Trình độ, sự đồng thuận của người bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 91)

Sự động thuận của người có đất bị thu hồi là một yếu tố quan trọng quyết định kết quả thực thi chính sách bồi thường GPMB. Những hộ mà có tư duy tốt hiểu được chính sách thường có xu hướng tích cực trong việc ủng hộ chính sách của nhà nước. Những hộ có sự am hiểu về chính sách thì khi cán bộ thực thi chính sách thực hiện công việc của mình những hộ này họ sẽ nhận biết được là đúng hay sai từ đó tránh được những khúc mắc. Qua điều tra 90 hộ về sự đồng thuận của họ về tình hình thực thi chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bình Xuyên thu được kết quả như bảng 4.21:

Bảng 4.21. Sự đồng thuận của người có đất bị thu hồi

Đơn vị: hộ TT Chỉ tiêu Số hộ Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) I Trình độ học vấn 1 Trung cấp 14 13 92,9 1 7,1 2 THPT 52 41 78,9 11 21,1 3 THCS 16 11 68,8 5 31,2 4 Tiểu học 8 1 12,5 7 87,5 II Theo ngành nghề

1 Hộ kinh doanh, buôn bán 13 12 92,3 1 7,7

2 Hộ kiêm 62 47 75,8 15 24,2

3 Hộ thuần nông 15 7 46,7 8 53,3

III Theo lĩnh vực

1 Giá bồi thường 90 4 4,4 86 95,6

2 Chính sách hỗ trợ 90 66 73,3 24 26,7

Như vậy ta có thể thấy đa số hộ dân đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Bình Xuyên. Có 66 hộ đồng thuận với chính sách áp dụng trên địa bàn chiếm 73,3% tuy nhiên đối với đơn giá bồi thường thì tỷ lệ hộ dân đồng thuận là rất thấp chỉ có 4,4%. Qua điều tra trình độ học vấn của các hộ thì trình độ cao nhất của họ là trình độ trung cấp và thấp nhất là tiểu học. Số hộ đồng thuận với chính sách bồi thường của nhà nước chiểm tỷ lệ cao ở trình độ trung cấp và THPT và trình độ học vấn càng thấp thì sự đồng thuận càng giảm đi cụ thể sự đồng thuận ở hộ trình độ trung cấp là 92,9%, ở trình độ THPT là 78,9% và ở trình độ tiểu học chỉ là 12,5%. Giải thích về điều này lý do là vì các hộ có trình độ học vấn cao thường có cách làm và suy nghĩ tích cực về việc làm và cách sống. Những hộ này có xu hướng làm những ngành nghề khác như buôn bán, xây dựng và những công việc khác cuộc sống của hộ không hoàn toàn phụ thuộc vào đồng ruộng chính vì vậy khi điều tra sang tiêu chí ngành nghề cũng thu được kết quả tương tự. Những hộ kinh doanh, buôn bán họ không sống nghề làm ruộng cho nên đến 12 trong tổng số 13 hộ kinh doanh buôn bán họ đồng ý với chủ trương, chính sách của nhà nước chiếm 92,3%. Sang những hộ kiêm là những hộ có những nghề phụ để kiếm thêm thu nhập và họ vẫn làm ruộng nhưng cũng có đến 47 trong số 62 hộ đồng ý với chủ trương, chính sách của nhà nước. Những hộ thuần nông thì tỷ lệ đồng ý có giảm xuống tuy nhiên vẫn còn khá cao là 46,7% số hộ vẫn đồng ý với chính sách bồi thường của nhà nước. Nhìn chung qua số liệu điều tra ta thấy được người dân trên địa bàn huyện Bình Xuyên rất đồng thuận với chủ trương, chính sách bồi thường của nhà nước. Đây chính là 1 điều kiện thuận lợi mà UBND huyện Bình Xuyên phải nắm bắt khi tiến hành công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)