Xây dựng, đề xuất mới bộ đơn giá bồi thường bảo đảm đầy đủ tiêu chí về danh mục, đơn giá hiện hành dễ áp dụng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được bồi thường, hỗ trợ, dễ dàng điều chỉnh phù hợp khi giá cả thị trường có biến động.
Về phương pháp định giá bồi thường cần có quy định rõ hơn các trường hợp áp dụng phương pháp định giá để xác định giá đất tại các vị trí. Quy định rõ các nội dung, yêu cầu trong khảo sát, thu thập thông tin về giá đất thị trường. Định giá trực tiếp cho từng vị trí đất, không áp dụng hệ số vị trí.
Việc xác định giá đất và giá bồi thường tài sản, hoa màu để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cần đề xuất trao quyền cho người bị thu hồi đất có quyền yêu cầu cơ quan định giá đất xác định giá và giá do cơ quan định giá đưa ra là giá phải sát với thực tế để tính bồi thường. Giá được xác định phải dựa trên sự thỏa thuận với người sử dụng đất, giá bồi thường được định giá tại thời điểm thực thi chính sách bồi thương giải phóng mặt bằng. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì người bị thu hồi đất có quyền yêu cầu cơ quan thẩm định giá xác định giá, giá đất.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Thu hồi đất và thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng là hai vấn đề không thể tách rời của quá trình phát triển. Nhằm có đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các đối tượng tham gia vào quá trình giải phóng mặt bằng như Nhà nước, Chủ đầu tư dự án, người bị thu hồi đất, những người liên quan là vấn đề rất phức tạp và đặt ra nhiều thách thức. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình thực thi chính sách đền bù GPMB của chính quyền huyện để tìm ra các giải pháp hoàn thiện trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Đề tài “Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc” đã hoàn thành được các mục tiêu như sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thực thi chính sách bồi thường GPMB của chính quyền huyện gồm: khái niệm chính sách bồi thường GPMB, mục tiêu của chính sách, nguyên tắc thực hiện, khái niệm thực thi chính sách, mục tiêu của thực thi chính sách bồi thường GPMB, quá trình tổ chức thực thi chính sách.
- Nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách bồi thường GPMB của chính quyền huyện Bình Xuyên theo các giai đoạn của quá trình thực thi gồm: chuẩn bị triển khai chính sách, tổ chức triển khai thực thi chính sách và kiểm soát sự thực hiện. Từ đó để thấy được tình hình thực thi của chính quyền huyện Bình Xuyên đã đạt được những cái gì và còn hạn chế ở đâu.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao kết quả công tác thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của chính quyền huyện Bình Xuyên trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu ta cũng thấy được tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên tuy đã đạt được một số những kết quả tích cực những bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những vấn đề cần phải xem xét, đúc rút kinh nghiệm trong việc thực thi thì mới có thể đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn. Từ khâu tổ chức thực hiện đến chính sách mà UBND tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Bình Xuyên đưa ra vẫn còn rất nhiều thiếu xót dẫn tới việc người dân chưa đồng thuận chính vì vậy trong thời gian tới chính quyền huyện Bình Xuyên phải thường xuyên xem xét, đánh giá kết quả thực hiện
cũng như việc thực thi chính sách để có những đề xuất điều chỉnh cho phù hợp hay là việc thực thi cũng phải đúng với quy định thì mới mong đạt được kết quả tốt để có nhiều mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Kiến nghị đối với chính quyền huyện Bình Xuyên
Để các giải pháp thực sự góp phần hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường GPMB đạt hiệu quả, hiệu lực cao, chính quyền huyện Bình Xuyên cần:
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các phòng ban ngành, các xã, TT cần xác định bồi thường GPMB khi thu hồi đất là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cơ sở, từ đó có phương hướng chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên tập trung mọi nguồn lực để đạt mục tiêu đề ra.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc ưu tiên tuyển dụng bố trí cán bộ có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn tham gia công tác giải phóng mặt bằng.
Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai minh bạch trong quá trình thực hiện.
Xây dựng quy chế khen thưởng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong công tác giải phóng mặt bằng.
Mở rộng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm khi thực hiện các dự án xây dựng điện, đường, trường trạm.
