Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 48)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Xuyên là một huyện có cả đồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, có diện tích tự nhiên là 14.847,31 ha, được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 21012’57” đến 21027’31”độ vĩ Bắc và 105036’06”đến 105043’26” độ kinh Đông. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Phúc Yên và huyện Mê Linh (Hà Nội). - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên. Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế. Bình Xuyên nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và QL2 chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (nông – lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của huyện.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Bình Xuyên có ba dạng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.

- Địa hình miền núi: Ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên, gồm toàn bộ xã Trung Mỹ với diện tích 4.571,92 ha, chiếm 30,79% diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Địa hình trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gồm các xã, thị trấn: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu; với diện tích 6.289,69 ha, chiếm 42,36% diện tích

- Vùng đồng bằng: Gồm các xã, thị trấn: Hương Canh, Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng với diện tích 3.986,70 ha, chiếm 26,85% diện tích tự nhiên toàn huyện.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Huyện Bình Xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa và nóng vào mùa Hè, khô và lạnh vào mùa Đông thuận lợi cho phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

- Lượng mưa trung bình năm là 1300-1400mm. trong đó, tập trung vào tháng 6,7,8 (lượng mưa trong thời gian này chiếm 50% lượng mưa cả năm) gây ngập úng cục bộ ở khu vực có địa hình úng trũng và rửa trôi đất đai ở khu vực đất dốc.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 23,5 - 250C, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 6,7,8 là từ 28 - 340C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 12,1,2 là từ 13 - 160C. Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh lệch nhau đến 5 - 70C.

- Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.400-1.700 giờ, mặc dù bình quân theo năm cao nhưng giữa các tháng có sự chênh lệch khá lớn, thường các tháng có số giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông.

- Độ ẩm trung bình năm là 82- 84%, trong đó, tháng cao nhất (tháng 8) là 85%, tháng thấp nhất (tháng 12) là 73-74% có sự phân hóa theo địa hình, vùng núi thường cao hơn khu vực trung du và đồng bằng.

- Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đôi khi kèm sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Theo phân loại đất của FAO- UNESCO trên địa bàn huyện có 21 loại đất, bao gồm 7 nhóm đất chính (Báo cáo thuyết minh tổng hợp, 2013)

a. Đất phù sa

Diện tích khoảng 3.506,5ha, chiếm 41,22% diện tích đất bằng 17,95% diện tích tự nhiên của huyện, gồm 2 nhóm đất là đất phù sa không chua và đất phù sa chua; phân bố tại các xã, thị trấn Hương Canh, Bá Hiến, Quất Lưu, Sơn Lôi, Đạo Đức, Tân Phong, Thanh Lãng, Phú Xuân, Hương Sơn và một diện tích nhỏ của 2

xã Tam Hợp và Thiện Kế. Đất phù sa không chua hoặc ít chua có dung tích hấp thu CEC cao, cation kiềm trao đổi cao, là loại đất có độ phì nhiêu cao nhất của huyện; diện tích nhóm đất này khoảng 1.213,5 ha, chiếm 6,21% diện tích tự nhiên. Đất phù sa chua diện tích khoảng 11,74% diện tích tự nhiên; là loại đất có độ phì cao nhưng do đất chua, sắt- nhôm di động xuất hiện nên mặc dù đất có lân tổng số khá, song lân dễ tiêu thường thấp. Nhìn chung đất phù sa là loại đất tốt cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho sản xuất lúa cao sản. Tuy nhiên, hiện có khoảng 862 ha đất phù sa có địa hình thấp, thường bị ngập úng khi mưa tập trung.

b. Đất Glây chua điển hình

Diện tích khoảng 355 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn: Thanh Lãng, Quất Lưu và Hương Canh; đất có mực nước ngầm cao, yếm khí, chua, độ phì cao nhưng khả năng trao đổi chất kém; phân bổ nơi địa hình thấp nên thường bị ngập úng vào mùa mưa.

c. Đất mới biến đổi

Có diện tích 4.041,4 ha, chiếm 47,52% diện tích đất bằng, 20,68% diện tích đất tự nhiên, gồm 2 nhóm đất chính: đất mới biến đổi chua và đất mới biến đổi Glây; phân bổ tập trung ở các xã, thị trấn: Trung Mỹ, Gia Khánh, Bá Hiến, Thiện Kế, Hương Sơn, Tam Hợp, Quất Lưu, Sơn Lôi, Hương Canh. Đất thường nghèo hữu cơ, chua do quá trình rửa trôi lớp đất mặt, thường phân bố nơi địa hình cao hoặc trung bình, có độ phì trung bình; đây là loại đất quan trọng về diện tích đối với sản xuất nông nghiệp.

