Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi các chính sách bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 38)

kinh phí tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật (Phạm Tiến Dũng, 2012).

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng giải phóng mặt bằng

2.1.5.1. Công tác quản lý hồ sơ đất đai tại các địa phương

Nơi nào công tác quản lý hồ sơ đất đai tốt như đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lượng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn. Trái lại, những nơi chưa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đất đai, hồ sở về đất đai không rõ ràng sẽ gặp không ít khó khăn trong khi thực thi chính sách về bồi thường GPMB như việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh. Mặt khác, mặc dù đã nhận được thông báo về chủ trương thu hồi đất và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhưng một số hộ dân vẫn tự ý trồng cây, cơi nới các công trình khiến việc thống kê, đền bù GPMB gặp không ít khó khăn (Nguyễn Thị Vân Anh, 2014).

2.1.5.2 Năng lực, trình độ của cán bộ, công chức và khả năng thực hiện, giải quyết công việc, các chế độ chính sách bồi thường GPMB

Nếu như người cán bộ công chức thực thi chính sách bồi thường GPMB có năng lực, trình độ chuyên môn cao, thái độ tốt khi tiếp xúc làm việc với người có đất bị thu hồi thì sẽ dễ dàng tuyên truyền, giải thích cho người có đất bị thu hồi hiểu được chính sách bồi thường GPMB của nhà nước, tránh sự hiểu lầm từ đó chấp hành tốt chính sách của nhà nước về bồi thường GPMB. Ngược lại nếu người đó có trình độ chuyên môn thấp không am hiểu các chính sách, thì dễ làm sai luật gây tổn thất cho xã hội. Người cán bộ thực thi chính sách có thái độ làm việc hách dịch quan liêu, cửa quyền thì sẽ không được lòng dân từ đó cũng ảnh hưởng tiến độ thực thi các chính sách về bồi thường GPMB. Người cán bộ có năng lực và chuyên môn thì sẽ làm tốt các công việc trích lục, trích đo địa hình, thu hồi đất, thẩm định giá, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định và

những công việc đó được làm tốt sẽ rất thuận lợi cho việc thực thi chính sách bồi thường GPMB (Nguyễn Thị Minh Tâm, 2010).

Thực thi chính sách về bồi thường GPMB liên quan đến chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng. Những phức tạp này thường nảy sinh do việc không đạt được sự đồng thuận với người dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt được sự đồng thuận thì lại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn về sau và đòi hỏi phải thương lượng lại khi mức giá thị trường tăng. Sự am hiểu pháp luật, cách giải quyết nhanh gọn cùng với sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu được tâm lý và nguyện vọng của người dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự án nhằm tránh các phản ứng tiêu cực lây lan gây bất lợi cho tiến độ thực thi chính sách bồi thường GPMB.

Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lượng, giá cả nhà hoặc đất khu tái định cư...Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai (do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, thiên vị, tiêu cực) dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu (Nguyễn Thị Vân Anh, 2014).

Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách và xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dân trong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc thực thi chính sách bồi thường GPMB và bất hợp tác với các các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc. Đó là điểm đầu cho một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm cách xử lý để hoàn thành công việc. Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt và triệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống các hành vi quấy rối thì tiến độ đầu tư các dự án sẽ chỉ có thể dậm chân tại chỗ...(Nguyễn Thị Minh Tâm, 2012).

2.1.5.3. Khả năng hoàn thành khu tái định cư, bố trí di dời mồ mả phục vụ công tác di dân

Công tác di dân, tái định cư và khu tái định cư được xây dựng có điều kiện bằng hoặc tốt hơn khu dân cư có đất bị thu hồi hay không điều này ảnh hưởng rất lớn đền việc GPMB. Nếu khu tái định cư mới được bố trí ở những vị trí thuận lợi, người dân có điều kiện để ổn định đời sống sản xuất ở nơi ở mới thì tiến trình

thực thi chính sách bồi thường GPMB sẽ thuận lợi vì nhận được sự đồng thuận của người dân. Ngược lại việc bố trí tái định cư không hợp lý người dân sẽ chống đối, không chịu di chuyển chỗ ở thì sẽ rất khó khăn trong việc thực thi chính sách bồi thường GPMB (Phan Thành Phi, 2013).

2.1.5.4. Trình độ và sự đồng thuận của người dân

Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của 1 chính sách. Chính sách bồi thường GPMB là một vấn đề lớn lao, do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá trình thực thi.

Thực tế cho thấy do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà người dân đã không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Sự hiểu biết, khả năng nắm bắt thông tin của người có đất bị thu hồi ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách. Nhiều người đã lợi dụng khe hở của pháp luật để trục lợi. Vì vậy ở nhiều địa phương, chính quyền các cấp ngoài biện pháp phổ biến kiến thức, tuyên truyền chính sách, pháp luật cần có những biện pháp xử lý vi phạm hành chính, biện pháp cưỡng chế đối với những hộ gia đình cố tình vi phạm. Hai công việc này đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải thực hiện một cách hợp lý có tình, có lý thì mới mong nhận được sự đồng thuận cao của người dân trong quá trình thực thi chính sách bồi thường GPMB (Phan Thành Phi, 2013).

2.1.5.5. Yếu tố định giá đất và giá đất thực tế

Một trong những vấn đề đang gây trì trệ cho việc thực thi chính sách bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất đó là giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, giá đất được hình thành trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Giá đất được hình thành theo khung giá đất quy định cụ thể tại Nghị định số: 104/2014/NĐ-CP của chính phủ ngày 14/11/2014 về việc quy định khung giá đất và Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 30/6/2014 về việc quy định chi tiết phương pháp định giá đất: xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. Theo thông tư số: 36/2014/TT-BTNMT thì hiện nay có 5 phương pháp định giá đất gồm: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, Phương pháp thu nhập, Phương pháp thặng dư, Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Căn cứ vào 2 văn bản trên UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá đất tại địa phương mình được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

Thứ hai: Giá đất được hình thành do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Thứ ba: Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Những vấn đề quan trọng, có tính nguyên tắc liên quan tới xác định giá đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã được quy định cụ thể tại luật đất đai 2013. Đặc biệt việc xác định giá đất được thực hiện theo nguyên tắc: “Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường” quy định tại khoản 1 điều 112 Luật đất đai 2013. Tuy nhiên tình hình phổ biến hiện nay cho thấy bảng giá đất mà địa phương công bố hàng năm chưa phù hợp dẫn tới các khiếu kiện của người bị thu hồi và gây ách tắc trong thực thi chính sách bồi thường GPMB (Phan Thành Phi, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 38)