Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 52)

3.1.2.1. Tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.1. Tình hình phát triển trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015

Giá trị sản xuất Tỷ 20.378,9 23.962,0 24.663,0

Thu ngân sách Tỷ 771,7 630,7 600,6

Chi ngân sách Tỷ 710,8 618,4 694,9

Tổng sản lượng cây lương thực có hạt Tấn 34.500 43.962 48.475 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1,40 1,04 1,01

Tỷ lệ hộ nghèo % 3,27 2,49 2,39

Số lao động được giải quyết việc làm Lao động 1.985 2.417 2.297

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới Đơn vị 4 6 8

Cơ cấu kinh tế % 100 100 100

Công nghiệp - Xây dựng % 89,61 89,63 89,50

Nông - Lâm - Thuỷ sản % 4,31 4,03 3,60

Dịch vụ % 6,08 6,34 6,90

3,6% 6,9%

89,5%

Công nghiệp - Xây dựng Nông - Lâm - Thuỷ sản Dịch vụ

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên năm 2015

Trong giai đoạn 2013-2015 kinh tế huyện Bình Xuyên có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất được tăng lên từ năm 2013-2015 đặc biệt từ năm 2013 sang năm 2014 tăng từ 20.378,9 tỷ đồng lên 23.962 tỷ đồng. Việc thu, chi ngân sách để phục vụ cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội được đảm bảo tuy nhiên năm 2015 việc chi ngân sách cao hơn so với thu lý do trong năm 2015 huyện Bình Xuyên đã chi cho đầu tư phát triển tăng hơn so với các năm trước.

Cũng trong giai đoạn 2013-2015 những vấn đề xã hội trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng có những tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ 1,40% năm 2013 xuống còn 1,04% năm 2014 và năm 2015 xuống còn 1,01% hay tỷ lệ hộ nghèo cũng được giảm xuống từ 3,27 % năm 2013 xuống còn 2,49% năm 2014 và duy trì đến năm 2015. Điều này cho thấy đời sống người dân trên địa bàn huyện Bình Xuyên ngày càng được nâng cao. Song song với giảm tỷ lệ hộ nghèo là vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân trong địa bàn huyện. Trong giai đoạn này số lao động được giải quyết việc làm liên tục được tăng lên. Năm 2013 có 1.985 lao động được giải quyết việc làm. Năm 2014 có 2.417 lao động được giải quyết việc làm. Năm 2015 thì con số này là 2.297 lao động tuy con số này giảm so với năm 2014 trước đó những so với các năm trước nữa như năm 2013 thì số lao động được giải quyết việc làm vẫn được tăng lên đáng kể.

Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2013 - 2015 đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013 cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện chiếm 89,61% lên 89,63% năm 2014 và năm 2015 đạt 89,50% có giảm so với năm 2014 nguyên nhân do ngành dịch

vụ đang có xu hướng phát triển thêm tuy vậy cơ cấu công nghiệp, dich vụ vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cơ cấu khu vực nông – lâm – thủy sản đã có xu hướng giảm từ 4,31% năm 2013 xuống 4,03% năm 2014 và giảm xuống còn 3,6% vào năm 2015. Khu vực dịch vụ mặc dù có xu hướng chuyển dịch tích cực trong cả giai đoạn năm 2013-2015 nhưng còn chậm cụ thể năm 2013 chiếm tỷ trọng 6,08%, năm 2014 chiếm 6,34% và năm 2015 chiếm khoảng 6,9%.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

Tính hết 31/12/2013 dân số của huyện Bình Xuyên là 115.921 người trong đó dân số thành thị chiếm 31,19%, dân số nông thôn chiếm 68,81%. Dân cư phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã, thị trấn. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 781 người/km2. Mật độ dân cư lớn thường tập trung ở các thị trấn: thị trấn Hương Canh (1.522 người/km2), thị trấn Thanh Lãng (1.319 người/km2). Xã Trung Mỹ có mật độ dân số thấp nhất (142 người/km2).

Toàn huyện có 63.375 lao động. Trong đó lao động nông lâm, thuỷ sản: 21.686 người, chiếm 34,2% tổng số lao động.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 20,27 triệu đồng/người. Công tác xoá đói giảm nghèo có nhiều cố gắng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,27%, việc khám chữa bệnh cho người nghèo được mở rộng, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thực hiện chương trình đào tạo nghề được chú ý đầu tư từ nhiều nguồn, mỗi năm đã giải quyết việc làm cho gần hai nghìn lao động. Các Hội Nông dân, Cựu chiến binh, Hội phụ nữ,… đều có biện pháp tham gia tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

- Đường bộ:

+ Trên địa bàn huyện Bình Xuyên có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và Quốc lộ 2 chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi cho kinh tế – xã hội của huyện phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn cũng như với bên ngoài.

+ Đường huyện lộ: Tổng chiều dài đường huyện lộ là 43,9 km, các đoạn đường này đang được từng bước nâng cấp, mở rộng, đến nay, đã nâng cấp được gần 40,4 km.

+ Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của huyện có khoảng 305,7 km. Trong đó, đã bê tông và nhựa hóa được 225 km.

- Đường sắt: ngoài các tuyến đường bộ đi qua, huyện Bình Xuyên còn có 12 km đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, tại Bình Xuyên có một ga nhỏ là ga Hương Canh.

b. Hệ thống thuỷ lợi

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ tưới tiêu cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện. Với hệ thống sông như sông Cánh... trên địa bàn đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông Cà Lồ thoát ra sông Cầu. Trong giai đoạn vừa qua, toàn huyện đã nâng cấp và cải tạo 15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ chứa nhỏ và cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Đến nay huyện đã kiên cố hóa được trên 50% số km kênh, mương cần phải kiên cố hóa và nâng cấp được 13 km đê trên địa bàn.

c. Năng lượng, bưu chính viễn thông

- Năng lượng: Nguồn điện cung cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn lấy từ trạm giảm áp trung gian Quất Lưu cùng hệ thống đường dây, các trạm biến áp tiếp theo. Nhìn chung, mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ đảm bảo 100% số xã, thị trấn có điện, trạm biến áp,100% số hộ được dùng điện.

- Bưu chính viễn thông: Bình Xuyên có 1 bưu điện trung tâm tại thị trấn Hương Canh, 1 bưu điện khu vực tại thị trấn Gia Khánh và các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

d. Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua cơ sở vật chất giáo dục được chú trọng đầu tư theo hướng chuẩn hóa, toàn huyện có 100% số trường được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố, có 19/57 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 33,3%). Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa: bậc học mầm non đạt trên chuẩn 38,9%, bậc tiểu học đạt trên chuẩn 86,1%, bậc trung học cơ sở đạt 46%.

e. Y tế

Hệ thống y tế các cấp được củng cố, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực và 13 trạm y tế xã, thị trấn với 145 giường bệnh, đảm bảo cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Mạng lưới y tế đã được củng cố từ

huyện đến cơ sở với tổng số 169 y, bác sỹ trong đó tuyến huyện 11 bác sỹ; tuyến xã có 14 bác sỹ đảm bảo 100% trạm y tế xã, thị trấn có Bác sỹ. Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 13,26 giường phục vụ cho 131.012 lượt khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện; chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)