Bổ sung thêm thành phần Thanh tra nhà nước huyện vào Hội đồng bồi thường GPMB và tổ giúp việc bồi thường GPMB huyện để việc giải quyết các đơn thư khiếu nại của người dân đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
5.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
Trên cơ sở các chính sách khung do các cơ quan Trung ương ban hành, chính quyền cấp tỉnh sẽ xây dựng, triển khai cho phù hợp với mỗi địa phương. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương chính quyền cấp tỉnh sẽ xây dựng các chính sách bồi thường cho phù hợp với năng lực ngân sách, đặc điểm văn hóa xã hội. Để chính quyền huyện tổ chức thực thi chính sách tốt thì chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cần:
Rà soát cơ chế, chính sách về bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất, kịp thời phát hiện những bất cập để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn như: đơn giá bồi thường đất và nhà cửa, vật kiến trúc; hạn mức giao đất ở tái
định cư cho các hộ gia đình, cá nhân; chính sách hỗ trợ khác khi nhà nước thu hồi đất.
Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động cần được quy định cụ thể, chi tiết hơn.
Cho phép chính quyền các huyện được ban hành các văn bản hướng dẫn đối với các chính sách cấp tỉnh đã quy định nhưng chưa cụ thể hoặc chưa phù hợp với đặc thù của địa phương.
5.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan trung ương
Chính quyền huyện là cấp tổ chức thực thi các chính sách bồi thường GPMB do các cơ quan trung ương ban hành. Do đó, trong thời gian tới để thực thi chính sách thành công thì cơ quan trung ương phải xây dựng được chính sách tốt, phù hợp với thực tiễn, theo các định hướng như sau:
Thứ nhất:giới hạn lại quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộc. Các chính sách được ban hành cần đảm nguyên tắc: Nhà nước chỉ thu hồi đất cho các dự án đầu tư phục vụ mục đích liên quan đến lợi ích quốc gia như cơ sở hạ tầng và an ninh quốc gia. Đối với các dự vì mục đích kinh doanh cần thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người bị thu hồi đất.
Thứ hai: Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, trong đó không chỉ đề cập đến lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, người bị thu hồi đất mà còn phải đề cập tới lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có đất.
Thứ ba: Xây dựng cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai: cần xây dựng quy định về chia sẽ lợi ích giữa bên hưởng lợi và bên bị ảnh hưởng nhằm phục hồi và phát triển kinh tế lâu dài cho những người dân bị thu hồi đất với diện tích lớn và là tư liệu sản xuất chính của gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Huy Quang (2009).Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ.Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. tr. 5-7. 2. Chính Phủ (2014). Nghị định số: 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc Quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
3. Đỗ Phú Hải (2015). Những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực xây dựng và thực hiện chính sách công. Tạp chí tổ chức nhà nước. tr. 36-40.
4. Nguyễn Thị Vân Anh (2014). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Học viện nông nghiệp Việt Nam. tr.9-11.
5. Nguyễn Thị Minh Tâm (2010). Đánh giá thực trạng công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. tr.42-44.
6. Nguyễn Thị Dung (2009). Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam, Nghiên cứu - trao đổi của Tạp Chí Cộng Sản ngày 10/6/2009, Truy cập ngày 24/9/2015 tại http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/ Nghiencuu-Traodoi/2009/866/Chinh-sach-den-bu-khi-thu-hoi-dat-cua-mot-so-nuoc.aspx 7. Nguyễn Xuân Tiến (2015). Bài giảng hoạch định và phân tích chính sách công. Học
viện hành chính quốc gia. Hà Nội, 20 tháng 10 năm 2015.
8. Phạm Tiến Dũng (2012). Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. tr. 5-91.
9. Phương Thảo (2013). Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới, Ban nội chính trung ương ngày 11/9/2013, Truy cập ngày 24/9/2015 tại
http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/kinh-nghiem-thu-hoi-dat-cua-mot-so-quoc- gia-tren-the-gioi-292298/
10. Phan Thành Phi (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp, Ban quản lý các KCN Long An, Truy cập ngày 24/9/2015 tại http://www.hcmizones.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&i =2719:cac-yu-t-nh-hng-n-tin--gii-phong-mt-bng-khu-congnghip&catid=47:thong- tin-kcn-kcx&Itemid=126
12 Quốc hội (2013). Luật đất đai. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13 Trần Mạnh Cường (2006). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Luân văn thạc sĩ. Đại học nông nghiệp I Hà Nội. tr. 10-21.
