Để công tác kiểm tra tại trụ sở NNT đạt hiệu quả trong điều kiện nguồn nhân lực còn mỏng, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ trong Chi cục đã tập trung nguồn lực, thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế của DN quản lý tại cơ quan thuế, nhằm phân tích tốt hơn thông tin về DN để đánh giá, xác định mức rủi ro về thuế. Số liệu qua kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được thể hiện qua bảng 4.9. Cụ thể như sau:
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế năm 2016-2018
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2016 2017 2018
Tốc độ tăng bình quân (%)
1 Lượt HS khai thuế đã kiểm tra Lượt HS 296 480 550 36,3
2 Hồ sơ được chấp nhận Lượt HS 191 318 348 35,0
3 Hồ sơ phải điều chỉnh Lượt HS 79 127 154 39,6
4 HS đề nghị kiểm tra tại DN Lượt HS 26 35 48 35,9
5 Tăng số thuế phải nộp triệu
đồng 1.896 1.812 2.823 22,0
6 Giảm khấu trừ đồng triệu 1.356 1.898 2.563 37,5
7 Giảm lỗ triệu
đồng 4.766 7.149 10.152 45,9
Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm (2018) Qua bảng 4.9 kết quả công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đều tăng về cả số lượng và chất lượng qua các năm. Để đạt được kết quả trên, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đã triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra tại cơ quan thuế, kịp thời điều chỉnh hồ sơ khai thuế sai từ đó kịp điều chỉnh tránh được việc thất thu NSNN và giảm được nợ đọng thuế. Tăng cường công tác quản lý, rà soát tờ khai thuế và hồ sơ kê khai nhằm phát hiện
trường hợp nghi vấn liên quan đến hành vi trốn thuế, đặc biệt với ngành nghề đặc thù như: Khách sạn, ăn uống, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, dược phẩm, vận tải, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản; các DN có giao dịch liên kết, kinh doanh lỗ hoặc có số nợ thuế lớn, DN được hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế, DN nhiều năm chưa được kiểm tra thuế… để lập kế hoạch kiểm tra một cách trọng tâm và đạt hiệu quả cao. Để kiểm tra ở mức độ chính xác cao nhất, Chi cục Thuế đã đề nghị kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để phát hiện và ngăn ngừa các DN có hành vi trốn thuế và vi phạm về quản lý hóa đơn là vấn đề nóng trong những năm gần đây.
Bên cạnh công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, công tác kiểm tra tại trụ sở NNT được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhất trong công tác kiểm tra thuế. Kết quả công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm được thể hiện qua Bảng 4.10, cụ thể như sau:
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2016-2018
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 bình quân (%) Tốc độ tăng
Tổng số DN phải kiểm
tra theo kế hoạch Lượt 253 246 295 8,0
DN được kiểm tra Lượt 255 266 303 9,0
Số thuế TNDN truy thu
và phạt Triệu đồng 12.350 20.467 37.583 74,4 Số thuế TNDN nộp vào NSNN Triệu đồng 6.753 15.038 29.732 109,8 Tỷ lệ nộp/Truy thu % 54,7 73,5 79,1 20,3
Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Gia Lâm (2018) Theo số liệu được thể hiện tại bảng 4.10 cho thấy, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở DN còn thấp về mặt số lượng, đạt tốc độ phát triển bình quân 9%, tuy nhiên số truy thu và phạt sau kiểm tra có tốc độ phát triển bình quân cao là 74,4% cho thấy chất lượng của các cuộc thanh, kiểm tra đã được nâng cao. Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp mới trong công tác phân tích rủi ro theo bộ 16 tiêu chí rủi ro khi phân tích báo cáo tài chính để lựa chọn ra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để lựa chọn đưa vào kế hoạch kiểm tra, do đó kết quả truy thu và phạt đã có sự thay đổi rõ rệt. Mặt
khác về phía DN: Trong điều kiện hiện nay đã xóa bỏ chế độ chuyên quản, cán bộ không trực tiếp đến DN để nắm bắt tình hình như trước đây, mọi hoạt động tự kê khai tự tính và tự nộp hoàn toàn DN phải chủ động do vậy DN vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình tự khai, tự tính và tự nộp; nhiều văn bản về chính sách thuế DN không cập nhật kịp thời; kế toán DN chưa được đào tạo cơ bản… Trong khi đó cán bộ làm công tác kiểm tra còn làm thêm các công việc khác do lãnh đạo phân công như làm báo cáo, tập huấn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, tổ chức hội nghị… Trung bình cứ 01 CBCC phải quản lý 270 DN. Do đó việc bám sát mọi hoạt động SXKD của các DN là một công việc hết sức cần thiết đòi hỏi cán bộ thuế phải linh hoạt, thường xuyên thu nhận thông tin về hoạt động cuả DN từ nhiều nguồn khác nhau.