Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Bình Xuyên là một huyện thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tương đối nhiều dự án.

*) Chọn xã đại diện: Chọn 2 xã Thiện kế và Đạo Đức là 2 xã đại diện để điều tra nghiên cứu thu thập thông tin về tình hình thực thi chính sách bồi thường GPMB.

*) Chọn dự án đại diện: Dự án Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc tại xã Thiện Kế và dự án Xây dựng Khu đô thị Việt Đức Legend city tại xã Đạo Đức gọi tắt như sau:

Dự án 1: Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc là dự án thực hiện tương đối tốt công tác thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng

Dự án 2: Khu đô thị Việt Đức Legend city là dự án đã triển khai nhưng công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB gặp rất nhiều khó khăn mới chỉ dừng lại ở quá trình kê khai, kiểm đếm không ban hành được quyết định phê duyệt phương án để chi trả cho người dân.

Bảng 3.2. Các dự án chọn nghiên cứu

TT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2

1 Mục tiêu của dự án

Xây dựng KCN, Phát

triển kinh tế xã hội Xây dựng khu nhà ở cho người thu nhập thấp

2 Thời gian bắt đầu

triển khai (Năm) 2015 2011

3 Diện tích (ha) 213 62,2

4 Số hộ dân (hộ) 644 220

5 Đặc điểm Đang triển khai Đang triển khai

Nguồn: Ban Đền Bù GPMB huyện Bình Xuyên

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp có sẵn, đã được công bố, sách báo, các báo cáo định kỳ. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu đề tài được tổng hợp như sau:

* Số liệu về cơ sở lý luận ở Việt Nam, thế giới sẽ được thu thập qua sách, báo, khoá luận, luận văn, internet và các nguồn khác có liên quan. Phương pháp thu thập bằng cách tra cứu và chọn lọc thông tin.

* Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu sẽ được thu thập ở các phòng ban liên quan trực thuộc UBND huyện Bình Xuyên phương pháp thu thập băng cách tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo qua các năm nghiên cứu.

* Số liệu về tình hình thực thi chính sách bồi thường GPMB và kết quả thực thi chính sách sẽ được thu thập tại Ban Đền Bù GPMB, phòng Tài nguyên và môi trường 2 cơ quan chính trong việc thực thi chính sách bồi thường trên địa bàn huyện. Phương pháp thu thập bằng cách sưu tập, tìm hiểu, tổng hợp, điều tra.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc tiến hành điều tra các đối tượng nghiên cứu cụ thể.

* Điều tra hộ gia đình: Tiến hành điều tra qua bảng câu hỏi tổng số 90 hộ gia đình tại 2 dự án.

- Khu đô thị Việt Đức legend city 45 hộ: Tìm hiểu chọn lọc điều tra 25 hộ đồng ý kê khai và đã ký vào tờ kê khai, 20 hộ không đồng ý và chưa ký tờ kê khai.

- Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc: Tìm hiểu chọn lọc điều tra 25 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, 20 hộ bị thu hồi đất ở và phải di chuyển tài sản, vật kiến trúc, nhà ở.

* Điều tra, phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở các xã, phòng ban liên quan.

- Cán bộ cấp huyện: 20 người gồm lãnh đạo, cán bộ các phòng ban chuyên môn của huyện làm công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB.

- Cán bộ xã thôn: 16 người gồm lãnh đạo 2 xã điều tra, cán bộ địa chính, công an, chủ tịch mặt trận tổ quốc (MTTQ), cán bộ lao động thương binh xã hội, cán bộ hội phụ nữ, trưởng thôn.

Số lượng các mẫu chọn để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được tổng hợp ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Thống kê số lượng mẫu điều tra

TT Đơn vị Đối tượng điều tra Số lượng

1 Ban Đền Bù – GPMB huyện Lãnh đạo, chuyên viên 10 2 Phòng TN&MT huyện Lãnh đạo, chuyên viên 3

3 Phòng Nông Nghiệp Lãnh đạo, chuyên viên 2

4 Phòng Tài chính – Kế hoạch Lãnh đạo, chuyên viên 2

5 Phòng công thương Lãnh đạo, chuyên viên 2

6 Đối với 2 xã nghiên cứu

Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ, Cán bộ địa chính, Hội Phụ nữ, Công an, Cán bộ thương binh xã hội, trưởng thôn.

