Công tác quản lý thuế muốn được hiệu quả, đi vào cuộc sống thì điều quan trọng nhất là sự phối hợp, ý thức chấp hành của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó toàn ngành thuế luôn không ngừng tuyên truyền, giải thích chính sách pháp luật về thuế để NNT hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế.
4.2.1.1. Ý thức chấp hành của người nộp thuế thông qua công tác kê khai
Qua điều tra 100 DN trên địa bàn huyện về công tác kê khai thuế TNDN, kết quả thể hiện ở Bảng 4.16 như sau
Bảng 4.16. Kết quả điều tra ý thức chấp hành của người nộp thuế qua công tác kê khai
STT Nội dung câu hỏi Tỷ lệ (%)
1 Nguyên nhân kê khai thuế bị thiếu sót 100
- Biểu mẫu kê khai phức tạp 13
- Thủ tục nộp HSKT chưa thuận lợi 11
- Chính sách thuế thay đổi 76
2 Tự giác kê khai khi không có phát sinh thuế 100
- Không kê khai do không phát sinh thuế TNDN phải nộp 3
- Nếu cơ quan thuế xử phạt thì kê khai 4
- Sẽ kê khai vì đây là nghĩa vụ của DN 93
3 Cách nộp tờ khai thuế TNDN 100
- Kê khai qua mạng internet, kê khai điện tử 98
- Gửi tờ khai qua bưu điện 0
- Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế 2
Nguồn: Kết quả phiếu điều tra (2019) Kết quả bảng 4.16 cho thấy có đến 76% số người được hỏi cho là nguyên nhân sai sót là do chính sách thuế thường xuyên thay đổi nên họ không nắm bắt kịp thời được các chính sách mới nhất, 11% số người được hỏi lại cho rằng do thủ tục nộp HSKT chưa được thuận lợi. Số còn lại lại cho rằng
là do biểu mẫu kê khai phức tạp (13%).
Về câu hỏi có tự giác kê khai thuế TNDN khi không có phát sinh thuế thì có tới 93% trả lời phải kê khai vì đây là nghĩa vụ. Tuy nhiên, vẫn còn tới 7% chưa có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ thuế khi trả lời không tự ý kê khai hoặc chỉ kê khai khi bị nhắc nhở.
Con số 98 % trả lời đã khai thuế qua mạng, hiện tại các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm gần như kê khai qua mạng 100%, số ít doanh nghiệp nộp trực tiếp tại cơ quan thuế là do lỗi mạng hoặc lỗi chữ ký số đơn vị không nộp được trong khi đã đến hạn nộp hồ sơ khai thuế.
4.2.1.2. Ý thức chấp hành của người nộp thuế thông qua công tác nộp thuế.
Nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp phát sinh hàng năm tại thời điểm doanh nghiệp nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN vào ngày 30 của quý 1 năm tiếp theo. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 151/2014/TT-BTC kể từ ngày 15/11/2014 doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý nhưng vẫn phải tạm nộp số tiền thuế TNDN tạm tính của quý. Việc không phải nộp tờ khai dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thực hiện nộp thuế TNDN tạm tính, hoặc nộp TNDN tạm tính vào hạn nộp của quý IV (ngày 30/01 năm sau) điều này gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc hoàn thành dự toán thu NSNN của năm hiện tại.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, ngành thuế đã triển khai nhiều biện pháp trong công tác đôn đốc thu thuế TNDN, trong đó điển hình là gói khóa nợ hàng quý. Theo đó, cơ quan thuế căn cứ tỷ lệ doanh thu và số thuế TNDN phát sinh năm trước trên tờ khai quyết toán thuế TNDN và doanh thu năm nay đơn vị đã kê khai hàng quý để tạm tính số thuế TNDN đơn vị phải nộp. Căn cứ số liệu cơ quan thuế tạm tính, cán bộ quản lý thuế sẽ gọi điện, gửi email, viết giấy mời (đối với những doanh nghiệp lớn) đôn đốc doanh nghiệp thực hiện tạm nộp theo số cơ quan thuế đã tạm tính, trường hợp doanh nghiệp có tài liệu chứng minh số thuế tạm nộp năm nay thấp hơn số cơ quan thuế tạm tính do lợi nhuận gộp thấp hơn, chi phí nhiều hơn... thì sẽ cung cấp tài liệu giải trình với cơ quan thuế. Tuy nhiên đây là biện pháp không được quy định trong văn bản pháp luật nên hiệu lực bắt buộc không cao, nhiều doanh nghiệp không chấp hành thậm chí có phản ứng tiêu cực với cơ quan thuế.
Kết quả điều tra ý thức chấp hành nộp thuế TNDN đối với 100 DN thể hiện ở Bảng 4.17.
