Thực hiện các hoạt động đền bù GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 78)

4.1.2.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân có đất bị thu hồi

Để công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB đạt được kết quả tốt công tác truyền thông, tư vấn đến mọi người là rất quan trọng. Việc này giúp cho người có đất bị thu hồi hiểu được chính sách, không có khúc mắc và đồng tình ủng hộ thực hiện các dự án.

Trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra các hộ dân ta thấy được hội đồng bồi thường GPMB huyện Bình Xuyên đã áp dụng nhiều cách làm, phương thức như: họp dân, đài phát thanh, phương tiện thông tin đại chúng….. để truyền tải thông tin đến các bộ phận liên quan, đến người dân có đất bị thu hồi để họ hiểu chính sách, biết được mục đích thu hồi đất từ đó ủng hộ thực hiện dự án. Trong tổng số 90 hộ dân được điều tra tại 2 dự án thì ta thấy được kết quả như bảng 4.6:

Bảng 4.6. Tổng hợp điều tra người dân về công tác tuyên truyền chính sách

TT Chỉ tiêu Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%)

I Số hộ nhận được thông báo thu hồi đất 90 100 II Số hộ được nghe phổ biến chính sách 90 100

1 Họp dân 79 87,8

2 Đài phát thanh thôn, xóm 60 54

3 Truyền hình 26 28,9

4 Báo chí 3 3,3

III Nội dung được phổ biến 90 100

1 Các văn bản cho phép thực hiện dự án 90 100

2 Đơn giá bồi thường 90 100

3 Chính sách về bồi thường GPMB 90 100

4 Các khoản hỗ trợ 90 100

IV Số hộ có kiến nghị 12 100

1 Hộ đã được giải quyết 11 91,7

2 Hộ chưa đồng ý 1 8,3

IV Số hộ được niêm yết phương án bồi thường 90 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015 Thông qua khảo sát ta thấy công tác truyền thông trong thực thi chính sách bồi thường GPMB là tương đối đầy đủ và đúng với quy định của nhà nước. Trong 90 hộ được điều tra thì 100% người dân được tổ công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB chuyển thông báo thu hồi đất đến tận tay. Các hình thức phổ biến chính sách cũng rất đa dạng giúp người dân có nhiều cách để nắm bắt được thông tin. Hình thức phổ biến qua báo chí, đài truyền hình chỉ được áp dụng đối với những dự án lớn có chi phí hội đồng bồi thường lớn đem lại hiệu quả cao trong việc truyền thông thông tin đến người dân như báo chí chỉ có 3 hộ được biết chiếm 3,3 % hay truyền hình 26 hộ biết chỉ chiếm 28,9 % tại dự án xây dựng

gian đọc và xem đây cũng là điều mà cơ quan chức năng cần quan tâm và rút kinh nghiệm. Sau khi đã xây dựng phương án xong thì 100% số hộ được điều tra được xem phương án bồi thường GPMB đảm bảo không có hộ dân nào không biết về phương án tránh tình trạng khi chi trả tiền đền bù vẫn còn khiếu kiện.

Đối với nội dung về chính sách cần truyền tải và phổ biến thì hội đồng bồi thường GPMB huyện Bình Xuyên đảm bảo được 100% người dân được biết về các chính sách bồi thường. Điều này giúp cho người có đất bị thu hồi biết và hiểu về chính sách. Đây là điều rất tốt cần phát huy trong các dự án thực hiện sau này.

4.1.2.2. Phối kết hợp các cơ quan ban ngành

Trên cơ sở phân tích sự phối kết hợp giữa các bên liên quan tại dự án Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc do tập đoàn SUMITOMO làm chủ đầu tư để ta nhìn nhận công tác này được thực hiện như thế nào trong quá trình thực thi chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bình Xuyên.

Để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc đảm bảo đầy đủ các nội dung nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng tiến độ thời gian, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã có trách nhiệm:

a. Phòng Tài Nguyên và môi trường huyện Bình Xuyên

Trình sở TN&MT thẩm định giá đất để UBND tỉnh phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thẩm định phương án bồi thường và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

Thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.

Phối hợp với Ban Đền Bù – GPMB, UBND xã giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

b. Ban Đền Bù – GPMB huyện Bình Xuyên

Xây dựng triển khai kế hoạch, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Chủ trì phối hợp với UBND cấp xã: Niêm yết công khai và gửi thông báo

thu hồi đất đến từng hộ dân có đất bị thu hồi. Triển khai kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp có thẩm quyền phế duyệt.

