Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

Căn cứ vào kế hoạch của Cục Thuế giao chỉ tiêu thu nợ thuế, Chi cục Thuế Huyện Gia Lâm tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, thực hiện việc phân loại và phân tích nguyên nhân nợ để có

biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế của người nộp thuế và tăng cường các biện pháp đôn đốc thu, đảm bảo người nộp thuế nộp đúng hạn, nộp đủ các khoản thuế phát sinh vào NSNN, hạn chế thấp nhất các khoản nợ mới phát sinh.

Để công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ làm công tác đôn đốc, thu nợ thuế, còn cần sự phối hợp tích cực của các cơ quan, ban ngành liên quan, chính quyền địa phương. Trong những năm qua, Chi cục Thuế đã tham mưu và báo cáo UBND huyện Gia Lâm thành lập Ban chỉ đạo và Đoàn liên ngành đôn đốc thu hồi thuế nợ đọng và chống thất thu ngân sách (bao gồm đại diện cơ quan công an, quản lý thị trường, đại diện cơ quan thuế) để phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế có liên quan, bên cạnh đó vào những tháng, ngày cuối năm lãnh đạo UBND huyện và Lãnh đạo Chi cục Thuế, Đội trưởng các đội thu thuế cũng trực tiếp làm việc với các DN có số nợ lớn và nợ kéo dài để đôn đốc nợ thuế. Thực hiện đôn đốc quyết liệt số tiền truy thu theo kết luận thanh tra, kiểm tra thuế và theo kết luận của cơ quan Kiểm toán kịp thời vào NSNN.

Mặc dù Chi cục thuế huyện Gia Lâm đã áp dụng quyết liệt các biện pháp đôn đốc, thu nợ thuế, nhưng nợ thuế nói ngoài quốc doanh nói chung và nợ thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Tình hình nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm được thể hiện qua Bảng 4.14 như sau:

Bảng 4.12. Tình hình nợ thuế ngoài quốc doanh năm 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng bình quân (%) Tổng nợ 94.705 96.796 99.271 2,4 Thuế GTGT 45.744 47.806 55.502 10,2 Thuế TNDN 6.567 6.956 9.759 21,9 Thuế TTĐB 1.353 124 320 -51,4 Các khoản khác 41.041 41.910 33.689 -9,4

Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Gia Lâm (2018) Bảng 4.12 cho thấy tình hình nợ thuế NQD tại Chi cục thuế huyện Gia

Lâm có xu hướng tăng, Tổng nợ thuế NQD tăng 2,4%, đặc biệt thuế TNDN có tốc độ tăng cao nhất 21,9%. Với nhiệm vụ và mục tiêu giảm nợ năm nay so với năm trước, kết quả trên đặt ra nhiệm vụ cho Chi cục thuế huyện Gia Lâm trong thời gian tới phải quyết liệt hơn trong công tác đôn đốc thu nợ và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một trong những đặc điểm của thuế là mang tính bắt buộc, nhiệm vụ của cơ quan thuế là phải tuyên truyền, tư vấn, giải thích để các DN hiểu được pháp luật thuế và tự giác nộp thuế. Tuy nhiên đối với các DN không tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan thuế phải thực hiện cưỡng chế thuế. Cưỡng chế thuế được áp dụng đối với DN nợ lớn kéo dài hoặc có tình tiết vi phạm nặng. Các hình thức cưỡng chế là: trích tiền gửi của DN tại Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt; thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng; giữ hàng hóa, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu. Đối với các DNNQD thì việc cưỡng chế thuế cũng cần được coi trọng với lý do các DNNQD có ý thức tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng kém hơn đối với các DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài…

Kết quả thu nợ thuế qua thanh tra, kiểm tra thuế được thể hiện ở bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13. Kết quả thu nợ thuế thu nhập doanh nghiệp qua kiểm tra thuế năm 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tỷ lệ %

2017/2016 2018/2017

Số thuế truy thu 12.085 20.467 37.583 169 183,6

Số thuế đã nộp

vào NSNN 6.753 15.038 29.732 223 197,7

Số thuế còn nợ 5.332 5.429 7.851 102 144,6

Tỷ trọng nợ/số

truy thu (%) 44,1 26,5 20,9 60,1 78,8

Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Gia Lâm (2018) Bảng 4.13 trên cho thấy những năm gần đây kết quả truy thu qua công tác kiểm tra càng tăng, tỷ lệ nợ đọng sau kiểm tra giảm đáng kể. Theo quy định từ khi cơ quan thuế ra Quyết định xử phạt và truy thu thuế các DN phải nộp ngay số

tiền thuế truy thu vào NSNN trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ra quyết định. Tuy nhiên, bên cạnh một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa có khả năng nộp thuế thì còn nhiều doanh nghiệp cố tình sai phạm không chấp hành nộp thuế theo quyết định xử lý, vì thế tình trạng nợ thuế sau kiểm tra vẫn xảy ra. Như vậy có thể thấy nợ đọng thuế có xu hướng tăng nhưng nợ đọng qua công tác kiểm tra thuế có xu hướng giảm, doanh nghiệp thường nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử lý của cơ quan thuế hơn là việc tự nộp thuế theo số kê khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)