16

Hộ dân (Mỗi dự án 45 hộ) 90

Tổng số 125

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu như: Tình hình thực thi các chính sách trong công tác bồi thường GPMB, kết quả thực thi chính sách bồi thường GPMB...

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu này với chỉ tiêu nghiên cứu khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một chỉ tiêu nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau. Qua đó để phân tích và thấy được tình hình thực thi các chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bình Xuyên như thế nào và đạt được kết quả gì.

3.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra

- Phỏng vấn, điều tra người thực thi chính sách: Thu thập ý kiến của các chuyên viên, các cán bộ quản lý, người thực hiện trong các tổ chức, các phòng, ban liên quan trong công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB.

- Phỏng vấn, điều tra người có đất bị thu hồi: Điều tra người dân qua phiếu điều tra sau đó tổng hợp. Qua đó nắm bắt, đánh giá được tình hình thực thi chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bình Xuyên hiện nay ra sao, chính sách có sát với thực tiễn hay không, có được người dân đồng thuận hay không ...

3.2.4. Xử lý số liệu

Việc phân tích và xử lý số liệu bao gồm các công việc như kiểm tra, hiệu chỉnh, tính toán, sắp xếp số liệu, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, hệ thống các chỉ tiêu…. Công việc được thực hiện qua phần mềm Excel.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình thực thi chính sách đền bù GPMB

- Số dự án được triển khai

- Số tiền được phê duyệt trong công tác bồi thường GPMB - Số đơn thư khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường - Tỷ lệ diện tích bồi thường GPMB so với kế hoạch

- Tỷ lệ diện tích bàn giao được cho chủ đầu từ so với kết quả bồi thường GPMB

- Tỷ lệ hộ được bồi thường so với số hộ dự kiến - Tỷ lệ hộ phải cưỡng chế thu hồi

- Hộ được tham gia họp dân, tham gia chương trình phổ biến tuyên truyền vận động của nhà nước về GPMB

- Tỷ lệ lượng tiền được chi trả so với số tiền được phê duyệt trong công tác bôi thường GPMB

- Tỷ lệ dự án đã có mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư - Tỷ lệ đơn thư được giải quyết và chưa được giải quyết - Tỷ lệ dự án xong công tác di chuyển mồ mả

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng

- Tỷ lệ dự án tái định cư đã bồi thường GPMB xong - Tỷ lệ đồng thuận với chính sách của nhà nước - Tỷ lệ đánh giá của người dân về cán bộ thực thi - Tỷ lệ hộ đánh giá về công tác bố trí tái định cư - Tỷ lệ giá đất thực tế với giá quy định của nhà nước

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN

4.1.1. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch và chuẩn bị triển khai

4.1.1.1. Nhu cầu thực thi chính sách bồi thường GPMB

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án trên địa bàn huyện Bình Xuyên được UBND huyện giao Ban Đền Bù – GPMB tổ chức thực hiện. Tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất đai, tài sản nằm trong phạm vi mốc giới có đất bị thu hồi đều được họp công khai, được thông báo cụ thể lý do thu hồi, mục đích ý nghĩa của dự án. Ban Đền bù – GPMB có trách nhiệm tổ chức và lập biên bản điều tra, xác minh diện tích đất và các tài sản có trên đất. Các biên bản được chủ hộ gia đình, cá nhân, tổ chức và các thành phần tham gia thống nhất ký xác nhận đầy đủ. Trong giai đoạn 2013-2015 huyện Bình Xuyên tiếp nhận hồ sơ 188 dự án với tổng diện tích cần thu hồi là 433,8 ha. Đối với mỗi một dự án dù diện tích lớn hay nhỏ thì cũng đòi hỏi cần phải lập đầy đủ hồ sơ pháp lý. Như vậy trong giai đoạn 2013-2015 thì chủ đầu tư các dự án cần phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Bình xuyên lập 188 bộ hồ sơ làm căn cứ để thực hiện công tác bồi thường GPMB.

