3.1.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
a, Thu thập tài liệu thứ cấp : Sử dụng số liệu thống kê củ a các cơ quan chức năng ở địa phƣơng, các công trình nghiên cứu khoa học, các sản phẩm đƣợc công bố (sách, đề tài nghiên cứu khoa học, tạp chí và báo chí), nhất là Đề án, đề tài của Sở Nội vụ, Bộ Nội vụ liên quan đến cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
b, Thu thập tại liệu sơ cấp: thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi để thu thập số liệu và phân tích giúp đánh giá khách quan về quản lý công chức, viên chức theo vị trí việc làm, tìm ra những hạn chế trong quản lý từ đó có giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế đó.
Số lƣợng mẫu:
+ Nhằm đánh giá mức độ thực thi công vụ của công chức, viên chức và mức độ cần thiết của công tác xác định vị trí việc làm, quản lý công chức, viên chức, tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng, đánh giá, trả lƣơng công chức, viên chức theo vị trí việc làm và làm căn cứ để xây dựng triển khai mở rộng ra toàn tỉnh. Tác giả có tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi 80 phiếu dành cho công chức, viên chức đang công tác tại Sở Nội vụ, trong đó: 04 phiếu dành cho Lãnh đạo Sở, 76 phiếu cho công chức, viên chức (không thực hiện điều tra đối với lao động hợp đồng theo Nghị định 68 và một số công chức, viên chức vắng mặt).
+ Nhằm đánh giá sự hài lòng của ngƣời dân đối với các dịch vụ hành chính công, chất lƣợng phục vụ, thái độ phục vụ, kết quả giải quyết của công chức, viên chức Sở Nội vụ Bắc Ninh, từ đó nhận biết đƣợc những điểm, vị trí ngƣời dân còn không hài lòng để có giải pháp đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý phù hợp. Tác giả tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi, chọn ngẫu nhiên 120 ngƣời dân đến giải quyết TTHC tại Sở Nội vụ.
3.1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm excel, máy tính cầm tay để tính toán số liệu, thống kê, tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ phân tích đánh giá.
3.1.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phƣơng pháp so sánh, đánh giá số liệu để rút ra những kết luận cần thiết. Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng phổ biến nhất và là phƣơng pháp chủ yếu trong phân tích để đánh giá kết quả, làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu, từ đó, giúp cho nhà quản trị có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
- Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.
3.1.3.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích
a. Chỉ tiêu phản ánh số lƣợng
- Số lƣợng công chức, viên chức có trình độ sau đại học. - Số lƣợng công chức, viên chức có trình độ đại học. - Số lƣợng công chức, viên chức có trình độ cao đẳng. - Số lƣợng công chức, viên chức có trình độ trung cấp. b. Chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng
- CBCC có trình độ chuyên môn theo ngành đƣợc đào tạo: pháp luật, thống kê, tin học... - CBCC có trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp + Trung cấp + Sơ cấp - CBCC có trình độ ngoại ngữ, tin học c. Hệ thống vị trí việc làm - Số lƣợng vị trí việc làm
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN