016)
Theo đó, tỷ lệ sâu cuốn lá bị ong A. cypris ký sinh dao động trong khoảng từ 2,3 – 25,8%.Tỷ lệ sâu bị ký sinh cao nhất tương ứng với giai đoạn cây lúa đang trong thời kỳ trỗ bông.
4.6.1.2. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của ong ký sinh kén trắng Apanteles cypris
Đặc điểm hình thái của A. cypris được Vũ Quang Côn và Khuất Đăng Long (1989) mô tả khá chi tiết.Trứng thành thục có hình dạng như quả bí dài, một đầu phình. Chiều dài của trứng đạt từ 0,28-0,34mm, chỗ rộng nhất gần 0,09mm. Pha trứng và pha ấu trùng của A. cypris phát triển trong cơ thể sâu CLN, ấu trùng có 3 tuổi. Khi ấu trùng thành thục (tuổi 3), chúng cắn thủng vỏ cơ thể vật chủ chui ra ngoài làm kén. Theo Chen Chang Min (1983), ấu trùng thường chui ra khi sâu non cuốn lá nhỏ ở tuổi 4 (Hình 13); Trưởng thành cơ thể màu đen, trưởng thành cái kích thước dài 3,17mm, rộng (sải cánh) 3,84mm, trên mép trước mỗi cánh có vết chấm đen, chân màu nâu vàng, râu đầu hình sợi chỉ gồm 16 đốt, đốt bụng thường tròn; Trưởng thành đực: kích thước cơ thể dài 2,86mm, rộng (sải cánh) 3,44mm, chân màu nâu vàng, râu đầu hình sợi chỉ gồm 18 đốt, đốt bụng thường về phía cuối.
Các kết quả theo dõi một số đặc điểm sinh học của ong ký sinh kén trắng trên sâu non sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên các giống lúa cạn được thể hiện tại Bảng 18. Thí nghiệm theo dõi được thực hiện tại nhà lưới của Viện Bảo vệ thực vật năm 2016 dưới điều kiện nhiệt, ẩm độ trong phòng (nhiệt độ=30,60C; ẩm độ=81,5%).
Bảng 18. Một số đặc điểm sinh học của ong ký sinh kén trắng Apanteles cypris (Viện Bảo vệ thực vật, 2016)
Pha phát dục Thời gian phát triển (ngày) Điều kiện theo dõi Phạm vi Trung bình Trứng và ấu trùng (nằm trong vật chủ) 4-7 5,4 T = 30,60C RH = 81,5% Ấu trùng (ngoài vật chủ) 1-3 1,8 Nhộng (trong kén) 4-6 4,3
Thời gian tiền đẻ trứng 1 1,0
Vòng đời - 12,5
Trưởng thành đực 3-6 3,7
Vòng đời ong ký sinhA. cypris trung bình khoảng 12,5 ngày, trong đó thời gian nằm trong vật chủ (gồm pha trứng và ấu trùng tuổi nhỏ) kéo dài 5,4 ngày; thời gian ấu trùng thành thục sau khi chui ra ngoài vật chủ là 1,8 ngày. Thời gian nằm trong kén là 4,3 ngày. Các thí nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy, sâu non sâu CLN sau khi tiếp xúc với ong ký sinh A. cypris chỉ một ngày là đã bị nhiễm. Kết quả này phù hợp với kết luận của Vũ Quang Côn và Khuất Đăng Long, 1989 (dẫn theo Khuất Đăng Long, 2011). Đối với thời gian tiền đẻ trứng của ong cái, một số tài liệu còn cho rằng loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae có thể đẻ trứng sau khi vũ hóa chỉ từ 4-8h. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài luận văn, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu kỹ đặc điểm sinh học của loài ong này, nên ghi nhận thời gian tiền trứng là 1 ngày. Số liệu thí nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy, trưởng thành ong ký sinh có thể sống được từ 3-6 ngày, trong đó con cái là 4,3 ngày và con đực là 3,7 ngày khi không được tiếp xúc với bất kỳ một nguồn thức ăn nào. Trong đó, Nguyễn Văn Dân (2006) cho hay, trưởng thành ong A. cypriscó thể sống 16-32 ngày khi trưởng thành được cho ăn thêm dung dịch mật ong hoặc nước đường 50%.
