Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 53)

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm các tài liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của TP Hà Nội và huyện Gia Lâm, các tài liệu xuất bản liên quan đến hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện Gia Lâm. Những tài liệu này được thu thập chủ yếu từ Cục thống kê TP Hà Nội, Chi cục thống kê huyện Gia Lâm, Tổng cục Thuế, Cục thuế TP Hà Nội, Chi cục thuế huyện Gia Lâm,... đều được trích dẫn đầy đủ.

Các số liệu điều tra thu thập được nhằm minh chứng cho những đánh giá về công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm tài liệu có liên quan đến quản lý thuế TNDN như: đặc điểm các doanh nghiệp, tình hình đăng ký kê khai thuế, nộp thuế, kiểm tra, thanh tra thuế và nợ đọng thuế. Được thu thập qua điều tra trong tổng số các doanh nghiệp đang hoàn động trên địa bàn huyện Gia Lâm. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trong số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm. Số lượng mẫu đáp ứng tính đại diện cho từng ngành nghề.

Khảo sát nhanh các doanh nghiệp nhằm thu thập các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến công tác kê khai và nộp thuế

TNDN của doanh nghiệp để đánh giá được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm và đề xuất một số giải pháp về quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế Gia Lâm, TP Hà Nội trong thời gian tới.

Các công việc thực hiện thu thập nguồn số liệu sơ cấp gồm:

- Xác định nội dung, đối tượng, mẫu điều tra: Nội dung điều tra chủ yếu liên quan đến các công tác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, thái độ phục vụ của cơ quan thuế, tìm hiểu các sai phạm thường gặp của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp liên quan đến công tác tuyên truyền hỗ trợ, công tác cấp mã số thuế, kê khai thuế, thu thuế, kiểm tra thuế đôn đốc nợ đọng thuế. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối tượng là ban Lãnh đạo và cán bộ công chức Chi cục thuế huyện Gia Lâm có nhiều kinh nghiệm trong ngành Thuế liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN. Thông qua phương pháp này sẽ thu thập được các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề nghiên cứu để đưa ra các biện pháp khắc phục.

- Chọn mẫu điều tra:

n = N/(1+N.e2) = 3.227/(1+3.227*0.12) = 96,99

Trong đó: N là tổng số doanh nghiệp đang hoạt động: 3.227 DN e là sai số trong điều kiện nghiên cứu: 10%

n là cỡ mẫu điều tra

Căn cứ điều kiện nghiên cứu, tác giả lấy cỡ mẫu cần điều tra là 100 DN, lựa chọn 3% số doanh nghiệp đang hoạt động phân loại theo ngành nghề kinh doanh trên tổng số 3.227 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong đó, ngành dịch vụ 16 DN, sản xuất 23 DN, thương mại 45 DN, vận tải 05 DN, xây dựng 8DN.

- Tổ chức điều tra: Gửi qua địa chỉ email chính thức của doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế đến 100 doanh nghiệp được chọn mẫu trên địa bàn huyện Gia Lâm, gửi lại lần 2 đối với những phiếu chưa đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)