Giải pháp về tổ chức bộ máy thực thi chính sách bồi thường giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 99 - 100)

mặt bằng

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng năng lực cán bộ, chất lượng quản lý hồ sơ về đất đai

Tăng cường tập huấn, phổ biến nghiệp vụ về công tác bồi thường GPMB cho các thành viên trong Hội đồng bồi thường GPMB, Tổ giúp việc cho hội đồng bồi thường GPMB cũng như những cán bộ các phòng ban chức năng có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Đặc biệt chính quyền các xã, TT cần có kế hoạch cử cán bộ làm công tác quản lý đất đai đi học tập huấn thường xuyên. Việc tập huấn sẽ giúp làm rõ và thống nhất cách hiểu các văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bồi thường GPMB, đồng thời giúp mọi người chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các tình huống khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Tổ chức trang thông tin điện tử về hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, phổ biến kinh nghiệm quản lý đất đai, kinh nghiệm, các cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước về bồi thường GPMB. Mở các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm tổ chức thực hiện cho các cán bộ tham gia thực hiện.

Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tin học trong quá trình thực thi chính sách của tổ giúp việc cho hội đồng bồi thường GPMB cụ thể như: ứng dụng phần mềm Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vào việc tính toán, áp giá lập các phương án bồi thường, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.

Tập trung đầu tư vào công tác điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính. Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai chính xác và đầy đủ. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện đầy đủ việc công bố công khai quy hoạch, các mốc giới và hành lang bảo vệ công trình để chính quyền cơ sở thực hiện việc quản lý, để nhân dân giám sát, thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Các xã, TT cần thành lập Ban chỉ đạo hoặc nhóm công tác để chủ động rà soát, xác định nguồn gốc đất, xử lý các trường hợp không rõ nguồn gốc hoặc lấn chiếm đất công, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với các tổ chức và cá nhân để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép.

4.3.2.2. Nâng cao công tác phối hợp của các cơ quan thự thi chính sách

Bồi thường GPMB là nhiệm vụ phức tạp, tác động đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng do đó trong quá trình thực hiện một số cơ quan thường né tránh chức năng nhiệm vụ vì vậy để nâng cao năng lực phối hợp giữa các ban ngành thì Ban thường vụ huyện ủy cần nâng cao công tác lãnh đạo chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan vào nhiệm vụ được phân công, đẩy mạnh việc lồng ghép các chương trình dự án giải phóng mặt bằng vào nhiệm vụ chuyên môn.

Thực hiện nghiêm quy định tham gia của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi và người bị thu hồi đất vào quá trình thực hiện thu hồi đất, qua đó sẽ tăng tính đồng thuận, hạn chế khiếu kiện của người bị thiệt hại về đất và tạo được mối quan hệ tốt giữa chính quyền và nhân dân. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện cần phân tích kỹ lưỡng điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tập quán của địa phương, của nhóm dân cư để đưa ra giải pháp triển khai phù hợp. Sự tham gia của cộng đồng dân cư và người có đất bị thu hồi trên cơ sở vận hành dự án theo mô hình phát triển dựa vào cộng đồng còn làm giảm chi phí đầu tư và giảm khiếu kiện của người bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)