Hình 13. Các pha phát dục của ong ký sinh kén trắng đơn Apanteles cypris
(Viện Bảo vệ thực vật, 2016)
a-Pha ấu trùng (ngoài cơ thể sâu non); b-Kén; c-Trưởng thành
a
b
Từ những kết quả điều tra về tỷ lệ sâu CLN bị ký trên đồng ruộng kết hợp với những theo dõi trong phòng thí nghiệm đều cho thấy ong ký sinh A. cypris là loài thiên địch có vai trò rất lớn trong việc hạn chế quần thể sâu cuốn lá nhỏ trong với tỷ lệ sâu cuốn lá bị ký sinh lên đến hơn 25%. Với vòng đời ngắn điều kiện đồng ruộng, khả năng sống của trưởng thành kéo dài (khi có nguồn thức ăn bổ sung)chúng hoàn toàn có tiềm năng ứng dụng trong phòng trừ sinh học sâu CLN.
4.6.1.3. Tập tính lựa chọn vật chủ của ong ký sinh A. cypris
Trong phòng trừ sinh học ứng dụng thiên địch để hạn chế quần thể loài sâu hại, việc nghiên cứu tập tính của thiên địch đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định nhân, thả loài góp phần nâng cao hiệu quả phòng trừ. Để nghiên cứu tập tính lựa chọn ký chủ của ong ký sinh A. cypris chúng tôi tiến hành cho ong trưởng thành đã được ghép đôi tiếp xúc với các tuổi khác nhau của sâu cuốn lá nhỏ và theo dõi tỷ lệ sâu non bị ký sinh, thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật được thể hiện ở Bảng 19, với điều kiện nhiệt độ phòng là 29,70C vả ẩm độ 78,3%.
Bảng 19. Tập tính lựa chọn ký chủ của ong ký sinh kén trắng A. cypris
Giai đoạn phát triển của sâu CLN C. medinalis
Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5
Số cá thể theo dõi Số cá thể bị ký sinh Tỷ lệ ký sinh (%) Số cá thể theo dõi Số cá thể bị ký sinh Tỷ lệ ký sinh (%) Số cá thể theo dõi Số cá thể bị ký sinh Tỷ lệ ký sinh (%) Số cá thể theo dõi Số cá thể bị ký sinh Tỷ lệ ký sinh (%) Số cá thể theo dõi Số cá thể bị ký sinh Tỷ lệ ký sinh (%) 40 1 2,5 32 13 40,6 25 9 36,0 18 5 27,8 12 2 16,7 Nhiệt độ: 29.70C Ẩm độ: 78.3%
Kết quả cho thấy,bắt đầu từ tuổi 2 tỷ lệ sâu cuốn nhỏ bị ong A. cypris bị ký sinh giảm dần theo chiều tăng độ tuổi của sâu. Theo đó tuổi 2 và tuổi 3 có tỷ lệ sâu bị ký sinh lần lượt là 40,6% và 36,0%, trong đó ở tuổi 4 và tuổi 5 tỷ lệ này giảm xuống lần lượt còn 27,8% và 16,7%.Nguyễn Văn Dân (2006), khi tiến hành nuôi sinh học ong A. cypris đã sử dụng sâu CLN tuổi 1 cùng tuổi 2 để làm vật chủ. Tuy nhiên, theo ghi nhận trong thí nghiệm của chúng tôi thì tỷ lệ ong tuổi 1 bị ký sinh rất thấp chỉ 2,5%.Như vậy, ong ký sinh kén trắng đơn A. cypris ưa
thích ký sinh trên sâu non tuổi 2 và 3 hơn là sâu non tuổi lớn 4, 5. Điều này phù hợp với kết luận ong A. cypris là loài ong ký sinh từ giai đoạn sớm của sâu non sâu CLN.
Từ những kết quả trên có thể thấy rằng, để ứng dụng loài ong này trong phòng trừ sinh học sâu cuốn lá nhỏ đạt hiệu quả cao, việc nhân thả A. cypris cần được thực hiện sớm trước khi sâu non sâu CLN chuyển sang giai đoạn tuổi lớn. 4.6.2. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc BVTV với sâu cuốn lá.
Trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu hại mặc dù là biện pháp cuối cùng, tuy nhiên biện pháp hóa học luôn giữ một vai trò quan trọng. Với ưu điểm là tác động nhanh, dập dịch tức thời trong một thời gian ngắn, đồng thời lại rất dễ thực hiện, ít tốn công hơn. Khi dịch hại bùng phát, các biện pháp kháckhông tỏ ra hiệu quả thì sử dụng bảo vệ thực vật là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Mặc dù việc lợi dụng thuốc hóa học dễ gây độc cho người, cây trồng và vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường, nhưng không thể bỏ qua biện pháp này trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiệu lực của một số thuốc BVTV được sử dụng phổ biến trong điều kiện sản xuất lúa tại Nha Trang, Khánh Hòa, nhằm đưa ra những khuyến cáo cho người nông dân những thuốc có hiệu quả phòng trừ cao đối với sâu CLN trên các giống lúa chịu hạn.
