Hạn chế trong quản lý tài chính nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính nội bộ của hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 88 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính

4.2.2. Hạn chế trong quản lý tài chính nội bộ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, quản lý tài chính nội bộ của KBBG còn một số hạn chế như sau:

Một là, Quyền tự chủ ở đơn vị và vai trò thủ trưởng đơn vị còn chưa rõ nét

Dữ liệu phỏng vấn các cán bộ quản lý và kế toán các KBNN cấp huyện năm 2015 ở bảng 4.22, chúng tôi thấy:

Về quy chế chi tiêu nội bộ: Quy chế chi tiêu nội bộ của KBNN vẫn phải căn

cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do Nhà nước, Bộ Tài chính ban hành; mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức quy định. Số liệu được hỏi ý kiến năm 2015 cho thấy 75% ý kiến cho rằng dựa vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định, 10 % ý kiến cho rằng việc thực thi quy chế chi tiêu nội bộ hoàn tồn chủ động, 15% ý kiến cho rằng có một phần chủ động. Trường hợp Quy chế

chi tiêu nội bộ xây dựng vượt chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ bị cơ quan quản lý cấp trên (Bộ Tài chính, Kiểm tốn Nhà nước) xuất toán và yêu cầu điều chỉnh lại cho phù hợp. Do đó đơn vị chưa hồn toàn chủ động trong việc thực thi quy chế chi tiêu nội bộ.

Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán các KBNN tỉnh Bắc Giang về tính tự chủ tài chính nội bộ

Diễn giải Tổng số Trong đó Số ý kiến Tỷ lệ (%) Cán bộ lãnh đạo Cán bộ kế toán Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Thực thi quy chế chi tiêu nội bộ 20 100 10 100 10 100

- Hoàn toàn chủ động 2 10 1 10 1 10

- Một phần 3 15 1 10 2 20

- Dựa vào chế độ, tiêu chuẩn, định

mức Nhà nước 15 75 8 80 7 70

2. Sử dụng kinh phí thu, chi nội bộ 20 100 10 100 10 100

- Theo qui chế nội bộ 1 5 0 0 1 10

- Theo qui chế nội bộ và không vượt

quá định mức quy định 13 65 6 60 7 70

- Theo quy định Nhà nước 6 30 4 40 2 20 3. Chứng từ, hóa đơn 20 100 10 100 10 100

- Có đầy đủ 13 65 6 60 7 70

- Một số chứng từ hóa đơn ngồi định

mức khốn 3 15 2 20 1 10

- Không cần 4 20 2 20 2 20

4 . Kinh phí tiết kiệm 20 100 10 100 10 100 - Bổ sung thu nhập cho CBCC không

hạn chế 3 15 1 10 2 20

- Bổ sung thu nhập cho CBCC có hạn

chế 17 85 9 90 8 80

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn (2015)

Về sử dụng kinh phí: KBBG được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính

hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Số liệu được hỏi ý kiến năm 2015 chiếm 65%

ý kiến, 5% ý kiến cho rằng theo quy chế nội bộ và theo quy định của Nhà nước chiếm 30% ý kiến. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng kinh phí tại KBBG. Hoạt động KBNN là hoạt động đặc thù, nhiều khoản chi rất cần thiết tuy nhiên lại khơng có chế độ, định mức để chi; trường hợp vận dụng chế độ, định mức để chi thì rất dễ bị cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tốn “tt cịi” do chế độ không quy định.

Về chế độ hóa đơn, chứng từ: Theo quy định thì khi thực hiện chi kinh

phí phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ chiếm 65% ý kiến, 20% ý kiến là không cần thiết để giảm khối lượng công việc, giảm thủ tục hành chính, KBBG có thể thực hiện khốn đối với một số nội dung chi khác của đơn vị (cước phí điện thoại cơng vụ, văn phịng phẩm, xăng dầu…) có 15% ý kiến cho rằng một số chứng từ, hóa đơn ngồi mức khốn khi thực hiện khoán các nội dung này vẫn phải tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Thực hiện quy định này sẽ rất khó cho việc thanh tốn các nội dung có thể giao khốn nêu trên.

Về kinh phí tiết kiệm: cơ chế tài chính của KBNN quy định sử dụng kinh phí

tiết kiệm được sử dụng cho nội dung: Bổ sung thu nhập cho CBCC tối đa 0,2 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định chiếm 85% ý kiến, trường hợp đơn vị có tiết kiệm chi cao cũng khơng được phép chi thêm. Qua số liệu được hỏi ý kiến năm 2015, có 15% ý kiến cho rằng trường hợp đơn vị tiết kiệm được thì nên chi bổ sung thu nhập cho CBCC là không hạn chế. Việc khống chế mức bổ sung thu nhập tối đa như vậy thực tế đã hạn chế quyền tự chủ của đơn vị.