Phối hợp với UBND xã niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định. Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ tình hình thực tế, chủ trì phối hợp với chủ đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đề xuất biện pháp giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Xây dựng và trình UBND huyện phê duyệt phương án tái định cư, tổ chức thực hiện tái định cư sau khi được phê duyệt.

Thu hồi Giấy chứng nhạn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, các giấy tờ liên quan khác có liên quan đến quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi. Bàn giao cho UBND cấp xã đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định.

Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án do đơn vị thực hiện.

Tổng hợp, gửi báo cáo theo định kỳ công tác giải phóng mặt bằng hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm trên địa bàn cho UBND cấp huyện và UBND tỉnh.

Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

c. Phòng công thương huyện Bình Xuyên

Phối hợp với các phòng, ban chức năng và UBND xã công bố công khai quy hoạch dự án để đảm bảo yêu cầu tiến độ giải phóng mặt bằng.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng các khu tái định cư theo quy định hiện hành.

Hướng dẫn việc xác định giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi. Phối hợp với các cơ quan cung cấp Bảng đơn giá nhà ở,

định niên hạn sử dụng của công trình xây dựng làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường, hỗ trợ.

Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết những vướng mắc trong việc xác định giá bồi thường nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc.

d. Phòng tài chính – kế hoạch huyện Bình Xuyên

Tham mưu để báo cáo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch trình Sở Tài chính, UBND tỉnh cấp ứng nguồn kinh phí để đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ và kế hoạch thực hiện.

e. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cung cấp bảng giá lúa, gạo, hoa màu, thủy sản hiện hành trên địa bàn huyện làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường, hỗ trợ.

f. Phòng Tư pháp và Thanh tra huyện

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan chức năng và UBND xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chứ, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

g. UBND xã Thiện Kế và UBND xã Tam Hợp

Tổ chức công khai tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng dự án được Nhà nước thu hồi đất, chấp thuận đầu tư.

Phát triển, ngăn chặn và xử lý kịp thời và trường hợp xây dựng trái phép và thay đổi mục đích sử dụng đất trái quy định khi đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt và thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chủ trì, phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trong việc đo đạc lập bản đồ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận đối với diện tích đất bị thu hồi, chỉnh lý hồ sơ địa chính, Giấy chững nhận đối với diện tích đất bị thu hồi.

Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB niêm yết công khai và gửi thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất bị thu hồi.

Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bó trí tái định cư cho người bị thu hồi đất.

* Ưu điểm

Quy định, phân công công việc cho từng cơ quan đơn vị như trên giúp cho các cơ quan, đơn vị này làm việc có trách nhiệm hơn, công khai, minh bạch hơn khi người dân có thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách để có thể dễ dàng hơn trong việc giám sát và đánh giá.

Giúp giảm bớt các thủ tục hành chính quan liêu phức tạp của cán bộ, công chức trong khi thực thi chính sách bồi thường GPMB.

Làm giảm bớt khối lượng công việc của một đơn vị phòng ban trong thực thi chính sách, người dân có nhiều cơ hội tham gia vào việc ra quyết định từ đó làm tăng sự ổn định chính trị và thống nhất dân tộc.

Phân công công việc có thể đem lại những sáng tạo mang tính đáp ứng bằng cách cho phép địa phương “làm thí điểm”.

* Nhược điểm

Sự phân công công việc chuyển trách nhiệm hành chính xuống các cấp địa phương mà không kèm theo đủ nguồn tài chính dẫn tới khó thực hiện. Phân công công việc đôi khi còn khiến cho sự phối hợp các chính sách trên nên phức tạp hơn và có thể dẫn đến tình trạng cán bộ địa phương trục lợi.

Trong sự phân công và phối hợp công việc giữa các bên, sự không tin tưởng giữa cơ quan nhà nước và tư nhân có thể làm xấu đi sự hợp tác giữa các bên.

