Gia Lâm.
4.3.5.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế
Để giải quyết vấn đề công tác quản lý đối tượng còn chưa bao quát hết đối tượng nộp thuế. Nhiều doanh nghiệp đặng ký thành lập tại Sở kế hoạch và đầu tư, có hoạt động kinh doanh nhưng không kê khai thuế, nộp thuế thì cần tập trung phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh để quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế ngay từ khi thành lập.
Đối tượng nộp thuế phải được cập nhật kịp thời từ khi bắt đầu đăng ký kinh doanh và phân loại theo từng hình doanh nghiệp và theo ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu trên cần có sự liên thông dữ liệu và phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, Khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải đăng ký địa chỉ email chính thức và số điện thoại liên hệ vào chỉ tiêu bắt buộc trên hồ sơ đăng ký kinh doanh để cơ quan thuế có thông tin liên hệ với doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý.
Nngoài ra cán bộ quản lý phải thường xuyên liên hệ, trao đổi với người nộp thuế để nắm rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trường hợp có dấu hiệu đáng nghi ngờ cần phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành xác minh ngay địa chỉ kinh doanh để xử lý kịp thời.
4.3.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký thuế, kê khai thuế
Để khắc phục tình trạng NNT không nộp hồ sơ khai thuế trước khi tạm nghỉ kinh doanh mà không khai báo với cơ quan thuế, vừa không làm tăng thủ tục hành chính cho người nộp thuế. Cần có sự liên thông về dữ liệu tình hình nộp tờ khai thuế giữa cơ quan thuế và cơ Sở kế hoạch và đầu tư.
Cần triển khai kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan có liên quan nhằm khai thác thông tin về các trường hợp thành lập DN mới, các biến động của DN đang hoạt động như chia, tách, giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh...một cách kịp thời, chính xác. Ngoài ra, Sở kế hoạch và đầu tư khi nhận được hồ sơ tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của NNT thì có thể tra cứu xem NNT đã nộp đủ hồ sơ khai thuế trước khi tạm nghỉ chưa, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế hay chưa. Trường hợp chưa hoàn thành thì gửi phiếu chuyển (qua email) đến Chi cục thuế để đôn đốc NNT nộp đủ hồ sơ khai thuế.
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai thuế qua mạng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NNT. Đặc biệt hỗ trợ 100% DN áp dụng mã vạch hai chiều trong kê khai thuế nhất là đối với DN mới thành lập.
Trong quá trình đăng ký thuế, Chi cục Thuế cần phải bố trí xử lý hồ sơ cho phù hợp khoa học để việc cấp mã số thuế nhanh gọn nhất. Sau khi tiếp nhận tờ khai cần kiểm tra và xử lý ngay nhằm phát hiện những sai sót và thống báo sớm cho DN điều chỉnh. Việc phân loại đối tượng đăng ký thuế cần nắm rõ đặc thù, loại hình, cơ cấu tổ chức và tính pháp nhân của từng DN để xác định chính xác trường hợp đăng ký bảo đảm thống nhất để quản lý thuế đúng trong suốt quá trình tồn tại hoạt động của DN.
4.3.5.3. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán, đôn đốc thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trước thực trạng công tác lập dự toán thu thuế hiện nay còn chưa bám sát, nắm chắc nguồn thu đến từng doanh nghiệp trọng điểm, công tác đôn đốc thu thuế TNDN còn gặp khó khăn, điều này đòi hỏi cán bộ quản lý thuế phải nâng cao khả năng dự báo tình hình, có hiểu biết thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và kỹ năng vận động, thuyết phục doanh nghiệp phối hợp thực hiện.
Để đạt được mục tiêu trên, cán bộ quản lý thuế phải thường xuyên bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động, doanh thu hàng quý đồng thời thường xuyên trao đổi với doanh nghiệp để hiểu rõ tình hình sản xuất, quy trình sản xuất, từ đó xây dựng cơ sở để đấu tranh với doanh nghiệp trong việc kê khai và tạm nộp thuế TNDN. Đối với doanh nghiệp có số thuế tạm nộp phải nộp chênh lệch lớn cần trao đổi ngay với doanh nghiệp để vận động doanh nghiệp tự giác tạm nộp tiền thuế, trường hợp doanh nghiệp giải thích được nguyên nhân số tạm nộp thấp hơn số cơ quan thuế tính thì ghi nhận lại, nếu doanh nghiệp không phối hợp sẽ thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
4.3.5.4. Hiện đại hóa công tác kiểm tra thuế theo hướng chuyên sâu.
Để giải quyết thực trạng số lượng và chất lượng của mỗi cuộc kiểm tra đạt được còn thấp. Nhiều cuộc kiểm tra kéo dài quá thời hạn vẫn chưa kết thúc được do kỳ kiểm tra quyết toán thuế quá dài. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu ngành cấp chi cục. Cần phải hoàn thiện cơ sở dữ liệu của NNT theo lĩnh vực, ngành nghề; đổi mới công tác kiểm tra theo hướng chuyên sâu tập trung vào các rủi ro
trọng điểm, và ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc phân tích rủi ro trong kiểm tra.