Trong thực tế sản xuất hiện nay, người nông dân thường sử dụng rất nhiều loại thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ.Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành đánh giá 4 loại thuốc với 4 hoạt chất khác nhau. Trong đó Dupont Prevathon 5SC có hoạt chất Chlorantraniliprole được phát triển bởi công ty Dupont, là hoạt chất trừ sâu mời có tính chọn lọc cao, hoạt chất này có tính kích hoạt thụ thể cơ xương (RyRs-ryanodine receptor), nó làm giải phóng và bào mòn canxi nội bào của các tế bào cơ dẫn đến tê liệt và chết ở những loài nhạy cảm (Cordova et al. 2006), thuốc đặc biệt có tác dụng với côn trùng miệng nhai thông qua tiếp xúc và vị độc; Tango 50SC có hoạt chất Fipronil là thuốc trừ sâu thuộc nhóm phenylpryazole, có tác dụng lên hệ thần kinh côn trùng thông qua con đường tiếp xúc hoặc vị độc; Fastac 5EC hoạt chất Alpha-Cypermethrin là thuốc trừ sâu thuộc nhóm pyrethroid, là thuốc độc tác động lên thần kinh và có phổ tác động rộng; Và Victory 585EC với hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl thuộc nhóm lân hữu cơ tác động lên hệ thần kinh côn trùng thông qua việc ức chế men CHE (Cholinesterase), có phổ tác dụng rộng, được xếp vào loại độc độ 2.
4.6.2.1. Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc BVTV trong điều kiện nhà lưới (Viện BVTV, 2015)
Kết quả khảo nghiệm trong phòng điều kiện nhà lướicho thấy Dupont Prevathon 5SC và Tango 50SC là những thuốc có hiệu lực cao nhất đạt 100% vào thời điểm sau phun 5 ngày. Trong đó, hai thuốc Fastac 5EC và Victory 585EC có hiệu lực thấp hơn tương ứng 86,21% và 90,80% sau 5 ngày phun. (Bảng 20).
Bảng 20. Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc trong điều kiện nhà lưới (Viện Bảo vệ thực vật, 2015)
Tên thuốc Hoạt chất Hiệu lực (%)
1NSP 3NSP 5NSP
Fastac 5EC Alphacypemethrin 47.13b 67.01c 86.21b
Victory 585 EC Cypermethrin và
Chlorpyrifos ethyl. 49.46b 70.46c 90.80b
Tango 50SC Fipronil 61.76a 88.66b 100.00a
Dupont Prevathon 5SC Chlorantraniliprole 70.77a 98.89a 100.00a
Đ/C: phun nước lã - - -
CV% 6.48% 3.28% 2.11%
P-value 0.000 0.000 0.000
F-tn 26.58 96.50 36.00
Ghi chú:- NSP – ngày sau phun;- Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác với độ tin cậy 95% (so sánh theo phương pháp Tukey); Hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo công thức Abbott;
Thí nghiệm bố trí theo kiểu CRD
4.6.2.2. Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc BVTV ngoài đồng ruộng
Các thí nghiệm ngoài đồng ruộng cũng cho kết quả tương tự. Sau 1 ngày phun hầu hết các thuốc đã bắt đầu có tác động gây chết đối với sâu cuốn lá nhỏ, hiệu lực giữa các thuốc chưa có sự thể hiện sự khác biết rõ rệt. Tuy nhiên tại thời điểm 5 ngày sau phunhiệu lực giữa các thuốc đã có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (Ftn=60,8, df=3;8)trong đó Dupont Prevathon 5SC là thuốc có hiệu lực cao nhất đạt 84,70%, tiếp đó là Tango 50SC với 76,17%, hai thuốc Fastac 5EC và Victory 585EC có hiệu lực thấp nhất chỉ đạt 64,07% và 65,10% lần lượt cho mỗi thuốc (Bảng 21).
Bảng 21. Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá của một số loại thuốc ngoài đồng ruộng tại Khánh Vĩnh – Tp. Nha Trang – Khánh Hòa (vụ đông xuân -2016) Tên thuốc Hoạt chất MĐTP
Hiệu lực (%)
1NSP 5NSP 7NSP 10NSP
Fastac 5EC Alphacypemethrin 35,2 36.39a 64.07c 69.23b 60.17c Victory 585 EC Cypermethrin và
Chlorpyrifos ethyl.
