Tình hình kinh doanh của công ty TNHH KSMC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH KSMC (Trang 56 - 59)

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm (2013 -2015)

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm2015

1.Doanh thu thuần 147,614,910 151,656,414 158,576,018

2.Giá vốn 131,390,093 132,652,398 134,749,420

3.Lợi nhuân gộp 16,224,817 19,004,016 23,826,598 4.Doanh thu từ hoạt động tài chính 702,141 654,176 613,901 5.Chi phí tài chính 2,220,402 2,570,188 1,855,822 - Trong đó: Lãi vay phải trả 2,141,211 2,222,422 2,410,034 6.Chi phí bán hàng 3,122,870 4,117,650 4,543,928

7.Chi phí quản lý doanh nghiệp - - -

8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 11,583,686 12,970,354 18,040,749

9.Thu nhập khác - 198,890 -

10.Chi phí khác - 166,892 -

11.Lợi nhuận khác - 31,998 -

12.Tổng lợi nhuận trước thuế 11,583,686 13,002,352 18,040,749 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp 2,316,737.2 2,600,470.4 3,608,149.8 14.Lợi nhuận sau thuế 9,266,948.8 10,401,881.6 14,432,599.2 Nguồn: Phòng tài chính kế toán (2015)

Công ty TNHH KSMC cũng như các công ty khác kinh doanh trên thị trường đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Trên thực tế trong quá trình kinh doanh có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như: doanh số bán, giá vốn, chi phí…nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là doanh số bán ra, tăng doanh số bán, phấn đấu giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới đạt được các mục tiêu mà mình đã đặt ra.

Từ bảng số liệu trên có doanh thu của công ty như sau:

* Về doanh thu

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013, 2014, 2015 ta thấy doanh số bán của công ty không ngừng tăng lên cụ thể:

Năm 2014/2013: doanh số bán tăng lên với số tiền là 4,041 tỷ đồng hay tăng 2,74%.

Năm 2015/2014: doanh số bán tăng lên 6,919 tỷ đồng hay tăng 4,56% * Về mặt lợi nhuận của công ty ta thấy cụ thể:

Bảng 3.3: So sánh về lợi nhuận giữa các năm gần đây:

Đơn vị: 1000(đồng) Chỉ tiêu So sánh năm14/13 So sánh năm15/14

Giá trị 1,134,932.8 4,030,717.6

Tỷ lệ % 12.25 38.75

So sánh năm 2014 với năm 20113 thấy lợi nhuận kinh doanh đã tăng lên hơn 1.134 tỷ đồng tức là tăng: 12,25%. So sánh năm 2015 với năm 20014 lợi nhuận tăng lên hơn 4.143 tỷ đồng tức là tăng: 38.75%.

Tuy nhiên con số tăng lên về lợi nhuận kinh doanh vẫn nhỏ hơn so với sự tăng lên về chi phí cho hoạt động kinh doanh. Vấn đề đặt ra ở đây mà công ty cần xem xét quan tâm, nghiên cứu điều chỉnh ra sao để cố gắng giảm tối thiểu các khoản chi phí không cần thiết, có như vậy mới làm tăng lợi nhuận hàng năm cho công ty.

Nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết thị trường:

- Nghiên cứu khái quát thị trường: Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đó là nghiên cứu tổng cung hàng hoá, tổng cầu hàng

hoá, giá cả thị trường của hàng hoá, chính sách của Chính phủ về hàng hoá đó (kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hay cấm kinh doanh).

Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô của thị trường. Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng, số lượng các loại hàng hoá, số lượng của một loại hàng hoá được tiêu thụ. Thông qua nghiên cứu quy mô thị trường doanh nghiệp xác định cho mình loại hàng hoá kinh doanh, khách hàng và phạm vi thị trường của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu tổng cầu và cơ cấu hàng hoá doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu trên môi trường địa bàn, đặc biệt là thị trường trọng điểm, ở đó tiêu thụ lượng hàng lớn và giá thị trường của hàng hoá đó trên địa bàn từng thời gian. Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem khả năng sản xuất trong một thời gian, các đơn vị sản xuất, kinh doanh có khả năng cung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng, khả năng nhập khẩu bao nhiêu, khả năng dự trù (tồn kho) xã hội bao nhiêu. Giá cả bán hàng của doanh nghiệp sản xuất, giá hàng nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả thị trường doanh nghiệp phải tìm được chênh lệch giá bán và gía mua. Thông qua nghiên cứu tổng cung, doanh nghiệp xác định vai trò và vị trí của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó có phương hướng biện pháp để phát triển thị trường thích hợp. Nghiên cứu chính sách của Chính phủ về loại hàng kinh doanh cho phép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hoặc cấm kinh doanh. Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan. Qua nội dung nghiên cứu này, doanh nghiệp xác định được môi trường kinh doanh và các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của môi truờng đó, những thuận lợi cũng như khó khăn của môi trường.

Ngoài những vấn đề trên, nghiên cứu khái quát thị trường còn cần phải nghiên cứu động thái của cầu, cung trên từng địa bàn và trong từng thời điểm.

- Nghiên cứu chi tiết thị trường: Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bán hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời được câu hỏi: Ai mua hàng? Mua

bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng? Mua ở đâu? Mua hàng dùng làm gì? Đối thủ cạnh tranh? Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng mà doanh nghiệp kinh doanh và phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệp đạt được (thị phần của doanh nghiệp) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành, so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, mấu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác…để đổi mới thu hút khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH KSMC (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)