3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 28/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã đƣợc cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thành phần Chính phủ có Bộ Nội vụ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ Trƣởng. Ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử, đánh dấu sự ra đời và trở thành ngày tuyền thống của ngành tổ chức nhà nƣớc. Cùng với sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời, hệ thống chính quyền cách mạng lâm thời ở các địa phƣơng trong cả nƣớc cũng đƣợc thành lập. UBND cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Ninh đƣợc thành lập ngày 21/8/1945, do đồng chí Trần Đình Nam làm Chủ tịch. Căn cứ hƣớng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ và yêu cầu nhiệm vụ của địa phƣơng, UBND cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Ninh quyết định thành lập bộ phận công tác Tổ chức Nhà nƣớc, nhằm giúp UBND cách mạng lâm thời thực hiện nhiệm vụ củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Cuối năm 1996, do yêu cầu nhiệm vụ xây dựng vào bảo vệ tổ chức trong giai đoạn mới, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã Quyết định tách tỉnh Hà
Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang để tái lập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, kể từ ngày 01/01/1997. Đến tháng 8/2002, Quốc hội khóa XI đã quyết định đổi tên Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thành Bộ Nội vụ. Để bảo đảm tính thống nhất về tên gọi từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, năm 2003 Ban Tổ chức chính quyền tỉnh đƣợc đổi tên thành Sở Nội vụ. Tháng 12/2004, Phòng Tổ chức - lao động thƣơng binh - xã hội các huyện, thị xã đƣợc đổi tên thành Phòng Nội vụ, từng bƣớc đƣợc củng cố, kiện toàn. Đội ngũ cán bộ, công chức của Sở và của ngành từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đƣợc bổ sung, tăng cƣờng cả về số lƣợng, chất lƣợng, tạo điều kiện thuận lợi để ngành tổ chức nhà nƣớc tỉnh tiếp tục tham mƣu giúp cấp ủy đảng và chính quyền các cấp triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.
Năm 2008, trong điều kiện cơ sở vật chất của ngành còn gặp nhiều khó khăn, lại tiếp nhận thêm Ban Thi đua - Khen thƣởng, Ban Tôn giáo theo nghị định của Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh nhƣng Sở Nội vụ đã khẩn trƣơng ổn định tổ chức bộ máy và duy trì hoạt động tốt và hoàn thành xauats sắc mọi chức năng, nhiệm vụ, đƣợc giao.
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh đƣợc quy định theo Quyết định số 125/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về nội vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nƣớc; cải cách hành chính; chính quyền địa phƣơng; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc, cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thƣ, lƣu trữ nhà nƣớc; tôn giáo; thi đua - khen thƣởng. Sở Nội vụ có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực đƣợc giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND tỉnh. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về công tác nội vụ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi phạm pháp
luật trên các lĩnh vực công tác đƣợc UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật. Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác đƣợc giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã. Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc theo các lĩnh vực công tác đƣợc giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung ƣơng và địa phƣơng khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc giao... Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ gốm: Ban giám đốc và các phòng chuyên môn, đƣn vị trực thuộc. Cụ thể xem hình 3.2:
Theo hình 3.2, cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ gồm: Ban Giám đốc: Có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc gồm: 07 phòng chuyên môn: Phòng Cán bộ Công chức, phòng Cải cách hành chính, phòng Tổ chức biên chế, phòng Tổ chức chính quyền, phòng Công tác Thanh niên, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở; 03 đơn vị trực thuộc Sở gồm: Ban Thi đua Khen thƣởng, Ban Tôn giáo, Chi cục Văn thƣ Lƣu trữ, trong Chi cục có Trung tâm Lƣu trữ lịch sử.
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ
Nguồn: Sở nội vụ Bắc Ninh
Chú thích: : Quan hệ cấp trên trực tiếp
Nhìn sơ đồ trên cho thấy, cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ khá gọn nhẹ. Giám đốc Sở là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về các lĩnh vực công tác đƣợc UBND tỉnh giao. Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhƣng có sự phối hợp lẫn nhau trong việc thực thi nhiệm vụ đƣợc giao.