Với các điểm nêu trên, Thủ trưởng các đơn vị KBNN mặc dù được giao quyền tự chủ nhưng cũng không thể phê duyệt, quyết định các nội dung, mức chi vượt quy định hiện hành, khó có thể quyết định khốn các nội dung chi hoạt động thường xuyên ngoài quy định của Nhà nước, kể cả từ nguồn kinh phí tiết kiệm được. Điều này có thể gây bị động trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của KBNN.

Hai là, Cơng tác lập, phân bổ dự tốn hàng năm chưa sát với thực tế

Cơng tác lập dự tốn chi hàng năm chưa sát với thực tế triển khai nhiệm vụ, chưa căn cứ vào từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Thơng qua dữ liệu thăm dị ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán các đơn vị năm 2015 được tổng hợp ở bảng 4.23 cho thấy, có là 60% ý kiến cho rằng cơng tác dự tốn thu, chi chưa sát với

thực tế, còn 15% ý kiến cho rằng dự tốn thu, chi khơng biết có sát với thực tế hay khơng. Trên thực tế, chúng tơi thấy dự tốn thu, chi của các đơn vị đều dựa vào 9 tháng của đầu năm trước là chủ yếu, chưa dựa vào nhiệm vụ được giao và chưa có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo KBNN các huyện.

Bảng 4.23. Tổng hợp ý kiến của cán bộ lãnh đạo và kế toán của KBNN tỉnh Bắc Giang về các hạn chế trong quản lý tài chính nội bộ

Diễn giải Tổng số Trong đó Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Cán bộ lãnh đạo Cán bộ kế toán Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Dự toán thu - chi 20 100 10 100 10 100

- Đã sát với thực tế 5 25 2 20 3 30

- Chưa sát 12 60 7 70 5 50

- Không biết 3 15 1 10 2 20

2. Căn cứ lập dự toán 20 100 10 100 10 100

- Có căn cứ kế hoạch 13 65 8 80 5 50

- Theo kinh nghiệm 5 25 1 10 4 40

- Chưa có căn cứ 2 10 1 10 1 10

3. Định mức thu, chi 20 100 10 100 10 100

- Phù hợp 7 35 4 40 3 30

- Chưa phù hợp 10 50 5 50 5 50

- Không biết 3 15 1 10 2 20

4. Quyết tốn kinh phí 20 100 10 100 10 100

- Đúng thời gian 10 50 6 60 4 40

- Chưa đúng 9 45 4 40 5 50

- Không biết 1 5 0 0 1 10

5. Nội dung quyết toán 20 100 10 100 10 100

- Đúng quy định 9 45 5 50 4 40

- Chưa đúng quy định 10 50 5 50 5 50

- Không biết 1 5 0 0 1 10

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn (2015)

Định mức phân bổ kinh phí chưa thực sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thơng qua dữ liệu thăm dị ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán các đơn vị năm 2015 được tổng hợp ở bảng 4.23 cho

thấy, có 50% ý kiến cho rằng định mức thu, chi chưa phù hợp, còn 15% ý kiến cho rằng định mức thu, chi khơng biết có phù hợp hay khơng. Trên thực tế, dự toán được lập chưa sát với thực tế dẫn đến tình trạng phải bổ sung dự tốn nhiều lần trong năm, gây khó khăn cho cơng tác quản lý.

Ba là, Chấp hành và quyết tốn kinh phí: Thơng qua dữ liệu ở thăm dị ý

kiến ở bảng 4.23 cho thấy, có 50% ý kiến cho rằng quyết tốn kinh phí đúng thời gian, 45% ý kiến cho rằng chưa đúng thời gian, cịn 5% ý kiến khơng biết đúng hay không.

Trên thực tế, chúng tôi thấy, chế độ quy định đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới thời gian thực hiện ngắn (chỉ từ 1-2 ngày/KBNN) và số lượng cán bộ hạn chế nên cơng tác xét duyệt quyết tốn của KBNN cấp trên cịn mang tính chất kiểm tra tài chính đơn thuần, xem xét kinh phí được giao trong năm của đơn vị sử dụng còn bao nhiêu; các nội dung, khoản chi có chấp hành theo các chính sách, chế độ, định mức quy định hay không… mà chưa thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với chất lượng, khối lượng công việc và mức độ hồn thành, đã ảnh hưởng đến chất lượng của cơng tác xét duyệt quyết toán, chưa đáp ứng đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý. Mặt khác, khi thực hiện xét duyệt và ra thơng báo xét duyệt quyết tốn cho KBNN cấp dưới, KBNN cấp trên phải đồng chịu trách nhiệm đối với các nội dung, khoản chi đã thực hiện trong năm của đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí, dẫn tới ý thức trách nhiệm về quyết định chi tiêu của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí khơng cao và tồn tại tư tưởng việc quyết định chi tiêu chưa căn cứ theo đúng chế độ, định mức do các khoản chi trong năm của đơn vị sẽ được cơ quan quản lý cấp trên xem xét trong q trình kiểm tra, xét duyệt quyết tốn năm đối với đơn vị.