Bảng 4.1. Nhu cầu về bồi thường GPMB huyện Bình Xuyên

TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

1 Dự án cần triển khai Dự án 89 51 48

2 Văn bản chấp thuận địa điểm Bản 89 51 48

3 Thông báo thu hồi đất Bản 89 51 48

4 Quyết định thành lập hội đồng bồi thường Bản 89 51 48

5 Diện tích thu hồi ha 73,6 66,9 293,3

6 Kinh phí dự trù Tỷ 113 96,8 690

Sau khi có Quyết định phê duyệt đầu tư của cơ quan có thẩm quyền thì chủ đầu tư dự án sẽ có văn bản đề nghị UBND huyện Bình Xuyên thực hiện và thành lập Hội đồng bồi thường GPMB. Cơ cấu của Hội đồng bồi thường GPMB gồm 7 thành viên do Phó chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng và 01 Phó chủ tịch do Trưởng Ban Đền Bù - GPMB phụ trách, các thành viên còn lại là lãnh đạo phòng Tài Nguyên và Môi trường, Lãnh đạo phòng công thương, lãnh đạo phòng Tài chính kế hoạch, Lãnh đạo phòng nông nghiệp và Lãnh đạo UBND xã, thị trấn nơi có đất bị thu hồi. Đối với mỗi dự án Hội đồng bồi thường được tổ chức theo mô hình được thể hiện theo sơ đồ 4.1:

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng bồi thường GPMB

Nguồn: Ban Đền Bù GPMB huyện Bình Xuyên Để giúp việc cho Hội đồng bồi thường GPMB, UBND huyện thành lập tổ giúp việc có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng bồi thường GPMB, UBND huyện trong việc xây dựng các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cơ cấu của Tổ giúp việc gồm Tổ trưởng do Phó ban Đền Bù GPMB phụ trách và các tổ viên bao gồm toàn bộ cán bộ Ban Đền Bù – GPMB huyện Bình Xuyên, cán bộ địa chính xã, cán bộ thuế, MTTQ xã….., trưởng thôn, đại diện hộ dân nơi có đất bị thu hồi. Tổ giúp việc được tổ chức theo mô hình như sơ đồ 4.2:

Chủ tịch Hội đồng bồi thường (Phó chủ tịch UBND huyện)

Phó chủ tịch Hội đồng bồi thường (Trưởng ban Đền Bù GPMB) Ủy viên Lãnh đạo TN&MT Ủy viên Lãnh đạo UBND xã, TT nơi có đất bị thu hồi Ủy viên Lãnh đạo Phòng Tài chính Ủy viên Lãnh đạo Phòng công thương Ủy viên Lãnh đạo phòng nông nghiệp

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng bồi thường

Nguồn: Ban Đền Bù GPMB huyện Bình Xuyên

4.1.1.2. Kế hoạch tổ chức thực thi chính sách

Trong quá trình thực thi chính sách bồi thường GPMB để đạt được kết quả tốt đòi hỏi trong quá trình tổ chức thực thi cần có một kế hoạch tốt và phù hợp thì mới đem lại kết quả tốt. Trong giai đoạn 2013-2015 huyện Bình Xuyên cũng có những kế hoạch mang tính tổng thể sau khi tiếp nhận hồ sơ các dự án. Với tổng số hồ sơ tiếp nhận được qua các năm thi Ban Đền Bù GPMB huyện Bình Xuyên đã đưa toàn bộ vào kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kế hoạch triển khai các dự án trên địa bàn huyện