14 Trần Thị Hợi (2008). Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. tr. 9-12.
15 UBND huyện Bình Xuyên (2010). Báo cáo tông hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc. 16 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011). Quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011
về việc Ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
17 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012). Quyết định số: 36/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 23 tháng 10 năm 2012 về việc sửa đổi bổi sung một số điều của bản quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo QĐ số: 18/2011/QĐ- UBND ngày 20/4/2011, Vĩnh Phúc.
18 UBND huyện Bình Xuyên (2012). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Vĩnh Phúc.
19 UBND huyện Bình Xuyên (2013). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Vĩnh Phúc.
20 UBND huyện Bình Xuyên (2013). Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
21 UBND huyện Bình Xuyên (2014). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Vĩnh Phúc.
22 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014).Quyết định số: 35/2014/QĐ-UBND, ngày 5/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
PHỤ LỤC 01. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ DÂN
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên chủ hộ (người được phỏng vấn): ……… 2. Nam/nữ: ……. Tuổi: ………….. 2. Nam/nữ: ……. Tuổi: ………….. 2. Nam/nữ: ……. Tuổi: ………….. 2. Nam/nữ: ……. Tuổi: …………..
3. Địa chỉ: ……….. 4. Trình độ văn hóa:
□ Tiểu học □ Trung cấp dạy nghề
□ THCS □ Cao đẳng:
□ Trung học phổ thông □ Đại học: 5. Gia đình ông (bà ) thuộc loại hộ nào? □ Hộ nông nghiệp
□ Hộ phi nông nghiệp (Chỉ kinh doanh, buôn bán)
□ Hộ kiêm
B. THÔNG TIN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG – GPMB
1. Ông (bà) có được thông báo khi nhà nước thu hồi đất không?
Có Không
2. Ông (bà) có được thông báo họp dân phổ biến chủ trương, chính sách khi thu hồi không?
Có Không
3. Ông (bà) có tham gia các cuộc họp dân không?
Có Không
4. Ông (bà) được biết chủ trương, chính sách khi thu hồi đất qua các kênh thông tin nào?
Đài phát thanh xóm Truyền hình Báo chí Họp dân
5. Trong quá trình tổ chức nhà nước thực thi chính sách về đền bù GPMB hộ ông (bà) có kiến nghị gì không?
Có Không
6. Kiến nghị của ông (bà) thuộc khâu nào trong quá trình thực thi?
Quy trình đền bù thực hiện không đúng? Kê khai, kiểm kê thiếu
Xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ không đúng Chi trả tiền bồi thường chậm
Giá bồi thường, chính sách hỗ trợ thấp Cán bộ đòi quyền lợi khi thực thi công việc
7. Công tác giải quyết đơn kiến nghị của cơ quan nhà nước như thế nào?
Nhanh Chậm
8. Hộ ông (bà) đã được giải quyết kiến nghị chưa?
Đã giải quyết Chưa giải quyết
9. Hộ ông (bà) khi bị thu hồi đất có được biết về phương án niêm yết của nhà mình không?
Có Không
10. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác quản lý hồ sơ sổ sách về đất đai của địa phương?
Tốt Không tốt
11. Ông (bà) đánh giá thế nào về công tác đo vẽ, cập nhật biến động đất đai tại địa phương?
Tốt Không tốt
12. Ông (bà) có được tham gia vào công tác đo vẽ, cập nhật biến động đất đai không?
Có Không
13. Ông (bà) đánh giá thế nào về công tác xác định nguồn gốc đất?
Tốt Không tốt
14. Ông (bà) đánh giá như thế nào về sự am hiểu chính sách của cán bộ thực hiện bồi thường – GPMB?
Tốt Không tốt
15. Ông (bà) đánh giá như thế nào về khả năng tuyên truyền, giải thích của cán bộ thực hiện bồi thường – GPMB trong quá trình làm việc với ông (bà)?