Chất lượng báo cáo quyết tốn hàng năm của các KBNN cịn thấp, chủ yếu đảm bảo số lượng biểu mẫu, các nội dung thuyết minh quyết tốn cịn sơ sài, dữ liệu thăm dị ý kiến (bảng 4.23) cho thấy, có 45% ý kiến cho rằng nội dung quyết toán đã đúng quy định, 50% ý kiến cho rằng chưa đúng quy định, còn 5% ý kiến cho rằng khơng biết có đúng quy định hay không. Trên thực tế, chúng tôi thấy do chất lượng, nội dung báo cáo chưa phản ánh và đánh giá đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng kinh phí, khối lượng và chất lượng các cơng việc, nhiệm vụ triển khai trong năm của đơn vị.

Bốn là, Hạn chế năng lực cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính của KBNN tỉnh

Bắc Giang. Việc phổ biến cơng tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và triển khai thực hiện đến CBCC tồn hệ thống KBBG cịn có hạn chế, đặc biệt là ở cấp huyện. Trong hệ thống KBBG với 9 KBNN huyện trực thuộc và 1 Văn phòng KB tỉnh, số lượng CBCC làm việc tại các KBNN huyện chiếm tỷ lệ lớn, với số lượng đông đảo như vậy, đây là đối tượng quyết định chất lượng của việc thực hiện cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, do trình độ cán bộ ở cấp này còn nhiều hạn chế, chưa nhận thức được đầy đủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc thực hiện tự chủ tài chính.

Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến của cán bộ lãnh đạo và kế toán của KBNN tỉnh Bắc Giang về năng lực cán bộ quản lý tài chính nội bộ

Diễn giải Tổng số Trong đó Số lượng kiến) Tỷ lệ (%) Cán bộ lãnh đạo Cán bộ kế toán Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Hiểu biết tự chủ tài chính 20 100 10 100 10 100

- Tốt 8 40 3 30 5 50

- Trung bình 10 50 6 60 4 40

- Chưa tốt 2 10 1 10 1 10

2. Kỹ năng tính tốn lập dự

toán, quyết toán 20 100 10 100 10 100

- Tốt 3 15 2 20 1 10

- Trung bình 10 50 5 50 5 50

- Kém 7 35 3 30 4 40

3. Phân tích báo cáo tài chính 20 100 10 100 10 100

- Tốt 5 25 1 10 4 40 - Trung bình 10 50 7 70 3 30 - Kém 5 25 2 20 3 30 4. Sử dụng tin học 20 100 10 100 10 90 - Tốt 11 55 4 40 7 70 - Trung bình 6 30 4 40 2 20 - Kém 3 15 2 20 1 10 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn (2015)

Dữ liệu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán KBNN cấp huyện ở bảng 4.24 cho thấy có 40% ý kiến hiểu biết về tự chủ tài chính, 50 % ý kiến là hiểu biết trung bình và 10% ý kiến là hiểu biết chưa tốt. Do vậy việc triển khai thực hiện tự chủ về tài chính đối với KBNN cấp huyện chưa được thực hiện tốt như mong muốn.

Một vấn đề nữa là tại KBNN quận, huyện, cán bộ làm công tác quản lý tài chính là cán bộ kiêm nhiệm (cán bộ làm công tác nghiệp vụ kiêm quản lý tài chính nội bộ), thậm chí Kế tốn trưởng nghiệp vụ kiêm nhiệm cả nhiệm vụ Kế tốn trưởng nội bộ do vậy khơng thể đầu tư nhiều thời gian cho công tác quản lý tài chính tại đơn vị; cơng tác kiểm tra, giám sát và cơng khai sử dụng ngân sách, tài chính chưa được thực hiện thường xuyên, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu địi hỏi của nhiệm vụ chun mơn. Trong khi đó với quy mơ ngân sách, số lượng, giá trị tài sản được giao quản lý và sử dụng rất lớn thì u cầu cơng tác quản lý càng chặt chẽ và phải được nâng cao, nên đã làm giảm hiệu quả quản lý.

Năm là, Hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác

quản lý tài chính. Ứng dụng cơng nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo quyết toán hằng năm của từng đơn vị KBNN, chưa khai thác có hiệu quả chương trình phần mềm quản lý tài chính (KTNB) phục vụ cho cơng tác quản lý và điều hành của các cấp lãnh đạo KBNN trong các thời điểm, dự liệu tham dò ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán KBNN cấp huyện ở bảng 4.24 cho thấy, có 25% ý kiến cho rằng việc phân tích báo cáo tài chính trong chương trình Kế tốn nội bộ là tốt, 50 % ý kiến là trung bình, 25% ý kiến là kém. Trên thực tế, chúng tơi thấy trình độ sử dụng tin học cịn hạn chế dẫn đến việc tính tốn lập dự tốn, quyết tốn cịn chưa đạt hiệu quả, căn cứ dữ liệu thăm dò ý kiến cho thấy, 15% ý kiến cho rằng kỹ năng tính tốn lập dự tốn, quyết tốn tốt, 50% ý kiến là trung bình, 35% ý kiến là yếu kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính nội bộ của hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 88 - 94)