27,8 40.65a 65.10c 73.61b 66.22bc Tango 50SC Fipronil 31,2 42.55a 76.17b 77.04ab 76.01ab Dupont
Prevathon 5SC Chlorantraniliprole
30,6 48.72a 84.70a 84.83a 83.76a
Đ/C: không phun 29,4 - - - -
CV% 13% 3% 4% 5%
P-value 0.160 0.000 0.006 0.001
F-value 2.47 56.55 12.33 21.84
Ghi chú:- NSP – ngày sau phun; - Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác với độ tin cậy 95% (so sánh theo phương pháp Tukey); - Hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo Henderson-Tilton;
Thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB; MĐTP: mật độ trước phun (con/m2)
Như vậy, khi cần trừ sâu cuốn lá nhỏ, có thể sử dụng các thuốc như Dupont Prevathon 5SC hoặc Tango 5SC để mang lại hiệu quả cao.
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
- Đã thu thập được 24 loài sâu hại trên các giống lúa chịu hạn tại Nha Trang – Khánh Hòa vụ hè thu 2015, trong đó rầy nâu, sâu CLN là những loài có có tần suất bắt gặp cao trên đồng ruồng,ngoài ra trên các giống lúa chịu hạn còn có sự xuất hiện của một một số loài côn trùng hại rễ như: rệp hại rễ (Tetraneura nigriabdominalis) và dễ dũi (Gryllotalpa orientalis); Thu thập được 15 loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ, trong đó ong ký sinh Apanteles cypris, bỏ rùa đỏ Micrapis discolor, bọ ba khoang, bọ cánh cộc là những loài thường xuyên xuất hiện
- Trong khoảng nhiệt độ 24,01 – 31,840C vòng đời sâu cuốn lá nhỏ kéo dài từ 25,54 – 34,53 ngày. Trung bình 1 trưởng thành cái có thể đẻ 98,6 – 119,6 quả, tỷ lệ nở của trứng đạt 79,24 – 85,32%; Trưởng thành cái sống 6,6-7,9 ngày; trường thành đực sống 7,2-8,1 ngày.Thời gian phát triển các pha và vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê khi nuôi trên các giống lúa chịu hạn khác nhau.
- Trong 03 giống lúa chịu hạn tuyển chọn cho vùng Khánh Hòa không có giống nào kháng được sâu cuốn lá nhỏ. Trưởng thành ưa thích đẻ trứng trên các giống nhiễm nặng TN1 và LCH37 hơn các giống nhiễm A17 và nhiễm nhẹ LC93-4.
- Trong vụ Đông Xuân 2016 tại Nha Trang, Khánh Hòa mật độ sâu cuốn lá nhỏ hình thành 2 đỉnh cao: mật độ đỉnh cao thứ nhất 37,9 con/m2, đỉnh cao thứ 2 là: 19,8 con/m2; Biến động mật độ sâu cuốn lá nhỏ giữa các giống lúa chịu hạn không có sự sai khác đáng kể so với sản xuất đại trà; Bón nhiều phân đạm làm tỷ lệ lá bị hại cao hơn so với bón ít và không bón phân, ở những công thức bón nhiều phân mật độ sâu cuốn lá có xu hướng cao hơn và đỉnh cao sâu non xuất hiện muộn hơn so với công thức bón ít phân.
- Trên đồng ruộng, tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ bị ong ký sinh Apanteles cypris lên đến 25,81%. Vòng đời ong khoảng 12,5 ngày trong điều kiện nhiệt độ 30,60C và ẩm độ 81,5%;Ong ký sinh A. cypris ưa thích ký sinh sâu non tuổi 2 và tuổi 3 hơn các tuổi còn lại với tỷ lệ tương ứng là 40,6 và 36,0%.
- Trong các thuốc BVTV khảo nghiệm, Dupont Prevathon 5SC và Tango 50SC là những thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất đối với sâu cuốn lá; trong phòng thí nghiệm hiệu lực đạt 100% sau 5 ngày phun thuốc; hiệu lực đạt 84,83% và 77,04% trong điều kiện ngoài đồng ruộng.
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Ứng dụng các kết quả của đề tài luận văn vào thực tiễn sản xuất, trong công tác phòng chống sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa chịu hạn tại Khánh Hòa. - Nghiên cứu khả năng ký sinh của ong kén trắng đơn Apanteles cypris và tập tính ký sinh của chúng;Nghiên cứu quy trình nhân nuôi quần thể loài ong nàyvà phương pháp ứng dụng đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2009). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biến dâng cho Việt Nam.
3. Nguyễn Đình Chi (2003). Nghiên cứu tình hình phát sinh, biến động số lượng của một số sâu chính hại lúa và biện pháp phòng chống chúng tài huyện Yên