4.1.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi

Công tác xây dựng hệ thống thông tin phản hồi của UBND huyện Bình Xuyên trong việc thực thi chính sách bồi thường GPMB được thực hiện liên tục để có tác động nhằm điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn. UBND huyện Bình Xuyên sử dụng các hệ thống thông tin phản hồi qua các hình thức và đơn vị

Bảng 4.7. Hệ thống thông tin phản hồi trong thực thi chính sách bồi thường GPMB

TT Đơn vị Hình thức Nội dung

1 Ban Đền Bù GPMB

Bằng miệng: Trực tiếp cho chủ tịch UBND huyện, phó chủ tịch phụ trách để xin ý kiến

Báo cáo: Báo cáo tuần, báo cáo tháng, quý, năm

Họp ban: 2 lần/tháng Tờ trình: Theo dự án

- Số dự án triển khai - Tình hình thực tế về công tác kê khai, kiểm kê, xây dựng phương án bồi thường

2 Phòng TN &MT Băng miệng: Trực tiếp cho chủ tịch UBND huyện, phó chủ tịch phụ trách

Báo cáo: Báo cáo tuần, báo cáo tháng, quý, năm

Họp phòng: 4 lần/tháng

- Tình hình thẩm định phương án bồi thường, thu hồi đất, bố trí tái định cư

3 Thanh tra Văn bản: Báo cáo Việc tuân thủ các quy trình trong thực thi chính sách, tình hình đơn thư khiếu nại. 4 Phòng công

thương, Phòng nông nghiệp

Văn bản: Báo cáo Đơn giá nhà cửa, tài sản vật kiến trúc, hoa màu, thuỷ sản có biến động

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015 Qua kết quả điều tra hệ thông thông tin phản hồi trong quá trình thực thi chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bình Xuyên chủ yếu thông qua 2 đơn vị là Ban Đền Bù GPMB và phòng TN&MT. Hai đơn vị này thường xuyên phải báo cáo tình hình thực thi chính sách theo tuần, tháng, quý và năm cho huyện ủy, UBND huyện Bình Xuyên. Theo đánh giá thì 2 đơn vị này hiện nay công tác phản hồi thông tin tương đối kịp thời và đầy đủ giúp cho UBND huyện Bình Xuyên chủ động giải quyết được các vấn đề phát sinh từ đó đảm bảo được tiến độ thực hiện các dự án. Còn các đơn vị khác tham gia một số khâu trong

công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB thì cũng đã hoàn thành chức trách cũng như nhiệm vụ của mình. Đây là cũng là cái đạt được của UBND huyện Bình Xuyên trong thời gian qua vì vậy UBND huyện vần phải duy trì và phát huy trong thời gian tiếp theo.

4.1.2.4. Tiến hành giám sát, đánh giá

Với đặc thù là hoạt động đòi hỏi cần có sự đánh giá, giám sát thường xuyên, việc kiểm soát thực thi chính sách bồi thường GPMB của huyện Bình Xuyên thực hiện bởi các chủ thể kiểm soát, công cụ và hình thức sau:

Các chủ thể kiểm soát: Huyện ủy, UBND, Phòng TN&MT, Thanh tra huyện. Công cụ và hình thức kiểm soát:

- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện kê khai, kiểm đếm đất và tài sản trên đất, phương pháp xác định nguồn gốc sử dụng đất, phương pháp lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.

- Các văn bản đôn đốc chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện.

- Các báo cáo về tình hình tổ chức thực thi chính sách bồi thường GPMB, báo cáo thu hồi đất của Hội đồng bồi thường GPMB huyện, UBND các xã, TT.

- Tiến hành thu thập thông tin, các ý kiến phản hồi đóng góp của người dân bị thu hồi đất và những đối tượng liên quan qua công tác tiếp nhận đơn thư, công tác tiếp dân vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng.

Bước tiếp theo là đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong quá trình thực hiện huyện Bình Xuyên đánh giá theo các tiêu chí sau:

Đánh giá tính phù hợp của chính sách: do đặc thù chính sách bồi thường GPMB chỉ được ban hành bởi Trung ương và các cơ quan cấp tỉnh nên địa bàn, quy mô, đối tượng điều chỉnh của văn bản rất rộng nên trong một số trường hợp chính sách ban hành chưa thực sự phù hợp với thực tế địa phương triển khai chính sách. Thực tế trên địa bàn huyện Bình Xuyên cũng có rất nhiều những chính sách không phù hợp với thực tiễn địa phương. Sau khi được ban hành và đưa vào thực tiến cần phải điều chỉnh, bổ sung cụ thể: UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số:18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 được bổ sung bằng quyết định số: 36/2012/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND hay đến năm 2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định số: 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 thì sau khi đưa vào thực tiễn 1 thời gian UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại ban hành Quyết định số:

32/2015/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số: 35/2014/QĐ-UBND.

Đánh giá hiệu lực của chính sách: Do tính phức tạp và đa dạng, nhạy cảm do đó trong quá trình thực thi chính sách bồi thường GPMB thu được kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 78)