Bảng 4.17. Kết quả điều tra ý thức chấp hành nộp thuế của người nộp thuế
STT Nội dung câu hỏi Tỷ lệ (%)
1 hàng quý hay không? Đơn vị có tự giác nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính 100
a. Để quý 4 nộp vì chỉ bị tính chậm nộp thuế đối với khoản chênh lệch giữa số tạm nộp so với số quyết toán sau thời hạn nộp thuế quý 4
44
b. Cán bộ quản lý đôn đốc thì mới nộp 35
c. Tự giác nộp hàng quý vì đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp. 21
2 Ông bà có thực hiện theo số cơ quan thuế tạm tính theo gói
khóa nợ không 100
a. Không khả thi, mang tính áp đặt 22
b. Sẽ cân nhắc căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp 63
c. Doanh nghiệp chấp hành theo số liệu của cơ quan thuế 15
3 Doanh nghiệp của ông/bà nợ thuế TNDN là do nguyên nhân: 100
a. Khó khăn về tài chính 83
b. Cơ quan thuế không đôn đốc, cưỡng chế nợ 6
c. Nợ thuế sẽ có lợi hơn so với vay vốn từ các nguồn khác 11
Nguồn: Kết quả phiếu điều tra (2019) Kết quả điều tra bảng 4.17 cho thấy có 21% doanh nghiệp tự giác nộp thuế TNDN tạm tính hàng quý, 35% doanh nghiệp sẽ tạm nộp nếu có sự đôn đốc của cán bộ quản lý, có đến 44% doanh nghiệp tạm nộp vào hạn nộp thuế quý IV. Phần lớn các doanh nghiệp đều chưa tự giác tạm nộp thuế TNDN tạm tính đúng thời điểm phát sinh, điều này đặt ra nhiệm vụ cho cán bộ quản lý trong thời gian tới cần tích cực bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đôn đốc kịp thời.
Về việc thực hiện gói khóa nợ trong thời gian qua cho thấy chưa mang lại nhiều kết quả. Qua công tác quản lý doanh nghiệp của chính bản thân tôi
cũng như kết quả điều tra 100 doanh nghiệp cho thấy có 15% doanh nghiệp chấp hành nộp theo số liệu của cơ quan thuế, có 63% doanh nghiệp sẽ cân nhắc lại so với số liệu tại doanh nghiệp, có 22% doanh nghiệp không chấp nhận số liệu của cơ quan thuế và không tạm nộp thuế. Trong thời gian tới cần có giải pháp quyết liệt hơn, có văn bản quy định về quyền của cơ quan thuế trong việc tạm tính thuế TNDN và nghĩa vụ giải trình của NNT trong trường hợp không chấp hành theo số của cơ quan thuế.
Khi doanh nghiệp khai quyết toán thuế TNDN sẽ lên nghĩa vụ ghi thu thuế TNDN. Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN cũng là hạn nộp thuế. Về nguyên nhân nợ thuế của doanh nghiệp theo kết quả điều tra cho thấy phần lớn do các doanh nghiệp có khó khăn về tài chính (83%); 6% DN cho rằng cơ quan thuế không tích cực đôn đốc, cưỡng chế nợ; 11% cho rằng nợ thuế chịu lãi suất thấp hơn (0,03%/ngày) so với đi vay từ các nguồn khác. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp đa số đều có ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế, không muốn để nợ thuế nhưng do khó khăn về tài chính nên chưa nộp được. Về lãi suất chậm nộp 0,03%/ngày (trước đây là 0,07%/ngày đối với nợ từ 90 ngày trở lên, 0,05%/ngày đối với nợ dưới 90 ngày) là chính sách của Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh do đó còn một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp lợi dụng chính sách để cố tình chậm nộp tiền thuế.
4.2.1.3. Ý thức chấp hành của người nộp thuế qua công tác kiểm tra
Kết quả điều tra thái độ của100 DN qua công tác kiểm tra của cơ quan thuế thể hiện ở Bảng 4.18 như sau:
Bảng 4.18. Kết quả điều tra ý thức chấp hành của người nộp thuế qua công tác kiểm tra
STT Nội dung câu hỏi Tỷ lệ
(%)
1 Công tác kiểm tra thuế có tác động như thế nào đối với doanh
nghiệp 100
a. Chấp hành pháp luật về thuế tốt hơn, hạn chế việc trốn thuế 76
b. Tìm cách để lách luật thuế nhằm trốn thuế 17
c. Không quan tâm 7
Qua bảng kết quả điều tra 4.18 trên ta thấy có 76% doanh nghiệp chấp hành pháp luật về thuế tốt hơn và hạn chế việc trốn thuế sau khi được cơ quan thuế thanh, kiểm tra, điều này thể hiện vai trò của công tác kiểm tra thuế trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT. Tuy nhiên, vẫn còn 17% các DN vẫn tìm cách lách thuế, trốn thuế sau khi đã được cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, truy thu thuế và xử phạt. Điều đó thể hiện chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hiện nay vẫn còn chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các doanh nghiệp tái phạm.
Qua trao đổi với ông Ngô Văn Hải, giám đốc Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng 3C, địa chỉ xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội cho biết mặc dù doanh nghiệp đã bị xử phạt và truy thu thuế nhưng đơn vị vẫn tìm cách để lách luật làm giảm số thuế phải nộp. Khi cơ quan thuế kiểm tra đơn vị chấp nhận nộp thuế truy thu và tiền phạt do lãi suất 0,03%/ngày thấp hơn lãi suất đi vay từ các nguồn khác
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu giám đốc doanh nghiệp (2019) Tuy nhiên cũng thấy rằng ý thức chấp hành pháp luật về thuế của DN sau khi được kiểm tra thuế đã được nâng cao và đa số DN sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành luật quản lý thuế. Điều này cho thấy hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đã hạn chế được rất nhiều tình trạng khai sai, trốn thuế của các DN.
Trao đổi với bà Thạch Thị Hạnh, giám đốc công ty TNHH Thương mại sản xuất Hoàng Ngọc Hưng, địa chỉ xã Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội cho biết thông qua việc kiểm tra thuế của cơ quan thuế, doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm trong công tác hạch toán kế toán và kê khai thuế, khắc phục được những sai sót của doanh nghiệp nhờ đó kỳ kiểm tra quyết toán thuế sau đơn vị đã giảm thiểu số thuế bị truy thu và phạt
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu giám đốc doanh nghiệp (2019)