TT Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Số

lượng Diện tích lượng Số Diện tích lượng Số Diện tích

Dự án triển khai 89 73,6 51 66,9 48 293,3

1 Dự án nông thôn mới 78 41,4 21 12,3 29 6,6

2 Dự án Khu TĐC, đất Dịch vụ, giãn dân 4 24,4 9 11,5 2 1,7

3 Dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội 7 7,8 21 43,1 17 284,9 Nguồn: Ban Đền Bù GPMB huyện Bình Xuyên Tổ trưởng (Phó Ban Đền Bù – GPMB huyện) Tổ viên (Cán bộ xã, TT: địa chín, Cán bộ thuế, MTTQ…) Tổ viên (Trưởng thôn, Tổ trưởng TDP) Tổ viên (Đại diện hộ dân có đất bị thu hồi) Tổ viên (Cán bộ, chuyên viên Ban Đền Bù GPMB huyện)

Với 100% dự án có hồ sơ được tiếp nhận Ban Đền Bù GPMB đều đưa vào kế hoạch triển khai chung mà không có sự phân loại, phân tích về các yếu tố khác để xem dự án có thực hiện được hay không đây là một điểm yếu của cơ quan thực thi chính sách bồi thường GPMB huyện Bình Xuyên. Vậy sau khi tiếp nhận hồ sơ Hội đồng bồi thường huyện Bình Xuyên, cụ thể là Ban Đền Bù – GPMB có kế hoạch triển khai thực hiện các dự án một cách tổng thể và chung nhất. Ban Đền bù GPMB huyện Bình Xuyên sẽ báo cáo huyện ủy, UBND huyện Bình Xuyên biết về kế hoạch triển khai. Sau đó, đối với những dự án cụ thể hội đồng bồi thường GPMB lại có những kế hoạch chi tiết cụ thể về thời gian triển khai các công việc như kiểm kê, kê khai, xây dựng phương án và kế hoạch chi trả tiền. Kế hoạch chi tiết cụ thể có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng. Đối với các dự án có kế hoạch chi tiết bằng văn bản thì sẽ được sao lưu báo cáo với lãnh đạo huyện uỷ, UBND huyện biết và chỉ đạo. Còn đối với những dự án không có kế hoạch bằng văn bản kế hoạch được xây dựng bằng miệng do trưởng ban Đền Bù GPMB chủ trì thực hiện thông qua các buổi giao ban. Để thấy được cụ thể điều này ta xem xét kế hoạch chi tiết thực hiện 2 dự án Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc và dự án Khu đô thị Việt Đức legend city để thấy được kế hoạch thực thi các dự án trên địa bàn huyện được xây dựng như thế nào. Trên cơ sở tổng hợp từ kế hoạch số: 132/KH-UBND ngày 23/9/2015 của UBND huyện Bình Xuyên về việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu công nghiệp Thăng Long tại xã Thiện Kế huyện Bình Xuyên và kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị Việt Đức legend city tại xã Đạo Đức tổng hợp thành bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị Việt Đức legend city và KCN Thăng Long Vĩnh Phúc

TT Kế hoạch Khu đô thị Việt Đức legend city KCN Thăng Long Vĩnh Phúc

Thời gian Văn bản Thời gian Văn bản

I Kế hoạch về thời gian

1 Thời gian thực hiện dự án Không quy định 24 tháng KH số: 132/KH-UBND

2 Ngày ra thông báo thu hồi đất 22/3/2011 TB số: 33/TB-UBND 1/10/2015 TB số: 137/TB-UBND

4 Thời gian KK, kiểm đếm đất NN, mồ mả và

xây dựng phương án bồi thường Từ ngày 22/3/2011

Bằng miệng qua các buổi giao ban

1/10/2015-

6-2017 KH số: 132/KH-UBND

5 Thời gian di chuyển mồ mả Không có Tháng 2/2016 KH số: 132/KH-UBND

6

Thời gian kê khai tài sản, cây cối đất thổ cư và xây dựng phương án bồi thường

Kê khai cùng với đất NN

Bằng miệng qua các buổi giao ban

14 tháng từ

1/10/2015 KH số: 132/KH-UBND

II Bố trí TĐC, di rời mồ mả Không quy định KH số: 132/KH-UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)