d. Đất loang lổ

Gồm 2 nhóm: đất loang lổ chua và đất loang lổ bạc mầu, có diện tích khoảng 392 ha chiếm 2,01% diện tích tự nhiên; phân bổ ở Hương Canh ( 87 ha). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, chua, độ phì trung bình đến thấp, thường phân bố nơi địa hình cao đến trung bình, nếu có chế độ phân bón, tưới tiêu thích hợp thì độ phì sẽ tăng lên đáng kể, đây là loại đất phù hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, cho năng suất cao.

e. Đất cát

Gồm 2 loại là đất cát bạc màu và đất cát đốm rỉ, có diện tích 210 ha (chiếm 1,08% diện tích tự nhiên), phân bố ở Trung Mỹ, Bá Hiến. Đất có thành phần cơ giới nhẹ toàn phẫu diện, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém, độ phì thấp nên cần có chế độ canh tác và bón phân thích hợp để cải tạo loại đất này.

f. Đất xám Feralit

Có diện tích khoảng 7623,2 ha, chiếm 93,18% diện tích đất đồi núi, 39,02% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều nhất ở Trung Mỹ (mỗi xã trên 3000 ha), Hương Sơn, Thiện Kế (mỗi xã từ 200-300 ha), Sơn Lôi, Quất Lưu, Gia Khánh, Tam Hợp, Bá Hiến (mỗi xã từ 50- 130 ha), có độ dốc trên 250 chiếm 77,19% diện tích, từ 15 – 250 chiếm 13.7% diện tích, dưới 150 chỉ chiếm 5.04% diện tích nhóm đất (khoảng 689 ha). Đất nghèo dinh dưỡng, rất chua, sắt nhôm di động cao nhất trong các loại đất của huyện. Tuy nhiên, diện tích có độ dốc< 250 có thể cải tạo trồng cây ăn quả, cây lâu năm nếu được đầu tư thích hợp.

g. Đất xám mùn

Có diện tích khoảng 558,2 ha chiếm 6,82% đất đồi núi, 2,86% diện tích tự nhiên, phân bố ở Trung Mỹ (khoảng 118,2 ha), trên những đai cao trên 800m. Đất dốc, giàu chất hữu cơ, độ phì cao, chua.

3.1.1.5. Tài nguyên nước

a. Nước mặt

Bình Xuyên có các suối dày đặc bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo với lưu vực hàng nghìn hecta nối liền với các sông, suối chính như sông Cầu Bồn, suối Bắc Kế, sông Cánh và hệ thống sông Cà Lồ cùng với 20 hồ thuỷ lợi lớn nhỏ trên địa bàn, các mặt nước ao hồ, hệ thống công trình thuỷ lợi Liễn Sơn, nguồn nước của hồ Đại Lải (Phúc Yên), đầm Vạc (Vĩnh Yên) đã tạo nên nguồn nước dồi dào có dung tích hàng triệu m3 . Ngoài ra lượng mưa hàng năm cũng bổ sung nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

b. Nước ngầm

Nguồn nước ngầm của huyện không lớn, chất lượng nước không cao. Theo đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện có thể khai thác 200.000m3/ngày đêm nhưng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn kém. Cần cải tạo nâng cấp và xây mới các hồ chứa để tăng nguồn nước dự trữ cho sản xuất và tiêu dùng.

3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, khoáng sản trên địa bàn huyện Bình Xuyên ít về số lượng các mỏ, loại khoáng sản và nghèo về hàm lượng. Một số các loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng có trữ lượng nhỏ, phân tán không đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn là đá xây dựng và đá granit (khoảng

20 -25 triệu m3) phân bố chủ yếu thuộc xã Trung Mỹ, nhưng phần lớn khu vực có trữ lượng tập trung lại nằm trong vườn Quốc gia Tam Đảo, do đó điều kiện khai thác rất hạn chế, hiện nay việc khai thác đá đang được tiến hành ở Trung Mỹ chủ yếu cung cấp cho ngành giao thông và xây dựng. Theo đánh giá sơ lược hiện trên địa bàn của huyện có các mỏ sét như: Sét gạch ngói Quất Lưu, My Kỳ (Bá Hiến), Gia Du (Gia Khánh), Ngũ Hồ (Thiện Kế), Hương Canh với tổng trữ lượng khoảng 18,7 triệu m3 (số liệu Sở công nghiệp cung cấp). Tuy nhiên hàm lượng cao lanh không cao, do vậy chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất gạch, ngói, gốm chất lượng thấp.

3.1.1.7. Thuỷ văn

Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh). Hệ thống sông Cà Lồ: Có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông Phan, từ Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước trực tiếp nước mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và huyện Phúc Yên nhánh nối với sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Sông Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện, mực nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 48)