Muốn đạt được mục tiêu trên cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
a. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu NNT phục vụ cho công tác kiểm tra
Hiệu quả của kế hoạch kiểm tra NNT phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thông tin NNT, do đó cơ sở dữ liệu NNT phải được cập nhật liên tục, đầy đủ, kịp thời và chính xác với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại. Đây là điểm đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro, là thông tin chính để phân tích và xác định rủi ro, giúp ngành thuế hiểu biết toàn diện về ngành và NNT. Vì vậy, cần phải hoàn thiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành một cách đầy đủ, cập nhật kịp thời thông tin của doanh nghiệp, thông tin liên quan đến NNT như sau:
Thông tin chung về NNT: loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán áp dụng, hình thức hạch toán kế toán, vốn điều lệ, số lao động…
Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế: thông tin trong tờ khai thuế, phí, lệ phí; thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế (báo cáo tài chính, quyết định miễn giảm thuế…).
Thông tin về tính tuân thủ kê khai và nộp thuế: tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách của NNT (số lần vi phạm, số lần chậm nộp, số lần không nộp tờ khai…) qua kiểm tra các năm.
Thông tin từ bên thứ ba: kho bạc, hải quan, các bộ, ngành…
Thông tin khác: báo, đài, từ khiếu nại, tố cáo, từ quần chúng nhân dân…
b. Chuyên sâu kiểm tra thuế theo một số lĩnh vực
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, tập trung cho công tác kiểm tra, rà soát theo yếu tố rủi ro trong hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế như: Doanh nghiệp trọng điểm, đặc thù, doanh nghiệp kinh doanh ôtô, xe gắn máy, doanh nghiệp có doanh thu tăng đột biến, kinh doanh rất nhiều mặt hàng, doanh nghiệp nợ đọng thuế lớn, giao dịch liên kết, chuyển giá, nhằm phát hiện ngay, có biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai sai, khai không đúng, không đủ, không đúng hạn số thuế phải nộp. Qua kiểm tra cần biết thêm các thông tin như Giám đốc, địa chỉ kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của đơn vị.
Đối với những hồ sơ khai thuế TNDN cần kiểm tra những đơn vị thường xuyên lỗ, tỷ lệ thu nhập chịu thuế rất nhỏ so với doanh thu, số thuế phải nộp trên hồ sơ kê khai quyết toán thuế năm thấp hơn hồ sơ khai thuế tạm tính quý, các rủi ro khác liên quan đến yếu tố chi phí,....
Phân loại các nhóm doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh để kiểm tra vì việc phân loại này sẽ giúp cho cơ quan thuế tập trung được vào một số đặc điểm chung của các đơn vị này. Cụ thể:
Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải sẽ có đặc điểm như khai thiếu doanh thu bán ra, chi phí nhiên liệu hạch toán cao hơn thực tế. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp sẽ có một số đặc điểm như: thanh toán chậm, chứng từ đầu vào phát sinh tại nhiều địa phương, căn cứ vào công trình thi công, lĩnh vực này dễ phát sinh nhiều vi phạm... Đối với mỗi ngành nghề lại cần tìm hiểu rõ đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là ai. Do vậy đòi hỏi cán bộ kiểm tra thuế phải hiểu về đặc thù của từng lĩnh vực để có các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.
c. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra
Tăng cường và hoàn thiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế là một trong những mục tiêu cải cách hệ thống thuế của ngành nói chung. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cần được hoàn thiện theo hướng: nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra từ khâu thu thập, bổ sung cơ sở dữ liệu NNT, chuyển đổi dữ liệu để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế…; việc ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi đi kèm với nó là hiểu biết và sự thành thạo của cán bộ thuế về tin học.
Tiếp tục thực hiện mở rộng các dự án hiện đại hoá công tác khai và nộp
thuế qua mạng. Cần có phiếu điều tra ý kiến của DN hàng năm để nắm thông tin
về cán bộ thuế làm công tác kiểm tra nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin về CBCC thuế về thái độ và trách nhiệm khi đến kiểm tra tại DN.
