Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính nội bộ của hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 94 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính

4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính nội bộ

4.2.3.1. Các yếu tố chủ quan

a. Vai trò của thủ trưởng các đơn vị

Thủ trưởng các đơn vị là người tổ chức, điều hành thực hiện quản lý tài chính nội bộ nên có vai trị và trách nhiệm rất quan trọng. Đơn vị nào Thủ trưởng quan tâm tới các nhiệm vụ, cơng việc...thì quản lý tài chính nội bộ nề nếp và hồn thành tốt các công việc. Thực tế ở hệ thống KBNN tỉnh Bắc Giang chúng tôi thấy:

- Một số lãnh đạo KBNN các cấp chưa quan tâm đúng mức đến việc khai

thác thơng tin trong chương trình phần mềm quản lý tài chính (KTNB) phục vụ quản lý và điều hành tại đơn vị, đặc biệt là trong điều kiện nguồn thu từ hoạt động nghiệp vụ của KBNN là nguồn thu chủ yếu đảm bảo hoạt động.

- Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi tiêu tại các đơn vị KBNN trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính cịn chậm, các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, hội nghị còn thiếu kiên quyết, tổ chức giao khốn văn phịng phẩm còn chậm. Trong giai đoạn tới, để triển khai tốt hơn nữa, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa trong việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động, KBNN cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể để cơ chế quản lý tài chính đi sâu hơn vào ý thức của CBCC.

- Công tác xây dựng dự toán chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm đúng mức, chưa thật sự gắn với nhiệm vụ, cơng việc được giao; mặt khác, việc bố trí cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính tại một số đơn vị còn chưa được chú trọng, nhiều KBNN cịn bố trí cán bộ kém năng lực, trình độ làm cơng tác quản lý tài chính do vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng dự tốn và quyết tốn kinh phí.

- Định mức phân bổ dự tốn chi chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế và tính tốn đầy đủ các yếu tố liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác lập dự tốn của đơn vị cũng như chất lượng cơng tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị quản lý cấp trên.

- Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên (Bộ Tài chính) chưa có hướng dẫn cụ thể việc xây dựng các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (KBNN), trên cơ sở đó là căn cứ để đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị.

- Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép KBNN thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Lãnh đạo KBNN tỉnh đã chỉ đạo sát sao các đơn vị để triển khai thực hiện, tuy nhiên ở các KBNN cấp huyện, do chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung của chủ trương tự chủ về tài chính nên một số CBCC cịn chưa có ý thức tiết kiệm kinh phí, một số lãnh đạo KBNN cấp huyện còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý tài chính nội bộ dẫn đến hiệu quả của cơ chế tại đơn vị còn chưa cao.

b. Các hoạt động nghiệp vụ được giao

Các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn được giao, kèm theo các nguồn thu ở các đơn vị KBNN Bắc Giang có khác nhau nên có các ảnh hưởng đến nguồn thu, chi tài chính nội bộ. KBNN các huyện thường ít hoạt động nghiệp vụ chuyên môn hơn Văn phòng KBNN tỉnh, giữa các KBNN cấp huyện cũng có sự chấp hành về vác hoạt động nghiệp vụ chuyên môn như nghiệp vụ ứng vốn Kho bạc Nhà nước được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước các huyện không được phép thực hiện tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước.

Việc quyết tốn kinh phí hoạt động hàng năm của từng đơn vị KBNN huyện còn chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Một số đơn vị KBNN huyện chỉ quan tâm đến mức kinh phí được giao thực hiện tự chủ mà chưa quan tâm đến việc đổi mới quy trình xử lý, giải quyết cơng việc; tổ chức sắp xếp lại lực lượng lao động... để nâng cao hiệu quả công tác và kinh phí được giao.

c. Hệ thống giám sát nội bộ

Hệ thống giám sát nội bộ nhằm phát hiện ngăn ngừa kịp thời những hành vi gian lận, tham ơ lãng phí, vi phạm nguyên tắc chế độ địi hỏi cần thiết phải tiến hành cơng tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, một số KBNN trực thuộc KBBG trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuân thủ chưa nghiêm các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính nhưng Giám đốc KBNN tỉnh chưa kịp thời ban hành văn bản chấn chỉnh, chỉ đạo các đơn vị khắc phục các tồn tại, sai sót, vì vậy đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra.

4.2.3.2. Các yếu tố khách quan

a. Cơ chế chính sách

Việc ban hành cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ tài chính đối với hệ thống KBNN cịn chậm, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với hoạt động đặc thù của KBNN, do vậy KBNN thực hiện tự chủ nhưng nhiều cơ chế, chính sách vẫn phải áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ như đối với đơn vị chưa thực hiện tự chủ. Mặt khác các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động nghiệp vụ của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được ban hành, chưa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp nên các KBNN cũng như KBNN Trung ương lúng túng, khơng có căn cứ để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

b. Sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang * Các ngành kinh tế

Bắc Giang là tỉnh miền núi, diện tích đất tự nhiên là 3.849 km2; tiếp giáp với 06 tỉnh, thành phố: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh và Hà Nội; nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng. Tỉnh có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao; có 230 xã, phường, thị trấn. Dân số hiện nay gần 1,6 triệu người, trong đó có khoảng 12% là đồng bào dân tộc ít người, hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, gần 65% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các ngành kinh tế tại tỉnh Bắc Giang là phát triển kinh tế ba ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ.

* Tăng trưởng kinh tế

Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XVII nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tới là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, tranh thủ cao độ các nguồn lực của bên ngoài, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân trên đầu người tăng hơn so với những năm 2013-2014; tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất hàng hố nơng nghiệp; mở rộng các loại hình dịch vụ; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đạt và vượt kế hoạch, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Số liệu bảng 4.25 cho thấy, kinh tế của tỉnh có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế trong giai đoạn 2013-2015, về giá trị sản xuất tốc độ phát triển bình quân là 25.72%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng là 6.9%; cơ cấu giá trị sản xuất tăng 8.30%, trong đó giá trị ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình qn 62.70%; cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 4.23%; thương mại dịch vụ tăng bình quân là 0.62%. Thu nhập bình quân tăng 15.47%.

Bảng 4.25. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang

Diễn giải ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐP TBQ (%/ năm) 1. Giá trị sản xuất tỷ đồng 112,994 166,585 178,599 125,72 2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất % 8,4 9,2 9,6 106,90 3. Cơ cấu giá trị sản xuất % 24 26 28 108,30

- Nông lâm nghiệp % 1,7 5,7 4,5 162,70

- Công nghiệp và tiểu thủ CN % 13,9 13,0 15,1 104,23 - Dịch vụ và thương mại % 8,1 7,3 8,2 100,62 4. Thu nhập bình quân/người/năm trđ/ng 27,0 34,0 36,0 115,47 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2013-2015)

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nơng lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất tăng và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đã tăng lên tương ứng. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng từ 1.7% năm 2013 lên 4.5% năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản của tỉnh Bắc Giang tăng khá, do tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi phát triển ngành nơng lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của tỉnh trong những năm qua luôn giữ ở mức ổn định và tăng nhẹ từ 8.1% năm 2013 đến 8.2% năm 2015 trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.

c. Chủ trương đổi mới quản lý tài chính của Đảng và Chính phủ

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân

Hoàn thiện thể chế về cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đối với các đơn vị sự nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số người làm việc cho các đơn vị sự nghiệp; Đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ viên chức phải bảo

đảm tính kế thừa và phát triển, thích ứng với việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính nội bộ của hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 94 - 99)