4.3.5.5. Quyết liệt trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Hiện nay, các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế ngày một tinh vi, phức tạp hơn vẫn diễn ra để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT, đòi hỏi cán bộ thuế phải quyết liệt hơn trong công tác phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, đồng thời tăng cường phối hợp với cơ quan công an trong việc xử lý các vi phạm về thuế có dấu hiệu hình sự.
với các hành vi sai phạm, đảm bảo các vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và xử lý kịp thời, Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa hai lực lượng Thuế và Công an trong phòng, chống các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thuế trong thời gian tới. Cần phải thường xuyên trao đổi thông tin trong công tác phòng chống hành vi vi phạm và phạm tội trong lĩnh vực thuế; đặc biệt chú trọng đến hoạt động mua bán hóa đơn trái phép, doanh nghiệp kê khai thuế gian lận và trốn thuế. Xây dựng các lĩnh vực trọng điểm để tổ chức phối hợp chống hành vi vi phạm và phạm tội trong lĩnh vực thuế có hiệu quả.
4.3.5.6. Đẩy mạnh công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
Trước thực trạng nợ thuế vẫn có xu hương tăng, nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa thu được. Các biện pháp cưỡng chế nợ chưa mang lại hiệu quả. Chi cục Thuế cần có biện pháp tích cực, kiên quyết hơn nữa để cưỡng chế và truy thu thuế như phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản để bán đấu giá nhằm thu hồi nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của luật quản lý thuế. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm về sau.
Giao chỉ tiêu thu nợ thuế tới từng CBCC trực tiếp quản lý nợ. Coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.
Cần phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng, xác định cụ thể thời gian nợ thuế theo từng cấp độ để có các định hướng xử lý cụ thể nhằm đạt được kết quả thu nợ, nếu cần thiết cần có biện pháp tích cực với sự phối hợp của các đơn vị để trích khoản tiền gửi ngân hàng, kê biên tài sản đấu giá, thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn và thu hồi giấy phép kinh doanh; đối với các khoản nợ thường xuyên thì áp dụng biện pháp tính tiền chậm nộp đối với thời gian nộp chậm.
Triển khai chương trình ứng dụng quản lý nợ cấp Chi cục Thuế và các phần mềm hỗ trợ việc thống kê, theo dõi số liệu giảm, miễn thuế, gia hạn nộp thuế khi Cục Thuế triển khai để cập nhật thông tin kịp thời, đảm bảo việc phân loại nợ được chính xác.
4.3.5.7. Đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Qua khảo sát đánh giá của DN về công tác tuyên truyền hỗ trợ cho thấy các ý kiến đánh giá của DN về tập huấn, đối thoại với DN hiện nay chưa mang
lại nhiều tác dụng đối với doanh nghiệp, đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, một chiều. Người tuyên truyền thực sự chưa hiểu đối tượng được tuyên truyền cần gì và cần chú trọng vào những nội dung gì. Vì vậy, Chi cục Thuế cần xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế. Tổ chức điều tra nhu cầu của NNT để có biện pháp tuyên truyền và hỗ trợ cho phù hợp.
Xây dựng và triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử. Thực tiễn cho thấy việc tuyên truyền qua các phương tiện như loa phát thanh tại xã, thị trấn, pano, áp phích đã không còn phù hợp. Các doanh nghiệp hầu hết đã tiếp cận công nghệ thông tin và có địa chỉ email chính thức đăng ký với cơ quan thuế. Do đó bên cạnh triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, cần tập trung vào tuyên truyền thông qua hình thức điện tử: Gửi email, lập nhóm zalo các doanh nghiệp theo địa bàn, theo cán bộ quản lý để mỗi cán bộ thuế đều là một tuyên truyền viên. Qua đó, tạo mọi điều kiện thông thoáng trong việc cung cấp các thông tin về chính sách chế độ thuế, giải đáp kịp thời các vướng mắc, động viên các DN, tổ chức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế.
Lập kế hoạch phát triển các hình thức, nội dung tuyên truyền hỗ trợ đối với DN, tập trung tuyên truyền theo nhu cầu của DN. Tổ chức xây dựng mẫu biểu, phương pháp điều tra đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan thuế đối với DN. Triển khai điều tra, thu thập thông tin đánh giá hàng năm từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Phối hợp với cơ quan truyền thông để mở rộng mạng lưới tuyên truyền với các chuyên mục như “thuế và cuộc sống”, “thuế vào trường học”, “phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế” đồng thời xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền về thuế trên các bảng quảng cáo điện tử.
Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách thuế khi có thay đổi. Để làm được việc đó cần có đội ngũ những cán bộ thuế chuyên sâu chuyên nghiệp để tư vấn thuế cho DN, đặc biệt là các đội thuế giao dịch trực tiếp với NNT.
4.3.5.8. Giải pháp hỗ trợ
Muốn nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ CBCC thuế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao, có
kiến thức chuyên nghiệp quản lý hiện đại, hiểu biết luật, có kiến thức kế toán và đánh giá phân tích tài chính DN, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ tiên